Hoàn cảnh xuất thân và con ng−ời Lê Quý Đôn đối với sự hình thành t−

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu nhân sinh quan lê quý đôn (Trang 26 - 35)

8. Kết cấu luận văn

1.3. Hoàn cảnh xuất thân và con ng−ời Lê Quý Đôn đối với sự hình thành t−

t− t−ởng của ông

Sự hình thành t− t−ởng (nội dung, tính chất, đặc điểm của t− t−ởng) cùng những giá trị, hạn chế của nó, không chỉ phụ thuộc, bị chi phối bởi những điều kiện khách quan, điều kiện lịch sử – xã hội,… mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh xuất thân và nhân tố chủ quan của bản thân nhà t− t−ởng. Bởi vậy mà, nghiên cứu và đánh giá nội dung, tính chất và những giá trị, hạn chế trong nhân sinh quan của Lê Quý Đôn không thể không tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân và con ng−ời Lê Quý Đôn.

Theo các nguồn t− liệu cổ còn lại, thì tổ tiên dòng khoa bảng họ Lê này vốn là họ Lý ở huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, vì lánh nạn nên phải dời về xã Vị D−ơng - Thanh Lam (nay thuộc Thái Thụy - Thái Bình), sau nữa mới chuyển tới xã Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ. Vốn gốc họ Lý nh−ng vì làm con nuôi nhà họ Lê nên đổi họ theo. Có thể nói, đây là một dòng khoa bảng lớn, đặc biệt với tên tuổi Lê Quý Đôn - nhà bác học, ng−ời góp phần tôn vinh và làm rạng danh nền học thuật và t− t−ởng n−ớc nhà.

Lê Quý Đôn nguyên tên là Lê Danh Ph−ơng, nghĩa là “tiếng thơm”. Nh−ng sau khi thi H−ơng, để tránh trùng tên với một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa là Nguyễn Danh Ph−ơng, ông đã đổi tên là Lê Quý Đôn, tự là Doãn Hậu (đầy đủ sự đôn hậu và trung thực), hiệu là Quế Đ−ờng (v−ờn quế). Quý Đôn sinh ngày mồng 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (tức ngày 2/8/1726) ở ph−ờng Bích Câu, thành Thăng Long (phố Bích Câu, Hà Nội ngày nay). Song từ năm 1731, sau khi cha Lê Quý Đôn vì dâng sớ can gián thẳng, bị chúa Trịnh Giang đuổi về quê thì cuộc đời thơ ấu của ông chủ yếu gắn với vùng quê gốc là làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện H−ng Hà, tỉnh Thái Bình).

Diên Hà là miền đất nằm giữa vùng sông n−ớc đông vui, không bị ràng buộc bởi những luỹ tre làng khép kín. Từ nơi này có thể đi đò dọc xuống chợ Bổng Diên (Th− Trì), đi Tân Đệ (Nam Định) đi lên chợ huyện Hiếu Nạp hoặc đi chợ Thụy Lôi để đến tỉnh lỵ H−ng Yên… Cùng với huyện Thần Khê cũng thuộc phủ Tiên H−ng lúc bấy giờ, Diên Hà là “đất tụ khí anh hoa”, “những ng−ời học giỏi, những bề tôi hiền đứng đầu cả xứ miền d−ới”, thật đúng nh− hai câu ca dao đầy tự hào của Thái Bình: Đã là con mẹ con cha

Thời sinh ở đất Diên Hà, Thần Khê.

