.3Tăng cƣờng hoạt động giáo dục thông qua vui chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc trưng của giáo dục mần non nhật bản và so sánh với việt nam (Trang 40)

Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo” và “Phương châm giáo dục trường mầm non” của Nhật Bản đều cho rằng, tất cả mục đích của giáo dục trước tuổi đi học chỉ có thể đạt được trọn vẹn thông qua giáo dục lấy hoạt động vui chơi làm trung tâm, bởi vì hoạt động tự nhiên của trẻ - hoạt động vui chơi của

chúng sẽ giúp cung cấp những hiểu biết cần thiết cho sự tăng trưởng cân đối của thể chất và trí tuệ [18,tr.37-63].

Cương lĩnh giáo dục mẫu giáo” đã đưa ra “giáo dục thông qua vui chơi” [19, tr. 76] là một điểm cơ bản trong giáo dục mầm non và vui chơi là một hoạt động trọng tâm trong giáo dục trẻ. Theo đó, “Vui chơi bằng các hoạt động tự phát của trẻ chính là việc học tập quan trọng để tạo nền tảng phát triển cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần” [19, tr.77]. Điều này có nghĩa là việc dạy dỗ thông qua vui chơi là trọng tâm và nhấn mạnh tầm quan trọng của vui chơi cũng như việc dạy dỗ các mặt thông qua vui chơi. Ngoài ra, ở mục 3 Chương 1 “Phương châm giáo dục trường mầm non” khi đề cập về “Nguyên lý của giáo dục trẻ em” và “Phương pháp giáo dục trẻ em” cũng nêu: “Giáo dục trẻ một cách toàn diện thông qua sinh hoạt và vui chơi, để trẻ có những trải nghiệm phù hợp với giai đoạn thơ ấu”40

.

Trong hoạt động dạy dỗ trẻ em, các giáo viên người Nhật cho rằng, “đối với trẻ em, vui chơi là cuộc sống, vui chơi chính là học tập”. Vui chơi là những hoạt động mang tính tự phát, tự do của trẻ, là hoạt động để tìm kiếm sự vui vẻ, thú vị, niềm vui.

Theo quan sát tại một số trường mầm non ở Nhật Bản mà tác giả có cơ hội được đến thăm, trẻ 5 thường tuổi sử dụng một nửa thời gian của mình để chơi tự do, và một nửa thời gian tham gia các hoạt động với cả lớp. Chơi tự do nghĩa là trẻ được hoàn toàn tự do chọn lựa theo sở thích của mình, mà không phải chọn giữa một tập hợp hạn chế các hoạt động do giáo viên thiết kế. Quan điểm này trái ngược hoàn toàn với quan điểm của các nhà giáo dục Việt Nam. Trẻ mầm non Nhật Bản sử dụng những khoảng thời gian dài để tham gia các hoạt động nhóm và chơi tự do với giáo viên ở sân chơi, trong khi đó trẻ mầm non Việt Nam lại phải dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động theo chế độ và kỷ luật của trường..

40

Theo trang 26, Giải thích về “Phương châm giáo dục trường mầm non” của Bộ Lao Động Phúc lợi và Xã hội. Dẫn theo link: http://www.mhlw.go.jp/bunya/kodomo/hoiku04/pdf/hoiku04b.pdf

Ở thời kỳ thơ ấu, việc “vui chơi” của trẻ được coi trọng với các loại hình vui chơi như chơi kỹ năng: nhìn, ngắm, sờ, ném; chơi giả: chơi đồ hàng; chơi tiếp nhận: nghe kể chuyện, xem tranh... hay chơi cấu tạo: cắt dán giấy, trồng cây... Phương pháp chơi theo quy tắc chơi đa dạng (chơi cá nhân và chơi theo nhóm), chơi tự do và tuân thủ các quy tắc, đặc biệt là không quan tâm thắng thua.

Các hoạt động vui chơi của trẻ ở các trường mẫu giáo hay nhà trẻ Nhật Bản thường bắt đầu từ buổi sáng. Trẻ được giáo viên cho chơi tự do trong phòng hoặc ngoài trời. Sau đó sẽ là thời gian chơi theo chủ đề. Giáo viên sẽ đưa ra một chủ đề cụ thể để trẻ chơi. Vui chơi trong trường mầm non thì tùy mỗi trường, mỗi giáo viên, tùy mục đích mà có những hình thức vui chơi khác nhau, nhưng có một điểm chung đây là hoạt động không thể thiếu trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản nhằm tăng tính tự giác, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, phù hợp với lứa tuổi.

