Phải tôn trọng trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc trưng của giáo dục mần non nhật bản và so sánh với việt nam (Trang 67)

3 .2Kinh nghiệm rút ra từ trƣờng hợp Nhật Bản

3.2.1 Phải tôn trọng trẻ

Việt Nam được biết đến là đất nước có truyền thống tôn trọng người lớn tuổi - “kính lão đắc thọ”, mọi người biết dạy trẻ lễ phép với người lớn, quan tâm đến chuyện chúc thọ, cúng giỗ… Thế nhưng văn hóa tôn trọng trẻ thì dường như chưa được nhắc đến. Một khi cha mẹ vẫn còn hay quát nạt, không quan tâm đến con, thầy cô ở trường vẫn còn nặng lời hoặc dùng những từ ngữ thể hiện sự khinh thường học sinh, người lớn không xin lỗi khi có lỗi với trẻ và ngành giáo dục còn áp đặt một chương trình học nặng nề, không phù hợp thì trẻ em sẽ trưởng thành mà thiếu đi sự tôn trọng người khác và không có ý thức với xung quanh.

Rèn luyện sự tự tin và thái độ tôn trọng người khác là điều quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Đặc biệt, ngày nay trẻ em ngày càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, việc dạy trẻ về sự tôn trọng và xây dựng cho trẻ sự tự tin ngay từ khi các em còn nhỏ cần phải được chú trọng. Tuy nhiên, để trẻ biết

tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh thì trước hết giáo viên và phụ huynh phải biết tôn trọng trẻ.

Tôn trọng trẻ không có nghĩa là cho trẻ bất cứ thứ gì chúng muốn, tùy tiện khen ngợi chúng hoặc cho chúng quyết định mọi việc. Trẻ em cũng có những quan điểm riêng của mình.Do đó, giáo viên hay phụ huynh phải biết lắng nghe ý kiến của trẻ và cho chúng sự lựa chọn bất cứ khi nào có thể. Ví dụ ngay từ bé, để trẻ lựa chọn những đồ vật trẻ thích ví dụ như màu giầy, màu hay kiểu quần áo, các lớp học năng khiếu hay truyện đọc mà trẻ thích, trò chơi mà trẻ muốn chơi… Và đưa ra những đánh giá tích cực về sự lựa chọn của trẻ để trẻ thấy bản thân có khả năng ra quyết định đúng đắn và được tôn trọng quyết định đó.

Nếu giáo viên hoặc phụ huynh thiếu tự tin và không tôn trọng người khác, trẻ sẽ chú ý và bắt chước cư xử theo những gì người lớn làm chứ không phải những gì người lớn nói. Nếu yêu cầu trẻ tốt với người khác, nhưng lại la mắng khi trẻ làm sai, không quan tâm trò chuyện hoặc bỏ qua cảm xúc của trẻ, cũng có nghĩa là không tôn trọng trẻ.Trẻ em cần nhận được tình yêu vô điều kiện cho dù trẻ cư xử như thế nào. Chính vì vậy, khi thiết lập kỷ luật với trẻ, người lớn nên cho trẻ biết rằngmình không thích cách cư xử của trẻ tại thời điểm đó chứ không phải không thích bản thân trẻ.

Như đã trình bày trong Chương 2, ở Nhật Bản, quan điểm của ngành giáo dục mầm non là “lấy trẻ em làm trung tâm”, có nghĩa là mọi hoạt động được tiến hành với sự chủ động của trẻ em. Trẻ em được tự do chơi thứ mình muốn, được phát biểu ý kiến của mình và giáo viên chỉ là người hỗ trợ cho các hoạt động cũng như lắng nghe trẻ. Vì vậy, trẻ phát huy được sức sáng tạo, rèn luyện sự tự tin ngay từ thời thơ ấu. Đặc biệt, tinh thần “bảo vệ hình ảnh đứa trẻ ngoan” ở các nhà trẻ chính là thể hiện sự tôn trọng trẻ. Giáo viên không quát mắng trẻ khi trẻ làm sai, luôn điềm đạm bình tĩnh để lắng nghe và giải thích cho trẻ, luôn luôn nhìn nhận điểm tốt của trẻ chính là động lực để trẻ phát huy những điểm tốt của mình, có tinh thần trách nhiệm với hành động của mình.