Hơn nhiều đứa trẻ cùng thời khác, Lê Quý Đôn rất có điều kiện để theo đòi bút nghiên. Phụ thân ông là Lê Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ), hiệu Trúc Am (1694- 1781), là một vị đại thần của chúa Trịnh Doanh đ−ợc chúa Trịnh Doanh kính trọng và tin cẩn. Ông đậu tiến sĩ khoa Giáp Thìn, năm Bảo Thái thứ 5 (1724) khi vừa tròn 30 tuổi, làm quan đến chức Hình bộ th−ợng th−, t−ớc Diễn phái hầu và đ−ợc chúa Trịnh Sâm viết tặng bốn chữ lớn: “Đặc huệ bảo ân” (ơn huệ đặc biệt, tiếng tăm tốt đẹp). Xét trong phạm vi gia đình thì bản thân ông vừa là ng−ời cha nh−ng cũng là ng−ời thầy của các con. Nhiều bậc khoa bảng, quan lại, văn nhân khá nổi tiếng nh− Nguyễn Huy Oánh (thân sinh nhà thơ xuất sắc Nguyễn Huy Tự), Nguyễn Mậu Thuật, Bùi Đình Dự, Nguyễn Đạt, Lý Trần Thản, Nguyễn Duy Trung, Đào Duy Doãn, Nguyễn Duy Thức, Lý Trần Dự,…

Thân mẫu Lê Quý Đôn là bà Tr−ơng Thị ích- con gái thứ ba của quan Tiến sĩ Hoằng phái hầu Tr−ơng Minh L−ợng. Vốn con nhà thi lễ, tính tình kín đáo, hòa nhã, bà dạy con rất nghiêm nh− bà mẹ Liễu Trọng Sinh hòa mật gấu cho con uống, nh− bà mẹ Mạnh Tử chặt khung cửi để răn con. Phải nói rằng, sự quan tâm răn dạy của cha mẹ có ảnh h−ởng rất lớn đến nhân cách con ng−ời Lê Quý Đôn và t− t−ởng sau này của ông. Ngay cả khi Lê Quý Đôn đã ngoài 50 tuổi, đã làm quan và đang công cán ở vùng Thuận Hoá, cha ông vẫn còn làm thơ khuyên nhủ con trai:

“Cha già năm nay răng tóc kém Trung, thành, cần, thận, nhắc con ghi. Châu Ô của cải đừng thu vén,

Cốt đ−ợc bình yên chữ “trở về”[40, tr. 309].

Điều đáng chú ý là, gia đình, quê h−ơng là môi tr−ờng, là những điều kiện, nhân tố thuận lợi để tài năng, t− t−ởng Lê Qúy Đôn hình thành và phát triển. Song, sẽ không thể có một ng−ời con xuất sắc, một vị quan tài ba, một học giả uyên bác, nếu không có những nhân tố chủ quan tác động tích cực vào hoàn cảnh. Đó chính là sự thông minh, mẫn tiệp cùng với sự chăm chỉ rèn luyện của bản thân Lê Quý Đôn.

Theo Ngô Thời Sĩ, Lê Quý Đôn là ng−ời “đọc kinh không biết mỏi”. Đến khi biết chơi đùa, “ông chỉ thích vun cát, vạch bát quái, ngồi xổm trông trời, ngoài sách vở ra không −a chuộng thứ gì khác”, cũng “không ham mê trong chốn phồn hoa náo nhiệt, không chìm đắm vào thói phù phiếm ngông nghênh” mà luôn “quyết chí dò tìm chỗ sâu xa ở bên ngoài của 6 kinh 4 truyện, tỏ rõ lẽ uyên bác trong khoảng xét nay tới x−a qua”. Đối với cậu bé vừa mới hai, ba tuổi đã biết đọc chữ hữu, chữ vô thì việc học thuộc và viết lại những chữ trong sách nhập môn Tam tự kinh chỉ là công việc dễ dàng đối với ông. Nh−ng chữ nào

trong sách vở Nho giáo, Lê Quý Đôn cũng thấy phải suy đi, nghĩ lại, những chữ gì cũng khiến Lê Quý Đôn phải dày vò, trăn trở để rồi sớm nuôi cái chí dành cả cuộc đời “hành quá vạn lý lộ, độc phá vạn quyển th−” (đi quá vạn dặm đ−ờng, đọc nát vạn quyển sách) để tìm hiểu về bản chất con ng−ời, về trời đất, mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú, để sau này viết thành hàng ngàn trang sách.

