Thông tin chính trị, kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thông tin đối ngoại cho người việt nam ở nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 72)

+ Thơng tin chính trị

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đối với NVNONN, Uỷ ban Nhà nước về NVNONN, thuộc Bộ Ngoại giao, ngoài việc tham mưu, phối hợp, hỗ trợ bộ, ban, ngành liên quan còn trực tiếp đưa thơng tin ra ngồi phục vụ cộng đồng. Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kịp thời về các chính sách đối với kiều bào như: miễn thị thực, quốc tịch, mua nhà đất, đầu tư, quỹ bảo hộ công dân.

Các đơn vị làm công tác thông tin đối ngoại cũng đã kịp thời chuyển tải các thơng tin chính trị trong nước tới cộng đồng NVNONN như:

- Giới thiệu rộng rãi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; Những chủ trương quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng…;

- Thông tin về những yêu cầu của Việt Nam, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước trên ngun tắc cùng có lợi, tơn trọng độc lập chủ quyền và quyền tự quyết của nhau.

- Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước được thể hiện qua những quyết sách được vạch ra tại các Đại hội Đảng toàn quốc, các hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, các hoạt động đối nội, đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta ở trong nước, tại các tổ chức quốc tế và khu vực như APEC, ASEAN... cũng như qua các chuyến đi thăm hữu nghị tới nhiều nước trên thế giới;

- Thông tin về thành công của các hoạt động đối ngoại quan trọng, bao gồm các chuyến thăm nước ngoài của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và lãnh đạo cấp cao các nước tới Việt Nam và các sự kiện lớn như: Hội nghị cấp cao APEC 14 (2006), Đại lễ Phật đản Vesak (2008), Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (2007), đảm nhận cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (2008-2009), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước Á - Âu lần thứ 9 (5/2009), Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất. Đặc biệt, năm 2010, thông tin đối ngoại đã phục vụ tốt cho thành công của Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các Hội nghị cấp cao ASEAN 16, 17, cấp cao Đông Á và các cấp cao liên quan, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 43 và Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN 17 (ARF 17) mà Việt Nam đóng vai trò chủ nhà và Chủ tịch ASEAN, sự tham dự của Việt Nam tại các Hội nghị cấp cao G20 với tư cách Chủ tịch ASEAN, cấp cao APEC 18...

+ Thông tin kinh tế

Cộng đồng NVNONN cũng đã nhanh chóng nắm bắt được các thơng tin kinh tế, xã hội trong nước:

- Thông tin về những thành tựu về kinh tế trong công cuộc đổi mới: duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, thực hiện có kết quả các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế, tiếp tục xây dựng các cơng trình hạ tầng cơ sở lớn;

- Thông tin về những thành tựu của đất nước trong những ngành kinh

tế mũi nhọn, những nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội

nhập các cơ cấu kinh tế khu vực (AFTA) và quốc tế (WTO), tham gia quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam, khuyến khích đầu tư nước ngồi (bao gồm cả đầu tư của Việt kiều) vào Việt Nam.

Các ngành, các cấp triển khai nhiều hoạt động thu hút sự hợp tác, đóng góp nguồn lực của các thành phần trong cộng đồng vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước như: tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, diễn

đàn trí thức, doanh nhân NVNONN tham gia xây dựng đất nước; tạo điều kiện cho doanh nghiệp kiều bào tham gia đầu tư vào chương trình kinh tế trọng điểm của ngành và địa phương. Sự ra đời của Hiệp hội Doanh nhân NVNONN vào tháng 8/2009 là mốc quan trọng trong việc tập hợp, liên kết sức mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới giúp nhau cùng phát triển và đóng góp thiết thực cho quê hương. Nhiều hoạt động đã đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu của các bộ, ngành và địa phương. Nhiều ý kiến phản biện rất tâm huyết và có giá trị khoa học thực tiễn của trí thức kiều bào về các vấn đề như khai thác bơ-xít, xây dựng nhà máy điện nguyên tử, đường tầu cao tốc Bắc Nam… đã được chuyển tới lãnh đạo cấp cao.