Biết tôn trọng người khác sẽ giúp trẻ thành công trong cuộc sống. Nếu không biết tôn trọng bạn bè, mọi người hay tôn trọng chính bản thân mình thì không có khả năng thành công trong cuộc sống.Nếu giáo viên và phụ huynh biết cách tôn

trọng trẻ thì sẽ điều tiết được thái độ, tâm trạng của mình với trẻ, bớt nóng giận và điều khiển được hành vi của mình, giảm bớt được những bạo lực không đáng có đối với trẻ.

3.2.2 Tăng cường cho trẻ vui chơi, không ép trẻ học chữ sớm

Trẻ cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng nền tảng để chuẩn bị tốt nhất cho việc vào lớp 1, chứ không phải trẻ cần học trước chương trình lớp 1 là quan điểm đúng đắn. Tức là trước khi trẻ vào lớp 1 thì trẻ cần nhận biết thế giới xung quanh, các mối quan hệ xã hội bên ngoài gia đình như mối quan hệ giữa cô giáo – học sinh, biết mơ ước về tương lai, biết tự phục vụ bản thân và đặc biệt là cần có hứng thú với việc học.

Cách tốt nhất để giúp con tự tin vào lớp 1 là dạy con học hàng ngày qua các trò chơi:cha mẹ chơi cùng con,mua đồ chơi phù hợp cho trẻ, tạo không gian vui chơi cho con cùng bạn bè, hoặc có thể đưa con đi chơi tại công viên, khu vui chơi dành cho trẻ… Có rất nhiều cơ hội vui chơi cho trẻ ở bất cứ đâu. Trò chơi vận động chạy nhảy cùng bạn bè, cha mẹ, trò chơi trí tuệ (xếp hình, vẽ tranh…), trò chơi giải trí (xem phim, nghe ca nhạc, hát, múa…)… Thông qua các hoạt động vui chơi đa dạng phong phú, trẻ sẽ học được nhiều điều hay: gần gũi cha mẹ, hợp tác với bạn bè, luyện cho cử động của cơ thể trở nên khéo léo nhất là đôi bàn tay, khỏe mạnh, vui vẻ, được hoạt động, trải nghiệm và thể hiện những nhu cầu cá nhân. Chính điều đó sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.

Giáo dục mầm non ở Nhật Bản cũng xác định rõ “Vui chơi là nhu cầu tất

yếu của trẻ em” và hoạt động chính trong chương trình giáo dục ở các nhà trẻ,

mẫu giáo cũng chính là hoạt động vui chơi. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được học mọi điều trong cuộc sống như về tình yêu thiên nhiên, mối quan hệ con người với con người, các quy tắc ứng xử, khả năng sáng tạo, về các con số và kiến thức xã hội. Ví dụ như khi đi xe buýt dã ngoại, trẻ sẽ được học về thực tế. Khi đến công viên, trẻ được tiếp xúc với cây xanh, về các loài động vật, côn trùng trong tự nhiên. Khi đi bằng xe buýt, trẻ sẽ được học được các phép tắc ứng xử trên xe buýt như nhường ghế cho người già, người tàn tật..., học về cách chào hỏi khi gặp người lớn tuổi, về cách nói lời cảm ơn, xin lỗi... Với mỗi một hình thức vui chơi, trẻ sẽ học được một kiến thức nào đó một cách tự nhiên.

Mặc dù không được học chữ trong môi trường nhà trẻ, song trẻ em Nhật Bản trước khi vào tiểu học vẫn có thể đọc và viết được 48 ký hiệu ngữ âm tiếng Nhật cơ bản là nhờ có môi trường giáo dục trong gia đình và mối quan hệ thân thiết gần gũi giữa mẹ và con ở Nhật Bản. Trong những năm mẫu giáo, các bà mẹ khuyến khích con học vẽ, làm những đồ chơi đơn giản bằng giấy, kéo, hồ dán…cũng như những hoạt động liên quan bổ trợ kĩ năng cơ bản về đọc và đếm. Các bà mẹ muốn đánh thức mối quan tâm tự nhiên của con em mình đối với chữ cái và các con số hơn là nhờ vào các khóa học chuyên sâu về đọc và viết. Bằng cách trả lời các câu hỏi, mua báo thiếu nhi và những quyển sách giải trí hay trò chơi nhận biết chữ cái và ngữ âm truyền thống, các bà mẹ kích thích sự quan tâm của con em mình trong việc học đọc. Chính môi trường mầm non tại nhà này đã giúp trẻ em Nhật Bản khi vào lớp 1 có thể đọc và viết 48 ký hiệu ngữ âm tiếng Nhật cơ bản.