Năm lên bảy tuổi, Lê Quý Đôn đã học cũng nh− đọc đ−ợc khá nhiều sách và thực sự nổi tiếng khắp vùng. Mỗi khi có ng−ời đến nhà chơi, vì tính hiếu kỳ mà thử tài ông, Lê Quý Đôn đều ứng đáp trôi chảy. Một ng−ời bạn của thân phụ ông vốn làm quan đồng triều về nghỉ tại Nam Định tìm sang chơi thăm Lê Trọng Thứ. Để thử tài Lê Quý Đôn, ông khách chỉ lên chiếc kính ông đang đeo trên mắt mà nói “tứ mục” (4 mắt) rồi bảo Đôn đối lại. Lê Quý Đôn trỏ tay ra ngã ba sông đầu làng đọc luôn “Tam xuyên” (ba sông)1. Sửng sốt tr−ớc sự đối đáp nhanh nhẹn, tài tình và có khẩu khí của Đôn, ông khách cứ tấm tắc khen mãi và nói với Lê Trọng Thứ: “Thằng này về sau văn ch−ơng ngang dọc một đời đây” [43, tr.10-11].

Một trong những cái khác th−ờng ở Lê Quý Đôn thời nhỏ là chơi cũng là học, học cũng là chơi. Cái chất thần đồng nổi lên ở ông chính là một phần ở bí quyết ấy. Vào những năm Lê Quý Đôn hơn m−ời tuổi, ông đã thuộc lòng và nắm vững tất cả các sách mà sĩ tử ngày x−a coi là sách giáo khoa phải đ−ợc học và đ−ợc dạy để đi thi nh− Tứ th−, Ngũ kinh, Bách gia ch− tử. Lệ thi cử ngày x−a khi khảo hạch đến tú tài, cử nhân mới phải làm thể phú. Vì phú là một thể thơ cổ rất khó làm, ấy thế mà hơn m−ời tuổi, Lê Quý Đôn có thể làm một ngày 10 bài phú, không cần viết nháp. Tiếp xúc với ông, ai cũng bàng hoàng vì sức đọc, sức nhớ “c−ờng ký” (sức nhớ mãnh liệt) của ông.

1 Theo tự dạng của chữ Hán thì chữ tứ “四” viết quay dọc lại là chữ mục “目”, chữ tam “三” viết quay dọc lại là chữ xuyên “川”. Tài tình hơn nữa là hai chữ “Tứ mục” “四目” là hai chữ có năm nét, đ−ợc đối lại

Sách sử có ghi chép rằng, “có một lần, cha Lê Quý Đôn sang chơi nhà ng−ời bạn ở huyện bên có cho Lê Quý Đôn theo cùng. Đ−ờng xa, giữa tr−a, hai cha con ghé vào ăn cơm tại một quán hàng. Trong khi chờ nhà hàng dọn cơm, Lê Quý Đôn đọc quyển sổ của chủ quán ghi tên những ng−ời ăn chịu ch−a trả tiền. ít lâu sau, Lê Quý Đôn lại có dịp đi qua đó, thấy chiếc quán mới dựng đơn sơ hơn tr−ớc lại không thấy có hàng bán. Hỏi ra mới hay, quán mới bị cháy trụi hết cả, cuốn sổ ghi nợ không còn nên không biết ai nợ bao nhiêu mà đòi nữa, thành thử hết cả vốn mở quán, ch−a biết rồi đây gia đình sẽ sinh sống bằng gì. Lê Quý Đôn ngẫm nghĩ một lát rồi lấy giấy bút ra ghi lại hết tên những ng−ời nợ và số tiền nợ theo cuốn sổ nợ cậu đã đọc khi tr−ớc. Chủ quán ch−a thật tin nh−ng cứ chiểu theo sổ ấy đi đòi nợ thì đúng cả. Từ đó, hai vợ chồng lại có vốn mở quán bán hàng. Biết chuyện, nhân dân khắp vùng đều khâm phục trí nhớ tuyệt vời của Lê Quý Đôn và mừng cho vợ chồng ng−ời chủ quán đã gặp đ−ợc thánh sống” [43, tr.14 -15].

