3 Giá trị nhân sinh quan Lê Quý Đôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu nhân sinh quan lê quý đôn (Trang 60 - 75)

Lê Quý Đôn là một nhà nho nhập thế tích cực, suốt đời say s−a, miệt mài trong đ−ờng khoa bảng, trong tr−ờng quan lại. Tuy nhiên, do t− t−ởng của ông bị kìm hãm trong cách học nhồi sọ của nhà tr−ờng phong kiến, nên mặc dầu nổi tiếng là ng−ời uyên bác, thông đạt cổ kim lại là ng−ời sớm tiếp xúc với văn hoá ph−ơng Tây, thế nh−ng ông lại ch−a tìm ra đ−ợc ý nghĩa của các nhân tố mới xuất hiện của sự phát triển văn hoá, khoa học thời đó. Song, sẽ là phiến diện nếu chỉ thấy sự hạn chế mà không thấy đ−ợc mặt tích cực trong t− t−ởng của ông. Bên cạnh sự tồn tại với t− cách là một học giả, cách suy nghĩ bị đóng khung trong sách vở, ông còn là một ng−ời hoạt động thực tiễn nhiệt tình, có hoài bão lớn, cho nên trong quan niệm về nhân sinh của ông, có không ít những điểm đặc sắc, có giá trị không chỉ đối với đ−ơng thời mà còn là bài học hữu ích trong công cuộc xây dựng đất n−ớc ta hiện nay vì mục tiêu dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. 3. 1. Giá trị nhân sinh quan Lê Quý Đôn đối với đ−ơng thời

Nh− chúng ta đã biết, xã hội Việt Nam thời cuối Lê là một xã hội phong kiến đang khủng hoảng nghiêm trọng và dần suy yếu, trong lòng xã hội chất chứa những mâu thuẫn: cuộc nội chiến Lê Mạc ch−a chấm dứt thì nguy cơ cát cứ Nam - Bắc phân tranh đã xảy ra. Vì mất mùa đói kém, nông dân nổi dậy khắp nơi. Đầu đời Cảnh H−ng (từ năm 1740) trở đi đã nổi lên các cuộc khởi nghĩa lớn nhiều phen làm cho kinh thành Thăng Long phải náo động. Nội bộ chính quyền

phong kiến Lê- Trịnh thì không ổn định: chúa lấn quyền vua. Họ Trịnh đã tuỳ ý phế lập các vua Lê kể từ vua Lê Trung Tông cho đến vua Lê Hiến Tông. Lộ liễu và tàn bạo nhất là các cuộc phế truất vua Lê Kính Tông (năm 1619), Vĩnh Khánh (1729), và việc bắt giam rồi giết hại Thái tử Lê Duy Vĩ (1769). Những việc này chắc Lê Quý Đôn có biết. Bởi ông sinh năm 1726, đến 1752 (27 tuổi) thi đỗ Bảng nhãn. Năm 1758 - 1760, ông có đi sứ Trung Quốc, sau khi về thì bị gièm pha phải về h−u dạy học. Sau khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa, năm 1769, nhờ có ng−ời tiến cử ông mới đ−ợc dùng lại. Tổ chức ở cung đình thì rối ren: chúa Trịnh lập ra các cơ cấu để tập trung mọi quyền hành tối cao về tay mình (tuy ngôi vua vẫn để họ Lê giữ) nh− lập sáu phiên để giám sát sáu bộ, Ngũ phủ phủ liêu nắm cả quyền quân sự và dân sự... Vì cần tiền chi tiêu cho bộ máy nhà n−ớc, cho nên ai nộp thóc thì triều đình trao chức phẩm, ai nộp ba quan thì đ−ợc danh hiệu “sinh đồ”; quan thì đ−ợc cấp lính tuỳ hầu, đ−ợc thu tiền riêng do lính kiếm đ−ợc làm ngụ lộc (năm 1741). Kẻ coi giữ tài chính nhà n−ớc thì thông đồng tham ô... Những giá trị tinh thần và lòng tin bị xói mòn, đảo lộn... Nho giáo, bệ đỡ t− t−ởng của giai cấp thống trị phong kiến lúc đó đang dần bộc lộ hết những hạn chế, những điểm yếu vốn có của mình trong quản lý, điều hành xã hội. Mặc dầu ở Đàng ngoài cũng nh− ở Đàng trong, trên từng mức độ khác nhau, chính quyền trung −ơng vẫn tiếp nối tinh thần của thế kỷ XV, xem Nho giáo là nền tảng t− t−ởng cho mọi hoạt động về chính trị và xã hội. Trên danh nghĩa, giáo lý của đạo nho vẫn đ−ợc coi là hệ t− t−ởng chủ đạo của chế độ phong kiến, của hệ thống chính trị quân chủ. Nhà n−ớc phong kiến trung −ơng vẫn dựa vào đó để hoạch định chính sách cai trị và tổ chức giáo dục - khoa cử, tuyển chọn quan lại bổ sung vào bộ máy chính quyền nhà n−ớc theo tinh thần Nho giáo, nh−ng trên thực tế, nhiều giá trị đã bị thay đổi. Điều đó đặt ra cho tầng lớp sĩ, trong đó có Lê Quý Đôn nhiều thách thức. Ra tham chính trong điều kiện nh− vậy, Lê Quý Đôn không thể không suy nghĩ đến một cuộc cải tổ để mong cho chính quyền mà ông phụng sự thoát khỏi nguy cơ sụp đổ.

