Đảng Cần Lao và Công giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cần lao nhân vị với vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị miền nam (1955 1963) (Trang 78 - 80)

Trong ba gương mặt của quyền lực tuyệt đối ở miền Nam Việt Nam trước 1963, có lẽ Công giáo để lại một ấn tượng mờ nhạt hơn so với một chính quyền lộn xộn xáo trộn và một Đảng Cần lao mật vụ bắt bớ. Có sự thể ấy là vì, trước hết, con người ta thường bị ám ảnh bởi sự an nguy của bản thân mình hơn là những bức bối chính trị khi có khi không trong một đời sống mới nhộn nhịp và sầm uất. Thứ nữa, trong chính lực lượng Công giáo miền Nam bấy giờ, những người giữ gìn nhân cách và bất hợp tác với quyền lực tuyệt đối hãy còn nhiều. Thậm chí, sự chỉ trích Công giáo đã đi một đường vòng sang một sự bất bình dành cho những người Công giáo miền Bắc. Thêm vào đó, sau 1963, dù thuật ngữ “Cần Lao Công giáo” mới bắt đầu loang ra trong đầu óc nhân dân, thì cả những nhân chứng chế độ lẫn những nhà nghiên cứu đều hoài tưởng lại những dấu ấn cay đắng nhất của chế độ là chính phủ độc tài, chế độ gia đình trị, nhà giam Chín Hầm…; và sự lớn mạnh cùng uy tín đương nhiên của Công giáo lúc đó góp phần hạn chế những mũi dùi nhằm vào Công giáo.

Thực sự, liệu Công giáo có đáng để trở thành một đối tượng để từ đó phê phán hay không cũng không thể bác bỏ sự thật rằng Công giáo đã trở thành một trong những trụ đỡ chế độ, và luôn đóng vai trò là một lực lượng ảnh hưởng đến một phần tư duy chính trị lẫn uy tín chính trị của cả lãnh tụ chế độ lẫn bản thân chế độ bấy giờ. Dù sao cũng thật đáng buồn cho Công giáo, khi một phần nó đã tưởng như có thể thông qua chế độ Diệm phục hồi một sự gắn kết với dân tộc, không ngờ cuối cùng lại mang theo những hố ngăn sâu sắc hơn với dân tộc qua nẻo đường chính trị. Ở đây, khi nói đến Công giáo, thì Công giáo được gọi tên với tư cách một lực lượng chính trị hơn là một số có đức lý và tín tâm thuần túy phi chính trị.

Thật đáng ngạc nhiên rằng, trong lịch sử chính trị hiện đại Việt Nam lại có thể bắt gặp sớm một hình thức phối trí quyền lực đan xen giữa cùng lúc cả ba lực lượng tinh hoa: (i) chính quyền hay tinh hoa nhà nước, (ii) Đảng chính trị hay tinh hoa lợi ích nhóm phái và (iii)Tôn giáo, hay tinh hoa tăng lữ. Như đã nói ở phần trước, một nhân sự trong bộ máy cai trị bắt buộc phải nhận thêm những tư cách mới ở (ii) và (iii) cũng như gia nhập sâu hơn vào các nhóm tinh hoa (ii) và (iii) để gia tăng uy tín chính trị và củng cố địa vị chính trị của mình. Điểm cần lưu ý ở đây là, trong khi một cá nhân chính trị phải đi tìm tư cách chính trị của mình thông qua việc gia nhập các lực lượng tinh hoa đó, thì một cơ chế vận hành riêng biệt giữa các hệ thống tinh hoa đó vẫn tồn tại. Sự không ăn khớp, đúng hơn là sự không đồng bộ hay sự tách biệt trong việc vận hành và duy trì tự bản thân các hệ thống tinh hoa đã cho thấy rằng một khi có sự lạm dụng quyền lực tuyệt đối của bất kì hệ thống tinh hòa nào trên hai hệ thống kia, thì tình trạng rối loạn quyền lực có thể kích phát những lực lượng bị áp chế sẵn trong xã hội nổi lên đấu tranh. Công giáo, dưới sự dẫn dắt của Tông giám mục Ngô Đình Thục, quả thực đã gây ra một tình

trạng hỗn loạn tinh hoa đô thị như thế vào những tháng năm cuối của chế độ.

Nhưng ít nhất, vào buổi ban đầu của chế độ, một sự tách rời giữa chính quyền, Đảng phái và Tôn giáo đã từng làm chỗ dựa “chính nghĩa” cho sự tồn tại của chế độ Diệm, từ đó hứa hẹn một chế độ dân chủ tiến bộ, khiến những thành phần trí tuệ tinh hoa bấy giờ đồng lòng ủng hộ Diệm vượt qua khó khăn. Như đã nói, chính vào giai đoạn khó khăn khi Ngô Đình Diệm đối mặt với các lực lượng quân sự - tôn giáo khác, tháng 10-1954, Phong Trào Cách mạng Quốc gia dưới sự tổ chức âm thầm của Đảng Cần lao Nhân vị ra đời, mà nòng cốt là giới công chức và nhân viên chính quyền Sài Gòn. Tổ chức này nhanh chóng phát triển trong bộ máy quan liêu, quân đôi, đô thị, nông thôn, rồi mở rộng ra thành các Liên đoàn như Liên Đoàn Phụ nữ, Liên đoàn Thanh niên…. Phong Trào này đại diện cho giai đoạn quyền lực tuyệt đối hãy còn hợp nhất, trong đó Đảng Cần Lao và Công giáo đều chỉ là những phương tiện củng cố quyền lực mới lên của Ngô Đình Diệm: tổ chức có tính chính trị trực tiếp đầu tiên của Công giáo bấy giờ là Tập Đoàn Công dân Tôn giáo chỉ là một thành viên trong Phong trào Cách Mạng Quốc gia, đúng như tuyên ngôn thành lập của nó: “đoàn kết chặt chẽ tất cả các phần tử Quốc gia thành một khối duy nhất để: một là tranh đấu thống nhất lãnh thổ. Hai là phục hồi toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Ba là thực hiện một cuộc Cách mạng toàn vẹn ngõ hầu xây dựng trên nền tảng căn bản “công bằng xã hội tự do con người” một chế độ dân chủ chân chính”1. Thật vậy, dù cho cái lý tưởng một xã hội dân chủ công bằng có thể chỉ là cơn mơ nhất thời buổi đầu của những chế độ độc tài quyền lực, thì dấu ấn của một nỗ lực thống nhất mọi quyền lực quốc gia vào quyền lực tuyệt đối là rất rõ ràng, và biểu hiện tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cần lao nhân vị với vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị miền nam (1955 1963) (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)