Từ sự bồi đắp, d−ỡng dục của gia đình, quê h−ơng và với t− chất đặc biệt, Lê Quý Đôn mau chóng tr−ởng thành cả về sức vóc và tầm hiểu biết.

Năm Cảnh H−ng nguyên niên (1739), cậu bé m−ời ba tuổi Lê Quý Đôn theo cha lên kinh đô để theo đòi cử nghiệp. Sống trong căn nhà ở ph−ờng Bích Câu với cái tên quen thuộc là “Kính nghĩa đ−ờng”, ông đ−ợc quen biết với những ng−ời rất mực tài hoa của đất kinh kỳ nh− Đoàn Lệnh Kh−ơng, cháu gọi nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm là cô ruột, hay những ng−ời ruột thịt của danh y Lê Hữu Trác, cho nên tài năng của ông ngày càng v−ơn lên. Năm m−ời tám tuổi, ông đỗ giải nguyên. Đến năm hai bảy tuổi (1752), ông thi Hội đỗ đầu, vào thi Đình đậu Bảng nhãn2.

Với bảng vàng đại khoa và với gia thế nội ngoại đều là quan lại có vai vế trong triều đình, Lê Quý Đôn quả có nhiều điều kiện thuận lợi để b−ớc những b−ớc dài trên con đ−ờng danh vọng. Tuy nhiên, Lê Quý Đôn không phải là ng−ời háo danh. Trong quan niệm của ông, thi đỗ đại khoa để bổ dụng ra làm quan ở trong triều ngoài trấn không khó, nh−ng làm quan để yên n−ớc yên dân thì khó hơn nhiều. Với Lê Quý Đôn, thứ bậc đỗ đạt trong thi cử chính là điều kiện thuận lợi để ông có thể thực hiện hai điều lớn trong đạo của ng−ời quân tử. Một là, ra làm quan để n−ớc mạnh, dân yên. Hai là, “tr−ớc th− lập ngôn” (viết sách). Bởi theo ông, khi có một c−ơng vị nào đó trong việc triều chính mới có điều kiện để kiểm tra lại những điều mình đã viết, đã đọc, mới uốn nắn đ−ợc những điều còn sai trái trong công việc của kẻ trên, ng−ời d−ới. Nếu gặp dịp đ−ợc mở mang tầm mắt ra n−ớc ngoài (ý nói việc đi sứ) mới có thể xem ng−ời ta làm thế nào mà học tập [Xem 43, tr.19]. Và sau này, trên suốt chặng đ−ờng hoạn lộ, ông đã thực thi theo đúng sở nguyện. Chỉ có điều, do thực tiễn xã hội lúc bấy giờ, do lập tr−ờng t− t−ởng giai cấp nên ông đã có nhiều hạn chế trong cách nhìn đối với thời cuộc. Nh−ng dầu sao, điều đó cũng không làm lu mờ đi tài năng và sự nghiệp của Lê Quý Đôn - một tên tuổi rực rỡ của dòng họ và cũng là của cả nền văn hoá dân tộc.

Tóm lại, thế kỷ XVIII là thế kỷ rất đặc biệt trong lịch sử phát triển của dân

tộc. Thế kỷ ấy đánh dấu sự suy sụp, khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam từ mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Cùng với sự suy thoái của chế độ phong kiến, ý thức hệ Nho giáo cũng rơi vào khủng hoảng. Nho sĩ không còn tin vào những giá trị mà mình học và dạy cho ng−ời khác. Cơn lốc ở thế kỷ XVIII đã phân hóa tầng lớp sĩ phu phong kiến theo nhiều con đ−ờng khác nhau. Có ng−ời vẫn tuyệt đối trung thành với chế độ phong kiến Lê- Trịnh, có ng−ời ngả về phía nông dân chống lại triều đình và cũng không ít ng−ời tìm đ−ờng lui về ẩn

dật. Xuất thân trong một gia đình quan lại lớn lại theo con đ−ờng cử nghiệp ra làm quan, nhân sinh quan Lê Quý Đôn chịu sự chi phối sâu sắc của đạo học chính thống. Tr−ớc thực trạng rối ren, khủng hoảng của xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII, ông đã lựa chọn con đ−ờng nhập thế, đem hết tâm sức của mình để phụng sự chế độ phong kiến đ−ơng thời hòng tái lập, khôi phục chế độ ấy trở lại thời kỳ vàng son, thời của vua thánh tôi hiền, xã hội yên bình thịnh trị, có trật tự, kỉ c−ơng. Mặc dầu còn có nhiều hạn chế do tính tất yếu của lịch sử, song cuộc đời ông là bài học sâu sắc về giá trị nhân sinh.