Tuy nhiên, tr−ớc những tấm g−ơng thời ấy vì lời “nói thẳng” mà bị mất chức, đuổi về (Bùi Sĩ Tiêm), Lê Quý Đôn đã hết sức khôn khéo khi trình bày các sở kiến chính trị. Ông th−ờng dựa vào việc chú giải tác phẩm kinh điển, m−ợn lời nói, việc làm của ng−ời x−a để nói lên dụng ý của mình, bởi đúng sai, tội vạ đâu đã có thánh nhân và nịnh thần thời x−a gánh chịu. Tác phẩm Kinh th− diễn nghĩa

là một ví dụ tiêu biểu. Việc Lê Quý Đôn chú giải lại Kinh th− và đề tựa vào năm 1772, nghĩa là ba năm sau khi tái tham chính, không phải là một việc làm ngẫu nhiên. Nếu đơn thuần làm sách vì học thuật hay chú giải sách để dạy trong tr−ờng của mình v.v... thì ông có thể làm vào lúc khác, hoặc đ−a ra một cuốn sách khác. Đàng này, trong bối cảnh ấy, lại say s−a đi vào chú giải một cuốn sách chuyên bàn về chính trị, về quản lý xã hội nh− thế rõ ràng là có mục đích, có dụng ý chính trị. Chính tác giả cũng đã nói ở bài Tựa “Kinh th− diễn nghĩa”: “sách này cũng có thể để nhà vua xem luôn bên cạnh, dùng làm công cụ lấy đức trị dân” [11, tr. 69]. Lê Quý Đôn coi nghĩa lý trong Kinh nh− ph−ơng thuốc khả dĩ cứu chữa đ−ợc căn bệnh của thời thế.

Ngoài Kinh th− diễn nghĩa, ông còn tiến hành khảo cứu rất nhiều tác phẩm khác nữa. Việc làm này của ông đã góp phần tích cực vào phong trào chấn h−ng Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XVIII. Tuy không đem lại kết quả nh− những ng−ời phát động phong trào mong muốn, thánh mô hiền phạm không ngăn chặn đ−ợc bạo loạn, không loại bỏ đ−ợc những cuộc chiến tranh lớn liên miên cuối thế kỷ XVIII, nh−ng nó đã đẩy nhận thức của các nhà Nho Việt Nam về ph−ơng diện lý luận tiến lên một tầng thứ mới. Đồng thời nó cũng tăng c−ờng thêm tính chính thống và bảo thủ của Nho kể từ giai đoạn này về sau.

Đánh giá về Lê Quý Đôn không thể không thông qua các tác phẩm của ông. Bởi giá trị chân chính của một con ng−ời là ở chính tác phẩm của ng−ời ấy. Nói nh− C. Mác, tác phẩm của mỗi ng−ời là sự tự thể hiện của ng−ời ấy, là vật chất hóa phẩm chất tài năng của họ, là sự nhân đôi của con ng−ời ở anh ta và ở

tác phẩm của anh ta. Giá trị chân chính của Lê Quý Đôn chính là ở giá trị của lâu đài văn hóa và khoa học cực kỳ phong phú và to lớn mà ông để lại.

Qua tr−ớc tác của ông nói riêng và cuộc đời của ông nói chung, chúng ta thấy ở Lê Quý Đôn một sự nhất quán về mục đích trong hoạt động chính trị cũng nh− trong tr−ớc thuật. Ông muốn dùng ngòi bút để uốn nắn, cứu chữa hiện thực rối ren, thối nát đang diễn ra quanh ông. Nh−ng thực tiễn vẫn cứ diễn ra theo h−ớng không nh− Lê Quý Đôn mong muốn. Cái "đạo" đã suy và còn suy. Cái "đạo" theo quan niệm của ông đang bị thực tiễn v−ợt qua và bác bỏ. Lập tr−ờng chính trị bảo thủ của Lê Quý Đôn đã t−ớc bỏ, hạn chế tác dụng của tính thực tiễn trong sự nghiệp tr−ớc thuật của ông nhằm cải tạo hiện thực. Thậm chí nó còn chứng minh thêm chất bảo thủ trong con ng−ời ông. Nh−ng ở một góc độ khác, với tính thực tiễn ấy, sự nghiệp tr−ớc thuật của Lê Quý Đôn đã nâng ông lên tầm bác học bằng những đóng góp lớn lao cho kho tàng văn hoá của dân tộc. Ông trở thành một đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam vào thế kỷ XVIII.