Phát triển của trẻ cũng có thể coi là bước chuyển từ “vui chơi” trong cuộc sống đến khi “lao động”. Trẻ còn nhỏ thì vui chơi là chính tuy nhiên với trẻ lớn hơn một chút đã có thể ý thức được sự việc và có thể bắt đầu biết “lao động”(giúp đỡ) vì vậy các giáo viên luôn tạo điều kiện cho các bé giúp đỡ. Ví dụ như ở các nhà trẻ, mẫu giáo Nhật Bản với các lớp 4,5 tuổi đều có hình thức trực nhật luân phiên. Từng nhóm trẻ sẽ tham gia xếp bàn ghế trước và sau giờ ăn, lau bàn, cất dọn đồ dùng theo từng ngày...

Ở Nhà trẻ Yuu, Osaka, đầu giờ buổi sáng “ohajimari”, trẻ sẽ được học cách chào hỏi buổi sáng, đi vệ sinh và những thói quen sinh hoạt cơ bản khác. Ngoài ra, trẻ còn học được cách chia sẻ công việc với tư cách là một thành viên trong tập thể khi chuẩn bị chỗ ngồi cho cả nhóm hay trực nhật…Trẻ cũng biết được các quy tắc được yêu cầu với các tình huống cần phải chỉnh đốn tư thế, cảm ơn, xin lỗi, giữ trật tự…

So với việc giáo viên chú ý từng học sinh một thì việc chỉnh đốn hành động của cả tập thể sẽ phát huy được tính tập thể hơn. Ví dụ như trong giờ

học hát, có một số trẻ không tập trung và gây mất trật tự thì giáo viên thay vì nhắc tên những trẻ đó bằng cách nói là “nhóm các bạn Thỏ trắng (tên lớp học) còn những bạn chưa tập trung” sẽ có tác dụng hơn bởi trẻ nhận thấy mình đang làm ảnh hưởng tới nhóm của mình. Do đó, trẻ sẽ ý thức được hành động của mình hơn.

Chơi trò chơi cũng là một hoạt động để cho toàn bộ trẻ tham gia và là cách để trẻ phát huy sự vận động cơ thể. Việc giáo viên hướng dẫn trẻ chơi trò chơi, giải thích về luật chơi cũng như phép tắc khi chơi cũng là tạo cơ hội để trẻ học về quy tắc và phép tắc. Tín hiệu nhạc khi trò chơi bắt đầu cũng là để thúc đẩy sự tập trung của trẻ. Hơn nữa, trong quá trình chơi, ngẫu nhiên sẽ hình thành các nhóm và trẻ sẽ học được về tinh thần tập thể từ đây.

Trẻ em nhà trẻ Kariya, Aichi tham gia hoạt động vận động thể chất.

Một điểm khác so với Việt Nam là ở Nhật có khá nhiều giáo viên nam dạy trong nhà trẻ và hiện nay, rất nhiều nhà trẻ đang tích cực tiến hành tuyển dụng để số lượng giáo viên nam và nữ ngang bằng nhau. Giải thích về sự cần thiết của giáo viên nam trong nhà trẻ, người Nhật cho rằng khi tham gia các trò chơi vận động mạnh cần thể lực thì giáo viên nam sẽ phù

hợp hơn. Tại nhà trẻ Yuu mà tôi đã từng thực tập 1 năm có 3 giáo viên nam. Mỗi khi nhà trẻ có tổ chức sự kiện, các giáo viên nam đóng vai người nhện hay nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh đều được trẻ rất hưởng ứng và rất thích thú. Nhiều trường hợp, những cách giải thích, phương pháp dạy dỗ của giáo viên nam có sức hấp dẫn với trẻ hơn.

Một giáo viên nam ở nhà trẻ Yuu Yasunaka Higashi, Osaka đang hướng dẫn trẻ chơi trò chơi

Ngoài ra, hầu hết các lớp học ở nhà trẻ Nhật Bản đều có đàn. Đàn là phương tiện để nâng cao khả năng tập trung, sự chú ý, nhanh nhạy của trẻ cũng như việc cho trẻ làm quen sớm với các dụng cụ âm nhạc để kích thích niềm yêu thích âm nhạc của trẻ.Trẻ còn được hát và làm quen với nhạc cụ đơn giản khác như kèn, sáo. Hầu hết các trường mầm non dành nhiều tuần để chuẩn bị cho một chương trình biểu diễn hàng năm cho cha mẹ và người dân địa phương đư kèn,.

Theo cô hiệu trưởng Trường mẫu giáo Kitami, Tokyo, một trong những điều quan trọng một trường mầm non cần làm được, đó là tạo ra một môi trường đủ phong phú cho trẻ trải nghiệm, từ cỏ cây, hoa lá, bãi cát, sân chơi, các trò chơi dân gian, đồ thủ công, màu vẽ... Những hoạt động vui chơi hàng ngày cũng chính là những lớp học về thế giới bên ngoài dành cho trẻ. Hầu hết các nhà trẻ, mẫu giáo của Nhật đều có khoảng trống để trẻ trải nghiệm trồng

rau, trồng hoa và thông qua việc trải nghiệm đó trẻ sẽ hiểu được sự vất vả của lao động cũng như niềm vui khi đón nhận thành quả mình tạo ra.