Ch−ơng 2

Một số nội dung cơ bản trong nhân sinh quan lê quý đôn

Nh− đã trình bày ở ch−ơng 1, cuộc khủng hoảng toàn diện của chế độ phong kiến Việt Nam đã bộc lộ từ thế kỷ XVI, đến thế kỷ XVIII thì b−ớc vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng trong toàn bộ cơ cấu của nó; nông nghiệp đình trệ, công th−ơng nghiệp bị kìm hãm, bộ máy cai trị phong kiến quan liêu suy đồi và mục nát đến cực độ, đạo thống và ý thức hệ phong kiến vẫn trên đà suy yếu, ngày thêm bất lực, phong trào nông dân bùng nổ mạnh mẽ, liên tục khắp Đàng ngoài và Đàng trong. Tr−ớc tình hình đó, đội ngũ trí thức phong kiến đã phân hóa rõ rệt, một số ít có tinh thần yêu n−ớc, tinh thần dân chủ đã ủng hộ hay đi theo nông dân khởi nghĩa, một số ít thì lui về ẩn dật, một số ít khác lại tỏ ra hoàn toàn bất lực chỉ biết “ngu trung” với nhà Lê, một số đông hơn thì ra sức chống đỡ, bảo vệ triều đình Lê- Trịnh, tận trung với nó. Lê Quý Đôn đại biểu cho bộ phận này.

Cùng với Ngô Thì Nhậm và Hải Th−ợng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn là một trong ba g−ơng mặt tiêu biểu của thế kỷ XVIII. Ông không chỉ là một vị quan tận trung với triều đình phong kiến Lê- Trịnh mà còn là nhà t− t−ởng lớn đã để lại cho đời một khối l−ợng tr−ớc tác đồ sộ. Toàn bộ tác phẩm của Lê Quý Đôn đã thể hiện sự phong phú, uyên bác trong t− t−ởng của ông. Ngoài quan niệm về nhân sinh, nó còn chứa đựng một thế giới quan duy vật biện chứng mặc dù còn chất phác, thô sơ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tính chất duy vật biện chứng thô sơ qua các tr−ớc tác của ông đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng về nhiều mặt. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, ng−ời viết chỉ xin đề cập đến một khía cạnh trong t− t−ởng triết học của ông, đó là quan niệm về nhân sinh.

Trong truyền thống triết học ph−ơng Đông, t− t−ởng triết học về nhân sinh (nhân sinh quan) tr−ớc hết th−ờng đ−ợc biểu hiện qua các khái niệm về "đạo làm ng−ời", về "lẽ sống ở đời"- những khái niệm đóng vai trò là hạt nhân cơ bản để từ đó các nhà t− t−ởng xây dựng và phát triển quan niệm về nhân sinh của mình. Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con ng−ời. Trong xã hội có giai cấp, nhân sinh quan có tính giai cấp. Nội dung của nhân sinh quan biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con ng−ời trong mỗi chế độ xã hội cụ thể. Tr−ớc thời buổi loạn lạc, nhân tâm không định, thế biến không th−ờng của xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn muốn đem hết tài sức của mình ra thi thố hòng góp phần đ−a xã hội, chế độ phong kiến ra khỏi tình trạng suy yếu, khủng hoảng. Ông kêu gọi mọi ng−ời hãy trở về thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến, đó là một xã hội có trật tự, có kỷ c−ơng, một xã hội có vua hiền, tôi trung nh− của thời Nghiêu Thuấn, nh− thời Lê Thánh Tông. Có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu nhân sinh quan lê quý đôn (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)