Xuất thân từ tầng lớp quý tộc theo con đ−ờng cử nghiệp ra làm quan, Lê Quý Đôn có điều kiện tiếp xúc với tất cả cội nguồn văn hoá kim cổ, đông tây. Là ng−ời có ý thức truy cầu chân lý của thời đại và mong muốn làm sao xoay chuyển đ−ợc thế cục đ−ơng thời, Lê Quý Đôn luôn luôn chú ý đến những điều kiện của sự thành công, những biện pháp để đạt đ−ợc kết quả. Tuy ông không thể phát hiện đ−ợc chân lý của thời đại ông, không đạt đ−ợc mục tiêu lớn nhất của đời ông là phục h−ng triều đại Lê-Trịnh, nh−ng sự cố gắng của ông đã giúp ông tổng kết đ−ợc một số yếu tố cần thiết cho nhận thức và hành động của con ng−ời. Đi nhiều, nếm trải nhiều, ông th−ờng sống trong sự day dứt, trăn trở, phân thân tr−ớc tình thế rối ren của xã hội, một xã hội đã phát triển đến giai đoạn mà bản thân nó đặt ra cho các nhà t− t−ởng nhiều vấn đề phải suy t−, nhiều câu hỏi phải giải đáp. Điều này đã tạo nên sự tích cực, nét đặc sắc trong t− t−ởng của ông bên cạnh những hạn chế do thiên kiến giai cấp che lấp. Vậy cái gì đã hàng ngày

day dứt Lê Quý Đôn, đã làm ông chẳng ngủ? Đó là cảnh đói rét, túng thiếu của quê h−ơng. Đó là nỗi cực nhọc của ng−ời nông dân khi mất mùa và hạn hán. Ông cố gắng tìm ra từ sách vở thời x−a những biện pháp “kinh bang tế thế”, nh−ng việc chủ yếu của ông là phải tự mình đi vào đời sống để ghi chép và suy nghĩ từ những sự kiện cụ thể hàng ngày.Ông nhắc nhở những ng−ời làm quan tại triều đình không nên chỉ ngồi yên một chỗ mà phải đi xuống nhân dân: “Kẻ sĩ ra làm quan hành chính, có phải chỉ ung dung ở chốn miếu đ−ờng, bàn bạc văn nhã và tỏ ra đức vọng thôi đâu. Có khi phải tuần xét biên giới mà chịu trách nhiệm một ph−ơng thì cũng phải nghĩ làm sao để vỗ về binh nông, dấy lợi trừ hại, tuyên bố giáo điều, dời đổi phong tục, hết khả năng tâm lực mà làm điều chức phận nên làm, để thỏa lòng bề trên, ban ơn dân chúng” [10, tr. 27].

Với Lê Quý Đôn, lựa chọn con đ−ờng nhập thế, đem tài lực của mình phụng sự chế độ đ−ơng thời là điều dễ hiểu. Về ph−ơng diện này, ông quả là một thầy thuốc có tài giúp triều đình Lê - Trịnh kéo dài ngày hấp hối.

2. 3. 2. Giá trị nhân sinh quan Lê Quý Đôn đối với cuộc sống con ng−ời hiện nay

Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của thế kỷ XVIII. Đó là ng−ời đã dành cả cuộc đời phục vụ cho sự phồn vinh của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân, ng−ời đã để lại một di sản tinh thần vô cùng to lớn và quý báu đối với dân tộc ta hôm nay và mãi mãi sau này. Tuy còn nhiều hạn chế do lập tr−ờng giai cấp nh−ng con ng−ời ông, cuộc đời và sự nghiệp của ông là bài học sâu sắc về giá trị nhân sinh. Những t− t−ởng về sử dụng pháp luật của ông nh−: phải phổ biến sâu rộng luật pháp cho dân biết; xét xử phải công bằng, không phân biệt sang hèn...có giá trị vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay. Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, dựa trên đó để thực hiện quản lý Nhà n−ớc, quản lý xã hội theo pháp luật. Hiện nay, pháp luật và việc tổ chức

thực hiện pháp luật ở ta còn lỏng lẻo dẫn đến thái độ coi th−ờng pháp luật của ng−ời dân, nhiều vụ việc phải xét đi xét lại nhiều lần làm giảm tính nghiêm minh của luật pháp. Vì vậy, tăng c−ờng pháp luật và pháp chế hiện nay là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội, của lãnh đạo và quản lý.

