“Cần Lao hóa Quân đội”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cần lao nhân vị với vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị miền nam (1955 1963) (Trang 67 - 78)

Tiêu chí Tôn giáo với vấn đề nhân sự trong hệ thống chính trị

Sau khi đánh bại những lực lược quân sự đại diện cho các lực lượng tư tưởng, thì nhu cầu bậc nhất của chính quyền Diệm là tìm ra một lực lượng tư tưởng đại diện cho các lực lượng quân sự. Vì hơn đâu hết, quân đội, một trong những thành tố chính yếu đóng vai trò công cụ bạo lực và công cụ bảo vệ nhà nước, cần có một phương hướng chính trị rõ ràng về nhiệm vụ và vai trò chính trị của mình. Càng ở mức tập trung cao về quyền lực, và càng ở mức độc tài cao về quyền lực, thì nhu cầu cải tạo và cấu thành tư tưởng chính trị cho lực lượng quân sự là hết sức cần thiết. Đặc biệt, ngay cả khi nhiệm vụ tối đơn giản của quân đội chỉ là bảo vệ nhà nước (tổ chức chính trị tối cao) hơn là bảo vệ một lực lượng chính trị dù là tối cao, thì cũng dễ thấy rằng thực ra nhà nước ấy đại diện cho một loạt những nguyên tắc giao dịch về lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội. Nhưng sự tình sẽ trở nên phức tạp hơn vào những giai đoạn chuyển giao chế độ và chính quyền: bởi tính chất lợi ích giai tầng của quân đội bao giờ cũng khắc sâu vào truyền thống và phương thức hành động đối với những biến cố chính trị mà nó gặp phải. Mỗi lực lượng quân đội được đào tạo chính trị theo những lợi ích nào, biểu hiện thành những tư tưởng chính trị thế nào, đều sẽ hành xử như một thói quen chính trị mỗi khi có cơ hội phát tác hành vi chính trị của mình, dĩ nhiên có sự kiềm chế và thay đổi nhất định tùy theo bối cảnh mà nó đương đầu. Những lực lượng quân sự đã quen với một chế độ chính trị bao giờ cũng có phản ứng bất đồng và bảo thủ trước chế độ mới, ít nhất vì chế độ mới luôn mưu toan

thiết lập một nền quân sự mới, đi kèm với nhân sự mới và những nỗ lực tái phân chia ảnh hưởng lẫn quyền lực mà giới quân sự có được.

Đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Diệm, sau chiến thắng cuối cùng giúp giải tán lực lượng Hòa Hảo vào giữa năm 1956, chính phủ mới có trong tay một lực lượng Quân đội Quốc gia hỗn hợp bởi hai thành phần: (a) một phần lớn là lực lượng Quân đội Quốc gia từ thời Pháp để lại; (b) phần nữa là lực lượng ủng hộ Diệm hoặc mới được thiết lập phục vụ cho thời chiến. Lực lượng (a) có một thái độ trung lập và hoài nghi với Diệm ngay từ những ngày khói lửa 1955-1956, nhưng đến 1956 căn bản đã chấp nhận quyền lực của chính quyền mới. Lực lượng (b) là lực lượng sĩ quan mới, tốt nghiệp trường Võ bị Liên quân vào khoảng thời gian bắt đầu xảy ra những đứt gãy quyền lực và xáo trộn chế độ cũ, do đó họ cũng sẽ trở thành những nhân vật quan trọng trong chế độ mới [36]. Song Quân đội Quốc gia không chỉ đối mặt với một nhà nước và thực hiện nghĩa vụ của quân đội, nó còn đang đối diện với một quyền

lực tuyệt đối muốn hội nhập vào trong đó mọi lực lượng chính trị - xã hội.

Về phía chính quyền mới, đối diện với quân đội vốn không phải lực lượng từ ban đầu do chế độ tạo ra, mà là một quân đội có tính được thừa hưởng, được đào tạo từ trung tâm quân sự do Pháp lập, chỉ có hai lựa chọn: (1) giải thể quân lực cũ thành lập quân lực mới; (2) thay thế lãnh đạo quân đội bằng những nhân vật mới do chế độ tuyển chọn nhằm thiết lập một hệ thống những lãnh đạo quân sự. Đối với tình hình chính trị miền Nam lúc đó, giải pháp (2) thực sự hữu hiệu hơn, nó tiết kiệm chi phí xã hội – chính trị để lập ra một bộ máy mới hoàn toàn, vốn chỉ là biện pháp dành cho cách mạng. Thực ra, ngay từ 1955, Ngô Đình Nhu đã có ý định lựa chọn giải pháp (2): (a) về lãnh đạo chính quyền: tìm cách sa thải những công chức cũ vì tham ô, nhũng lạm, lạc hậu, thối nát. Chính quyền

hóa 70% cán bộ của Đảng ra chấp chính; (b) về công tác đảng đoàn: vì cần sự có mặt của Đảng trong cơ quan hay hội đoàn chính quyền, Ban Chấp hành chỉ định một số đồng chí vào nắm vững vai trò lãnh đạo của

Đảng. Lái chính quyền thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng.