Cho tới nay, hầu hết các ngành, các cấp ở Trung ương và địa phương cũng đẩy mạnh công tác TTĐN trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Điều này trước hết xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của hội nhập và phát triển kinh tế. Nhiều doanh nghiệp cũng tham gia thực hiện TTĐN, thậm chí đưa thơng tin đối ngoại trở thành một trong những nội dung của chiến lược maketing. Do đó, khối doanh nghiệp đang dần trở thành một lực lượng làm công tác TTĐN đầy tiềm năng, mạnh cả về nguồn vốn đầu tư cũng như cách thức thực hiện.

Bên cạnh đó, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện tuyên truyền phục vụ kinh tế đối ngoại về các chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, tiếp xúc với các đối tác, tham gia các hoạt động hội thảo, hội nghị, toạ đàm, gặp gỡ doanh nghiệp để quảng bá, tuyên truyền về Việt Nam, thu hút giới đầu tư, thương mại và khách du lịch, đồng thời thu thập, nắm bắt và thẩm định thông tin tại chỗ để cung cấp cho trong nước, nhất là về chính sách, luật lệ, thủ tục, thuế quan của các nước, nhu cầu về các loại mặt hàng của thị trường sở tại mà ta có khả năng xuất khẩu, khả năng của các đối tác.

Ngoài ra, các Bộ, ngành cũng tổ chức các chuyến khảo sát tình hình kinh doanh của kiều bào ta ở nước ngồi (Mỹ, Canada, Úc,...) nhằm tìm ra giải pháp tranh thủ chất xám của kiều bào để đẩy mạnh xuất khẩu và xây dựng chính sách khuyến khích và phát huy khả năng của NVNONN làm mơi giới, cầu nối thiết lập các quan hệ cho việc mở rộng hợp tác, đầu tư và xúc tiến thương mại với các công ty, các tổ chức và cá nhân bên ngoài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Bộ Ngoại giao tìm hiểu và đánh giá tình hình đầu tư của kiều bào hiện nay tại các địa phương, các khu công nghiệp trên cả nước. Hướng dẫn và phối hợp giải quyết những vướng mắc của kiều bào trong việc thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư theo đó đã xác định rõ địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư.

+ Thông tin xã hội

Những thơng tin về tình hình trong nước hàng ngày, các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước được kiều bào rất quan tâm. Đặc biệt là thông tin về những kết quả trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống đồng bào nông thôn vùng sâu vùng xa (được quốc tế ghi nhận), các đối tượng chính sách, nạn nhân chiến tranh; thực hiện tốt các chính sách trong lĩnh vực tín ngưỡng và quyền con người; chính sách cho những người có cơng với cách mạng...

Đã có rất nhiều các cá nhân là kiều bào có nhiều cơng sức đóng góp trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Các bộ, ngành, địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên phát hiện, giới thiệu những tổ chức, để kiến nghị Chính phủ có hình thức khen thưởng xứng đáng.

Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tập trung giải quyết các trường hợp tồn đọng khen thưởng kiều bào có thành tích trong 2 cuộc kháng chiến: lập Tổ Cơng tác liên ngành giải quyết chính sách cho kiều bào ở Thái Lan; đã thẩm định hơn 1200 hồ sơ kiều bào tại Thái Lan có cơng trong 2 cuộc kháng chiến; khen thưởng Huân chương Độc lập Hạng nhất cho cộng đồng kiều bào tại Thái Lan và 684 gia đình, cá nhân kiều bào có cơng trong 2 cuộc kháng chiến; tiếp tục khen thưởng cho 811 trường hợp kiều bào có thành tích trong kháng chiến. Cơ bản giải quyết khen thưởng thành tích kháng chiến chống Mỹ đối với kiều bào ở Pháp, Campuchia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thông tin đối ngoại cho người việt nam ở nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 72)