Cùng với sự nhấn mạnh việc thực hành pháp luật, Lê Quý Đôn còn là tấm g−ơng sáng về nghị lực làm việc phi th−ờng cùng tinh thần ham học hỏi. Đối với mọi việc, ông luôn suy xét đến cùng. "Đi đến đâu cũng để ý tìm tòi, phàm việc gì mắt thấy tai nghe, đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao tiểu đồng đựng vào túi sách, lâu ngày tích tập, sau mới chép thành từng thiên" [9, tr. 16-17]. “Dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận”, đó là cách thức làm việc suốt đời của Lê Quý Đôn.

Ông đã duyệt lại toàn bộ di sản của cổ nhân để từ đó cân nhắc, chọn lọc và rút ra những bài học thiết thực của bản thân mình. Ông quan niệm: “ghi chép lời hay, lời nói phải của cổ nhân, dùng để giữ mình thì có thể đ−ợc yên thân, suy ra công việc thì có thể giúp đời; nghiên cứu m−u mô cao, phép tắc tốt của cổ nhân, khi gặp ng−ời hỏi, thì có thể ứng đối đ−ợc đầy đủ, gặp công việc, có thể dựa vào đấy mà châm ch−ớc; sách vở văn ch−ơng của cổ nhân không phải một loại, xem vào đấy có thể giúp tâm trí, gợi tính tình; tài đức sự nghiệp của cổ nhân không giống nhau, thuật truyện lại có thể sánh kịp ng−ời hiền, học lấy lẽ phải; sau nữa, đến nh− bờ cõi, núi sông, tiên phật, thần quái, ph−ơng thuật, tạp thuyết, cũng đều có quan hệ đến cách vật trí tri, có giúp ích vào việc giữ vững lòng thành, thông suốt sự lý cả” [9, tr. 16]. Tiếc rằng, sự hạn chế về thế giới quan đã khiến cho ông không thể trên cơ sở của quá khứ để vì t−ơng lai của dân tộc phát huy những cái tốt đẹp và gạt bỏ đi những cái lạc hậu.

Cùng với việc kế thừa di sản của cổ nhân, sử dụng nó vào mục đích chính trị của mình, Lê Quý Đôn còn tiếp thu những kiến thức khoa học đầy đủ nhất của thời đại để suy nghĩ và hành động. Điều này nhắc chúng ta nhớ lời dạy của

Lênin, đối với ng−ời cộng sản là phải tiếp thu toàn bộ văn hóa của nhân loại để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp của mình. Tiếc rằng, ở thời đại Lê Quý Đôn, kiến thức khoa học của ông không đáp ứng đ−ợc bao nhiêu cho việc đổi mới hoàn cảnh xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân. ở đất n−ớc ta ngày nay thì khác. Trình độ văn hóa và khoa học đang là điều kiện quan trọng bậc nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Tinh thần trao đổi kiến thức của Lê Quý Đôn trở thành bài học vô cùng quan trọng với mỗi ng−ời chúng ta ngày nay.

Không chịu bó mình trong cái học khoa cử, trong tầm kiến thức của thánh kinh hiền truyện, ông tranh thủ mọi thời gian mình có để nghiên cứu, học tập, ghi chép lại tất cả những gì đã quan sát đ−ợc, từ đó suy nghiệm về phép xử thế ở đời. Điều này lý giải tại sao một ng−ời với bộn bề công việc nh− ông lại có thể để lại cho hậu thế một số l−ợng tr−ớc tác lớn đến nh− vậy.

Thành tựu trên của Lê Quý Đôn là do ông có điều kiện cá nhân thuận lợi để đi vào con đ−ờng khoa học hơn nhiều sĩ phu đ−ơng thời. Ai cũng phải thừa nhận điểm nổi bật ở ông là vốn học thức uyên bác và thói quen quan sát, ghi chép, tổng kết thực tế. Học vấn sâu rộng tạo cho ông điều kiện để ông so sánh đối chiếu những t− liệu của sách vở và của thực tế, từ đó tìm thấy những điểm riêng của sự vật mà mình chú ý. Thói quen quan sát, ghi chép, tổng kết thực tế khiến ông có cơ sở để đi sâu vào sự vật, để suy xét lại những nhận thức ban đầu của mình, uốn nắn lại những chỗ mà mình thấy ch−a hợp lý. Sở tr−ờng và phong cách đó có thể giúp ông phát hiện đ−ợc một số chân lý cụ thể của cuộc sống, trong khi đáng lẽ lập tr−ờng giai cấp và hoàn cảnh sống của ông ràng buộc ông, hạn chế ông.

Có đ−ợc học vấn uyên bác và một đầu óc quen quan sát, nghiên cứu thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu nhân sinh quan lê quý đôn (Trang 60 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)