ĐCĐC như một công cụ quản lí Nhàn ước và bảo đảm an ninh quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990) (Trang 48 - 49)

CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ QUA NGUỒN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

2.1.6. ĐCĐC như một công cụ quản lí Nhàn ước và bảo đảm an ninh quốc gia

quc gia

Các dân tộc thiểu số thực hành DCDC phần lớn sinh sống ở các vùng biên giới của quốc gia. Việc quản lí được các tộc người này là công tác quan trọng để trấn an vùng biên giới. Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu phát biểu trong cuộc họp ngày 05/3/1984 về tổng kết 15 năm cuộc vận động ĐCĐC cho rằng, công tác này có ý nghĩa kinh tế xã hội chính trị và quân sự sâu sắc, nhất là những biên giới, chỉ cn đồng bào đứng vng được ở đó, được coi như người lính bo v biên gii, bi vy phi tiếp tc đẩy mnh cuc vn động này càng sm càng tt

(PTT.2467.3: 1).

Xét một cách khách quan, ĐCĐC có tốt đẹp với mục đích lớn lao đến đâu thì công cuộc này vẫn là một quá trình can thiệp vào đời sống của một lượng dân cư lớn buộc họ từ bỏ lối sống lâu đời của mình đểđi theo một lối sống hoàn toàn mới. Christopher R. Duncan gọi đây là một trong những chương trình văn minh hóa (civilizing projects) đối với các dân tộc thiểu số. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, mục đích của những chương trình này không chỉ đơn thuần như thế mà chúng hướng tới các mục tiêu “thâm hiểm” hơn: cho phép sự giám sát tốt hơn, thu thuế dễ và nhiều hơn, tạo khoảng trống vùng nội địa cho việc khai thác các nguồn tài nguyên; và nó cho phép chính phủ cố kết những nhóm người này vào các nhóm xã hội nông nghiệp định canh lớn hơn. (Christopher R. Duncan, 2004; Scott, James C, 2000...). Còn theo Jame Scott thì đây như là một biểu hiện của xu hướng muốn đơn giản hóa (Simplication) mọi thứđể dễ bề quản lí. Các tộc người miền núi vốn đã ở những nơi xa xôi, lại di chuyển thường xuyên sẽ khiến Nhà nước khó nắm bắt được nhân khẩu, thu thuế, cũng như nhiều mặt khác. Việc đưa các tộc người này vào cuộc sống ổn định sẽ giúp họ làm được những điều này dễ dàng hơn (Scott. Jame C, 1998).

- 47 -

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)