Bỏ qua một triệu chứng phân ly giữa chính quyền và Đảng Cần Lao, mà về sau sẽ còn biểu hiện thành sự phân ly và đan xen giữa Công giáo, Đảng Cần lao và chính quyền, phương hướng chính trị 1955 cùng “đề cương quyền lực” 1956 đi với sự khai sinh một chính quyền mới, do đó thật thuận lợi để tổ chức phương thức vận hành quyền lực mới, đã cho phép Ngô Đình Nhu và Đảng Cần Lao bước vào một giai đoạn mới, Cần

lao hóa lực lượng quân đội, ngay từ 1956, với sự ra đời của Sở nghiên

cứu chính trị xã hội (Service des Etudes Politiques et Sociales). Sở này

thực chất là một cơ quan nối dài những hoạt động của kỳ bộ Bắc việt của Đảng Cần Lao, nhưng phát triển hơn vào hoạt động tình báo. Phòng V của Sở thực hiện nhiệm vụ của Sở, đồng thời cũng là phòng V của Đảng Cần Lao Nhân vị, nơi chỉ đạo đầu mối liên lạc của các tổ chức chính trị của Đảng: các Nghị sĩ Quốc hội; các đoàn thể; Hiệp hội thân chế độ đều phát sinh nơi đây; các Tỉnh bộ Cần Lao chìm ở các tỉnh đều phải qua đây. Cán bộ của Phòng đều là người được tuyển chọn từ các cơ quan khác đưa về, không sử dụng nhân viên chính thức của Sở Nghiên cứu Chính trị và Xã hội.

Nhưng hoạt động của Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội không quan trọng bằng sự mở đầu một cơ chế hoạt động chính trị ngầm từ nó: Sở đứng trên mọi quy định pháp luật và nằm bên trên tất cả các cơ quan mật vụ. Sự thất sủng của cơ quan này sau 1960, dù có thể lý giải bằng nhiều nguyên nhân, nhưng lại đi liền với sự lên cao của những cơ quan tương đồng đầy quyền lực theo cùng một quy cách. Nhìn vào sự ra đời của những cơ quan này, có thể thấy một nghịch lý được soạn sẵn trong Hiến

pháp 1956: nếu tồn tại một quyền lực tuyệt đối có thể thao túng cả luật pháp và hiến pháp như quyền lực Tổng thống, thì quyền lực này có xu hướng tự hiện thực hóa thành những cơ quan hay tổ chức phụ cận Tổng thống có thể vượt ra ngoài kiểm soát của luật pháp, cũng là của các cơ quan hành pháp và tư pháp.

Thật vậy, sau Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội, một “lực lượng” mới cũng hình thành, Đoàn Công tác đặc biệt miền Trung, một cơ quan tình báo phản gián của Ngô Đình Cẩn do Dương Văn Hiếu và Nguyễn Tư Thái chỉ huy, với một chủ đích rõ ràng: cải tạo và sử dụng cán bộ cựu kháng chiến . Quyền lực có tính tự trị, đúng hơn, quyền lực bất trị của

Đoàn Công tác đặc biệt miền Trung, vốn là một hình thức mô phỏng Sở

nghiên cứu chính trị xã hội. Cuộc thay máu các chỉ huy quân sự có lẽ

diễn ra đặc biệt mạnh từ Đoàn Công tác này, nó cũng là lý do về sau ta sẽ thấy cuộc binh biến 1960 sẽ đến từ những tỉnh miền Trung. Đỗ Mậu ghi chép lại những tên tuổi của cuộc thay máu này:“Lần ra Huế đó, mặc dù được ông Cố vấn miền Trung Ngô Đình Cẩn ân cần tiếp đón và tỏ ý ve vãn nhưng lòng tôi vừa buồn rầu vừa lo lắng, vì đằng sau cái huênh hoang trơ trẽn và cái oai quyền hống hách đó là một bức tranh ảm đạm của chế độ đang càng hiện rõ tại miền Trung. Những đồng chí cũ của tôi, những bạn bè cũ của tôi, những cán bộ và chiến hữu đã từng