Vui chơi chính là phương pháp dạy dỗ đúng đắn và phù hợp nhất với lứa tuổi này. Những điều trẻ được học trong nhà trẻ sẽ là nền tảng cho sự hình thành nhân cách của trẻ và là nền tảng cho cuộc sống của khi trẻ trưởng thành.

3.2.3Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo giáo viên mầm non

Với nghề giáo dù ở cấp học nào đi nữa, nhất là cấp học mầm non, chữ “Tâm” càng được giữ gìn, đề cao hơn hết. Chữ “Tâm” của người người giáo viên không chỉ đơn thuần là tâm huyết với nghề, thương yêu giúp đỡ người học mà còn bao hàm cả phương pháp dạy học, dạy làm người. Do vậy, giáo viên phải có lòng vị tha, biết thương yêu và quý trọng trẻ em, có lối sống và cáchcư xử đúng đắn để làm gương cho trẻ noi theo,…bởi giai đoạn đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Những thói quen, cách cư xử của người lớn đều ảnh hưởng đến trẻ, trẻ sẽ học theo và làm theo những gì mình thấy, tiếp xúc hàng ngày.

Hơn nữa, các giáo viên đều phải có nhận thức rõ về hậu quả của những hành vi bạo hành bởi mỗi một tác động lúc tuổi thơ dù là bé nhất vẫn có thể gây ra hậu quả khôn lường khi trẻ lớn lên. Do đó, giáo viên phải kiểm soát và điều hòa được những cảm xúc, hành vi tiêu cực, của bản thân và biết yêu thương trẻ.

Đối với những trường hợp trẻ em khó bảo, vượt ngoài khả năng xử lý của mình thì giáo viên cần phối hợp với gia đình, thống nhất trong cách nuôi dưỡng, giáo dục và cần chuẩn bị tâm lý cho những tình huống bất ngờ xảy ra.

Ở Nhật Bản, do quan niệm tất cả trẻ đều ngoan, nên cho dù với học sinh cá biệt, giáo viên cũng luôn nhìn về mặt tích cực của học sinh đó. Vì vậy, giáo viên sẽ không cảm thấy áp lực. . Giáo viên không bao giờ dùng những lời lẽ nặng nề hay bạo lực để chấn chỉnh học sinh. Tất cả đều thực hiện dựa trên áp lực của tập thể và sự thuyết phục của lời nói. Có nghĩa là, dựa vào mối quan hệ của trẻ đối với một nhóm nào đó để trẻ tự nhận ra và sửa lỗi hoặc dùng cách nói ngợi khen điểm tốt của trẻ để trẻ chịu lắng nghe giải thích của giáo viên để nhận ra mình đã sai.

Ví dụ như khi trẻ gây mất trật tự trong giờ học thì giáo viên sẽ nói là “Nhóm

hoa tuylip (tên lớp học) còn có bạn chưa tập trung”, trẻ biết mình đang gây ảnh

hưởng cho nhóm sẽ cảm thấy trách nhiệm của mình do đó sẽ ý thức được việc phải chỉnh đốn lại...

Ngoài ra, để rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn thì trước hết các giáo viên mầm non, những người chăm sóc trẻ nên thường xuyên tham gia các lớp học và tìm đọc thêm sách để hiểu rõ, hiểu đúng đặc điểm tâm sinh lý của từng giai đoạn phát triển, từng trẻ là khác nhau. Hơn nữa, giáo viên cũng nên đi học các lớp về tâm sinh lý trẻ em, quản lý cảm xúc,… đồng thời đọc thêm sách báo để có kiến thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ. Thời gian ở trường, các giáo viên Nhật Bản cũng tất bật như các giáo viên ở Việt Nam. Họ chỉ có thể tranh thủ vào giờ đi ngủ của trẻ để thực hiện các công việc như viết sổ liên lạc, chuẩn bị các đồ thủ công cho giờ học của trẻ...sau đó tự đọc thêm các sách báo, tài liệu để trau dồi thêm kiến thức. Ví dụ như ở nhà trẻ Yuu, Osaka, có 1 trẻ người Việt Nam mới sang Nhật Bản, nên khi vào môi trường mới, xung quanh toàn những toàn tiếng Nhật khiến trẻ thấy hoảng sợ và quấy khóc. Vì vậy, giáo viên lớp học đã đọc thêm sách về văn hóa Việt Nam và tự học tiếng Việt để có thể gần trẻ đó.