Ở nhà trẻ Yuu, Osaka có vườn rau mang tên “vườn rau Yuu ”. Tùy từng mùa trẻ sẽ được giáo viên hướng dẫn trồng các loại rau quả như cà chua, khoai lang, củ cải…Đến khi thu hoạch, rau quả mà bé trồng được sẽ sử dụng luôn làm thức ăn cho bữa trưa hôm đó. Nhờ vậy mà trẻ cảm thấy rất phấn khích và try từng yêu thích lao động.

Việc nhận biết chữ cái, con số cùng với những kĩ năng bổ trợ cho việc đọc không có trong chương trình giảng dạy chính quy được quy định bởi Bộ Giáo dục và Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội. Trong quá trình giảng dạy, các kỹ năng đọc và viết là không phổ biến. Trẻ em được khuyến khích nói và hiểu ngôn ngữ bằng những câu chuyện minh họa và truyện tranh, đặc biệt nhấn mạnh vào việc tự thể hiện và sử dụng đúng ngôn ngữ.Nhà trẻ Nhật không coi dạy chữ, tính toán là một môn học trong trường mầm non mà chú trọng tới việc làm cho trẻ hứng thú với chữ cái, con số thông qua vui chơi, các hoạt động hàng ngày. Ví dụ như ở các nhà trẻ, mẫu giáo, những đồ vật, thiết bị hay tủ đồ của trẻ thay vì dán ảnh trẻ để trẻ dễ nhận biết thì sẽ dán những con vật, màu sắc và ghi tên trẻ bằng tiếng Nhật lên đó. Thông qua các hoạt động hàng ngày khi phải sử dụng các đồ vật đó, trẻ sẽ nhớ đến các màu sắc, các ký tự một cách tự nhiên và có hứng thú với các chữ cái, con số.

Gấp giấy truyền thống là một trong những nội dung quan trọng trong môn thủ công. Trẻ em 3 tuổi được học cách gấp máy bay, tàu thuyền, hay những chiếc cốc. Trẻ lớn hơn học những kỹ năng phức tạp hơn như tạo hình chim cánh cụt, cần trục hay nhiều vật khác.

Mặc dù được tự do phát biểu và hoạt động thể chất được khuyến khích trong thời gian chơi, nhưng một ngày thường được xen kẽ với quãng thời gian ngắn ngủi dành cho nghi thức trang nghiêm, đó là khi toàn bộ lớp học đặc dù đượặckhi giáo viên trong lúc chào hỏi buổi sáng hay chào hỏi trước

lúc ra về. Trẻ em học cách phân biệt các cấp khác nhau của trật tự kỷ cương thích hợp ở thời điểm khác nhau trong một ngày học.

Nghi lễ chào hỏi trước khi về tại mẫu giáo Kitami, Tokyo

Ngoài ra, trẻ được học cách sắp xếp, quản lý đồ dùng học tập của bẻ đượẻ đ một cách trật tự, gọn gàng, học cách tự chăm sóc bản thân, đeo phù hiệu trường, đmộtmũ và mặc đồng phục theo đúng quy định.Vì thế, các trường mầm non Nhật Bản đã cho các em những hành trang quan trọng về hành vi cũng như thói quen của một học sinh tiểu học.

Bất cứ nhà trẻ nào ở Nhật Bản đều có bãi cát riêng để trẻ chơi đùa. Vào thời gian chơi ngoài trời, trẻ được giáo viên đưa cho những dụng cụ để nghịch cát mà không ngại bẩn. Bãi cát cũng là một yêu cầu trong tiêu chuẩn xây dựng nhà trẻ bởi người Nhật cho rằng, chơi cát tác động mạnh tới sự phát triển của trẻ, đặc biệt là kích thích não phát triển.

Chơi cát ở mẫu giáo Kitami, Tokyo.

Trong đó, năm tác dụng của việc chơi cát được đưa ra đó là trẻ vui vẻ và tăng cường sức khỏe khi vui chơi ngoài trời; trẻ được tiếp xúc với nguyên liệu dễ thấy ngoài môi trường tự nhiên đó là cát; giúp trẻ tăng cường mối quan hệ với bạn bè thông qua việc vui chơi trong cùng một không gian; chơi cát trẻ cần phải giao tiếp với trẻ xung quanh khi muốn diễn tả về sản phẩm tạo hình của mình do đó bé phát triển được khả năng ngôn ngữ; giúp trẻ phát triển năng lực sáng tạo khi tạo được sản phẩm từ cát41. Do có quan điểm về tác dụng của bãi cát nêu trên trên, nên hầu như vào các buổi sáng lúc thời tiết đẹp, trẻ được tự do vui chơi ngoài trời và tự do nghịch cát.