vào tù ra khám, hy sinh gian khổ cho ông Diệm và cho tổ chức ngày xưa, chỉ chưa đầy ba năm mà đã vắng bóng biệt tích, kẻ thì bị hạ tầng công tác đổi ra nước ngoài như hai ông Nguyễn Đôn Duyến và Trần Văn Hướng, kẻ thì “cởi áo từ quan” về đi buôn như ông Võ Như Nguyện, kẻ thì bị mất chức như các ông Nguyễn Chữ và Võ Thu Tịnh, kẻ thì trốn Huế vào Nam như ông Nguyễn Vinh, kẻ thì xa lánh chế độ như cụ Trương Văn Huế, kẻ thì bị chế độ giam giữ như ông Trần Điền... Những người đó, ngày xưa, đã từng cùng với tôi tạo ra bức thành đồng để che chở cho ông Diệm lúc

khốn cùng, đã từng cùng với tôi khắng khít làm thành những cơ phận kiên trì cho chiếc xe tổ chức của ông Diệm trong những giờ phút gian truân nguy hiểm mà bây giờ cảnh cũ còn đó người xưa đâu còn. Bây giờ chỉ còn lại những Vưu Hồn, Bí Trọng khét tiếng như Hoát, Đông, Phong,

Hiếu (ở Công An), như Đặng Sĩ ở quân đoàn I, quận Trợ, quận Thái, như tỉnh trưởng Nguyễn Văn Tất, Nguyễn Đình Cẩn, Nguyễn Văn Đông... toàn là loại “đeo thánh giá mà chà đạp giáo điều Kitô [29] (in đậm do

tôi nhấn mạnh).

Dấu ấn của những thành viên chính trị mới mang theo tư cách Đảng viên Cần Lao, Tín đồ Công giáo hằn một dấu ấn cực kì sâu sắc trong Đỗ Mậu, đại diện cho lực lượng quân sự cũ vào thời “lập quốc” của Ngô Đình Diệm. Cũng bằng chính phương thức tận dụng quyền lực bất trị đó, một tình trạng xáo trộn chính trị ra đời: quyền lực của các lãnh tụ Đảng Cần lao có tính cách quyền lực của nhà nước, hay của chính quyền. Nói cách khác, giờ đây, vị trí cao trong Đảng Cần Lao đồng nghĩa với một vị trí cao trong chính quyền. Với một chính quyền đơn thuần, thì sự thể ấy dù gây nên xáo trộn nhưng có thể chấp nhận được. Song đối với quân đội, thì sự chênh lệch cấp bậc và kinh nghiệm chiến đấu lại trở thành một nỗi bất bình đối với các quân nhân. Nỗi bất bình ấy có tính chất tôn ti, nhưng bản chất thật sự là tinh thần phản kháng sự phân chia lại quyền lực trong giới quân sự, vốn bao giờ cũng đặc nét bảo thủ:“Về

Quân đội, một sai lầm khác của chế độ Miền Nam là đã đem đảng Cần Lao vào Quân Đội... Khi một cấp ủy Hạ sĩ quan Đảng ủy trong

đơn vị chỉ đạo cấp Tá thì quân đội tất bị xáo trộn, mất tôn thống quân

giai. Hơn nữa, đảng chỉ là đảng chính quyền nên đảng trở thành nấc thang công danh cho một số thành phần cơ hội.Từ đầu năm 1957, đã có bất mãn trong quân đội, một phần lớn do sự hiện diện của đảng Cần

nghiệm trong quân đội... . Tuy nhiên, một số sĩ quan, nhất là cấp Tá muốn tiến thân đã vào đảng tạo nên tình trạng kéo bè kéo cánh trong quân đội, kết quả lại thành thứ “gian nhân hiệp đảng” dưới thời Nguyễn Văn Châu làm Giám Đốc Tâm Lý Chiến, cấp Trung Tá làm Quân Ủy Trưởng (sau 1963, Châu theo Cộng Sản hoạt động trong Hội Việt Kiều yêu nước ở Paris)... . Đảng chỉ còn là thứ đảng “lên lon”. Thật vậy, nhờ ở trong đảng và biết luồn cúi tâng bốc nên một Thái Quang Hoàng đầu năm

1954 là Đại úy, năm 1956 đã là Thiếu tướng, năm 1958, Trung tướng. Lê Quang Tung xuất thân khóa 4 Thủ Đức, đầu năm 1963 đã lên Đại tá, 8 năm lên 6 cấp... Trần Ngọc Tám, đầu năm 1954 là Đại úy, đầu năm 1958 đã là Thiếu tướng chỉ nhờ có chân trong đảng và là con tinh thần của Giám mục Ngô Đình Thục.Trong khi Đại tá Linh Quang Viên, cựu đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, giáo quan trường Lục Quân Yên Bái (1945-1946), Đại tá từ đầu năm 1954, Tư lệnh Đệ IV Quân Khu, đeo lon Đại tá cho đến sau đảo chính 1963. Nhiều người bạn cùng khóa với tác giả đeo lon Trung úy 9 năm; Đại tá Nguyễn văn Thành, khóa I Nam Định, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 ‒ Sư đoàn 2 từ năm 1959, không vào đảng Cần Lao nên đeo lon Đại úy 9 năm, 7 năm làm Trung đoàn trưởng và kể cả thành phần ưu tú nhiệt tình ủng hộ chế độ như Đại úy Khiếu Hữu Diêu, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù... trong khi chỉ một thiểu số (rất ít) thăng cấp quá nhanh dù không bao giờ đi đánh trận hoặc lại là sĩ quan thiếu khả năng [14, tr 528-534]. (in đậm do tôi nhấn mạnh)