Về phía các cơ quan quản lý giáo dục, cần phải đổi mới về nội dung, phương thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về giáo dục mầm non, đổi mới công tác quản lý, tăng cường các lớp bồi dưỡng, đào tạo cho giáo viên mầm non, tổ chức các

buổi hội thảo giới thiệu các phương pháp giáo dục đang được đánh giá cao trên thế giới tới các giáo viên mầm non Việt Nam. Nhà nước xây dựng kế hoạch dùng ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tài liệu bồi dưỡng và chi trả lương cho giáo viên mầm non.

Đặc biệt, cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn, đáp ứng được yêu cầu đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đồng thời, Nhà nuớc cũng phải có những chính sách quan tâm đến đời sống giáo viên mầm non như chế độ tiền lương, bảo hiểm. Ngoài ra, các cơ quan quản lý, nên thường xuyên thanh tra, kiểm tra các nhà trẻ về chuyên môn, nghiệp vụ để nắm rõ trình độ của giáo viên phòng tránh các nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ.

Đó chính là biện pháp hiệu quả bước đầu nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, củng cố lòng yêu nghề yêu trẻ của giáo viên giúp họ yên tâm công tác và hết lòng vì công việc.

3.2.4 Tăng cường mối quan hệ gia đình - nhà trường – xã hội

Trước những hành vi bạo hành của người trông giữ trẻ ngày càng gia tăng như hiện nay thì yêu cầu phải có sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trở nên cấp thiết.

Trước hết, giữa gia đình và nhà trường hay giữa phụ huynh và giáo viên phải thường xuyên có sự chia sẻ thông tin về con em mình. Hàng ngày nên có sổ liên lạc để giáo viên ghi lại tình hình của trẻ để phụ huynh nắm bắt tình hình con mình ở trường sinh hoạt ra sao, vui chơi với các bạn ở lớp như thế nào. Hơn nữa, phụ huynh cũng thường xuyên tâm sự, chia sẻ với con mình để đoán biết xem con mình có khả năng bị bạo hành ở trường hay không cũng như tăng cường mối quan hệ gần gũi, tin tưởng giữa cha mẹ và con cái. Vào các buổi sinh hoạt văn nghệ, hoạt động ngoại khóa hay dịp lễ hội trường tổ chức hay các giờ học của con, phụ huynh nên tham gia để động viên con mình và có cơ hội trò chuyện, thân thiết với giáo viên cũng sẽ giúp ích trong việc cùng hợp tác chăm sóc trẻ.

Ngược lại, các trường mầm non cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh bằng cách tổ chức các buổi giao lưu nhà trường – gia đình… để lắng nghe ý kiến góp ý của phụ huynh nhằm điều chỉnh kịp thời những việc làm chưa đúng của giáo viên. Không những thế, các trường mầm non cũng cần tạo lập mối quan hệ

gần gũi với người dân xung quanh để nhận được trợ giúp khi gặp trường hợp khẩn cấp (hỏa hoạn, bão lũ…) hay khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời.

Với những người dân sống xung quanh khu vực nhà trẻ cần đoàn kết, có tinh thần cộng đồng cao để giám sát các hoạt động của những cơ sở nuôi dạy trẻ, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bạo hành sớm ngăn chặn hoặc báo với cơ quan có trách nhiệm để xử lý.

Mối quan hệ thân thiết gần gũi giữa mẹ và con, cũng như nét văn hóa và trách nhiệm của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái là đặc trưng trong xã hội Nhật Bản.Một hệ quả tất yếu và quan trọng trong giáo dục mầm non đó là hình thành thói quen hỗ trợ con cái trong quá trình học tập của phụ nữ Nhật Bản. Giáo dục mầm non tại Nhật đòi hỏi sự tận tụy của các bà mẹ. Có rất nhiều thứ như cặp sách, giấy gói cơm trưa và nhiều thứ tương tự như thế phải làm bằng tay. Hàng ngày, trẻ được mẹ đưa tới tận cổng trường hay trạm xe buýt, hay ngồi sau xe đạp hoặc xe máy của các bà mẹ.Người mẹ cũng trực tiếp tham gia giáo dục con cái cùng với nhà trường theo nhiều các khác nhau.

Hàng ngày, trẻ mang theo một quyển sổ mà mẹ và giáo viên thay phiên ghi chú các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tâm trạng, các hoạt động ở nhà và ở trường của trẻ. Thông thường, cứ mỗi tháng lại có 2 cuộc họp phụ huynh hoặc các câu lạc bộ dành cho các bà mẹ gặp gỡ thường xuyên và bàn các chủ đề xoay quanh vấn đề trường học như vườn tược hay chuẩn bị bữa trưa nóng cho con. Nhờ đó, mối quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc trưng của giáo dục mần non nhật bản và so sánh với việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)