Ngoài ra, các nhà trẻ ở Nhật Bản đều rất coi trọng vận động. Ở đó, trẻ được tham gia các trò chơi như nhảy dây, điền kinh, bóng đá. Trẻ cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Kể cả các bé gái cũng tích cực tham gia các trò chơi được coi là của nam giới như bóng đá. Giải thích về việc này, các cô giáo nói rằng, làm như vậy nhằm làm cho trẻ nhận thấy con trai, con gái đều bình đẳng, nâng thêm lòng dũng cảm cho con gái và coi đây cũng là cách giáo dục bình đẳng giới của người Nhật.

Hơn nữa, không chỉ các trẻ lớn được tham gia thi đấu các trò chơi vận động mà ở lớp các trẻ 1 tuổi, giáo viên cũng tích cực cho trẻ tham gia. Việc tổ chức thi đấu cho lứa tuổi này rất vất vả vì chúng thường hay khóc, nhưng người Nhật vẫn kiên trì làm vậy chỉ vì muốn trẻ nhỏ làm quen với sự cạnh tranh và yêu thích các trò chơi vận động.

Hình ảnh các bé 1 tuổi trường Kurumi Aikuen, Osaka tham gia Ngày hội thể thao

Hình ảnh trên là Ngày hội thể thao ở trường Kurumi Aikuen, Osaka. Trẻ 1 tuổi cũng được giáo viên cho tham gia vận động “thi bò”, có trẻ không chịu tham gia thì giáo viên sẽ bế trẻ để cùng tham gia với tập thể và làm quen với các trò chơi vận động.

Ngoài ra, trường mầm non ở Nhật Bản rất hay tổ chức các buổi dã ngoại. Những ngày đó cha mẹ phải chuẩn bị cơm hộp để trẻ mang theo. Trẻ được ngắm động vật, thiên nhiên, sông hồ, tiếp xúc với tự nhiên khi đi dã ngoại. Ngoài ra, rất nhiều hoạt động khác như tham gia làm nội trợ, chế tác các đồ vật, đến những ngày hội thể thao, văn hóa, những sự kiện cộng đồng, những lễ hội truyền thống Nhật, những đền chùa, bảo tàng, triển lãm… Trong những chuyến đi đó, giáo viên luôn chuẩn bị sẵn nội dung để giáo dục theo

chủ đề, tận tình giải đáp các câu hỏi bằng ngôn ngữ của trẻ nhỏ để chúng dễ hiểu. Việc tổ chức các buổi dã ngoại cũng là một hình thức để trẻ có thêm hiểu biết về tự nhiên và học hỏi từ đó.

Giáo viên nhà trẻ Yuu Yasunaka Higashi, Osaka dẫn trẻ đi dạo bên ngoài nhà trẻ.

Các nhà trẻ Nhật Bản liên tục có các hoạt động trong năm. Hoạt động trong năm ở các nhà trẻ Nhật Bản hầu như giống nhau vì các nhà trẻ đều tổ chức các sự kiện, hoạt động dựa theo các ngày lễ, lễ hội, theo mùa.

Năm học ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 do đó như ở nhà trẻ Yuu thì trong năm có các hoạt động như sau:

Tháng 4: Lễ nhập học, buổi khám sức khỏe cho các bé.

Tháng 5: buổi dã ngoại có sự tham gia của cả bố mẹ và con, lễ hội bé trai, ngày của mẹ.

Tháng 6 có tổ chức buổi dự giờ lớp học cho phụ huynh, học ngoài trời, khám răng, bắt đầu mở bể bơi, ngày của bố.

Tháng 7: Lễ hội Tanabata, Lễ hội mùa hè

Tháng 8: Vui chơi bể bơi, tiếp nhận giáo viên thực tập. Tháng 9: Dã ngoại đi đào khoai

Tháng 10: Ngày hội vận động

Tháng 11: Tổ chức triển lãm bán đồ cũ Tháng 12: phỏng vấn từng bé, tổ chức Noel Tháng 1: Lễ hội làm bánh dày

Tháng 3: Lễ hội bé gái, Lễ tốt nghiệp

Theo giải thích của các cô giáo người Nhật thì việc cho trẻ nhỏ tham gia các lễ hội là để tạo nên bản sắc văn hóa trong mỗi con người Nhật và khích lệ niềm tự hào dân tộc trong họ.

Hoạt động trong ngày ở nhà trẻ, mẫu giáo cũng chủ yếu là các hoạt động vui chơi tự do.

Từ 7:00-8:30 Đón trẻ tới trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc trưng của giáo dục mần non nhật bản và so sánh với việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)