Mâu thuẫn giữa nhân sự “Cần lao” và các chỉ huy quân sự cũ nhanh chóng lan rộng trong một vài năm sau đó. Về bản chất, như đã nói, mâu thuẫn ấy thực chất là mâu thuẫn giữa những đại diện của quyền lực

tuyệt đối bất trị mới với những quyền lực thủ cựu cũ vẫn trú ngụ trong

lực tràn lan diễn ra từ 1957, cũng là năm Ngô Đình Diệm cấm hoạt động chính trị trong quân đội, nghĩa là chấm dứt Phong trào Cách mạng Quốc

gia (1955)trong quân đội. Trái với những lời bênh vực rằng đó mà động

thái chấm dứt can dự chính trị vào quân đội, chính lệnh cấm đó đã bác bỏ cơ sở vận động chính trị làm chỗ dựa cho các “cựu thần quân đội”; nhờ đó, cũng tạo nên một khoảng trống quyền lực thích hợp cho Đảng Cần Lao chen chân vào. Đảng trở thành một thứ chính quyền mới, đại diện

cho quyền lực bất trị trước chính quyền thật sự hiện hữu, sẽ can thiệp vào

quân đội không phải bằng vận động chính trị, mà dưới chiêu bài chống Cộng, thiết lập một lực lượng tướng lĩnh quân sự mới, nghĩa là can thiệp thẳng vào nhân sự.

Trong số các nhân vật đi lên nhờ hệ thống Cần Lao cấy ghép vào quân đội, Lê Quang Tung là một điển hình. Có thể Lê Quang Tung đã gia nhập khối dự bị Cần Lao do Ngô Đình Nhu tổ chức sớm từ 1950, đến 1954 trở thành đảng viên chính thức của Đảng Cần lao, cũng là năm ông tốt nghiệp Thiếu úy, rồi được phân bổ thành sĩ quan tình báo tại Tiểu đoàn 53, Quảng Nam. Năm 1955, ông được thăng Trung úng, bổ nhiệm làm Trưởng Ty An ninh Quân Đội Huế. Đỗ Mậu miêu tả ông như một nhân vật sùng đạo cuồng tín, phục vụ trung thành với Ngô Đình Diệm vô điều kiện, được cả Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Nhu tin dùng. Sau đó, Lê Quang Tung cùng Nguyễn Văn Châu được Ngô Đình Nhu giao nhiệm vụ thành lập Quân ủy Cần lao khét tiếng trong quân đội Việt Nam Cộng hòa bấy giờ, rồi lần lượt trở thành Giám đốc Nha Tổng huấn Bộ Quốc Phòng,

Giám đốc Sở liên lạc Phủ Tổng thốngGiám đốc Sở Khai thác địa

hình, đều là những cơ quan mật vụ chiến lược đầy quyền uy dưới sự chỉ đạo của Ngô Đình Nhu. Từ đó, Đại tá Lê Quang Tung trở thành nhân vật đại diện cho Đảng Cần Lao khống chế quân đội. Cuộc đời thăng tiến nhanh chóng của Lê Quang Tung và quyền hành mà ông có được cho đến

năm 40 tuổi của mình là một sự siêu xuất khỏi trật tự quyền lực thông thường, chỉ có thể xảy ra và có được nhờ vào sự nổi lên của quyền lực bất trị mà Đảng Cần lao sở hữu. Cuồng tín Công giáo, thành viên cốt cán của

Đảng Cần Lao, được Tổng thống và anh em Cẩn, Nhu tin dùng chính là 3

nhân tố đưa một nhân vật bất kì đi đến thành công trong hệ thống chính quyền. Ngay ở nhân vật Lê Quang Tung này, ba sự bảo đảm đại diện cho ba quyền lực: chính quyền, Đảng Cần LaoCông giáo đều đã xuất hiện. Như thế, một thang giá trị bắt đầu độc chiếm thể xác chính trị miền Nam bấy giờ theo ba nhân tố đó, và cuộc chay đua hướng tới một địa vị cao hơn trong chính quyền cũng làm mọi nhân tố khác về tài năng hay phẩm chất đều bị gạt sang một bên. Với các tướng lĩnh quân sự, tình trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cần lao nhân vị với vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị miền nam (1955 1963) (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)