Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thông tin đối ngoại cho người việt nam ở nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 84)

Âm mưu “diễn biến hồ bình” về thơng tin, văn hố như chính một số nhà văn hố thế giới nêu lên, trở thành “đế quốc thông tin”, sự “xâm lăng về văn hố” là có thật. Âm mưu đó cùng với nguồn tài chính dồi dào, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại càng tăng lên tính nguy hiểm của "diễn biến hồ bình" và đặt ra u cầu, nhiệm vụ to lớn cho thông tin đối ngoại.

Trong những năm qua, các thế lực phản động người Việt ở các nước phương Tây tiến hành các hoạt động chống lại đất nước, chủ yếu dưới các hình thức sau:

- Tổ chức biểu tình chống đối trước các cơ quan đại diện ta ở nước ngoài nhân dịp các ngày lễ 30/4, mùng 2/9, ngày nhân quyền quốc tế... hoặc khi có phái đồn lãnh đạo cấp cao của ta sang thăm các nước có người Việt sinh sống; tổ chức diễu hành, dạ hội, đêm văn nghệ và các hoạt động khác nhằm vận động quyên tiền ủng hộ các phần tử cơ hội chính trị ở trong nước…

- Khống chế, lũng đoạn các phương tiện thông tin Việt ngữ (báo, đài, thông tin trên mạng internet…) để tuyên truyền, xuyên tạc tình hình trong nước, sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để vu khống, bôi nhọ chế độ ta; câu kết với các chính trị gia cực hữu (chủ yếu ở Mỹ), vận động thông qua nghị quyết, luật… chống Việt Nam (thí dụ, địi đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tơn giáo…); vận động các hội đồng hoặc chính quyền địa phương cho phép treo cờ ba sọc của ngụy quyền miền Nam trước đây tại nơi công cộng ở một số thành phố có đơng người Việt Nam sinh sống hoặc thiết lập cái gọi là "vùng không cộng sản" nhằm ngăn chặn các chuyến thăm của lãnh đạo ta tới các địa phương đó; tìm cách móc nối, kích động các phần tử cơ hội chính trị, người khiếu kiện biểu tình, gây rối ở trong nước rồi tung tin tuyên truyền xuyên tạc.

- Ngồi ra, chúng cịn tiến hành các hoạt động phá hoại, khủng bố, đe doạ tính mạng cán bộ nhân viên và tài sản của các cơ quan đại diện ta như tại Thái Lan, Philippines; gây nổ ở ngoài tường cơ quan đại diện ta tại Campuchia… Chúng cũng thường xuyên tìm cách đưa chất nổ và vũ khí về nước để tiến hành hoạt động khủng bố hoặc đưa truyền đơn về Việt Nam để phát tán. Đáng chú ý là hoạt động của cái gọi là "Đảng" Việt Tân mà thực chất là những phần tử phản động cực đoan liên quan đến tổ chức khủng bố do Hoàng Cơ Minh lập ra trước đây, có mạng lưới hoạt động trên khắp thế giới

và vừa qua đã thâm nhập Việt Nam nhưng đã bị lực lượng an ninh ta phát hiện, bắt giữ.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư tưởng văn hoá, ngoại giao, an ninh, giữa cơ quan trung ương với địa phương trong đấu tranh dư luận và xử lý các vấn đề quan trọng, nhạy cảm đã kịp thời và đồng bộ. Các đơn vị đã thực hiện các quy định của Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại về phối hợp xử lý thông tin, kịp thời đưa ra các biện pháp vơ hiệu hố ý đồ của địch. Đã giải thích kịp thời cho mọi người nước ngồi đang ở Việt Nam, nhất là các phóng viên báo chí thường trú và khơng thường trú hiểu đúng đắn tình hình, đưa tin khách quan và có thiện ý, tơn trọng luật pháp Việt Nam. Trong tình hình Biển Đơng và khu vực có thể phức tạp, các cơ quan cần phối hợp tốt dưới sự chỉ đạo chung để tuyên truyền khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền biển đảo của ta với dư luận thế giới; Xử lý các vấn đề nhạy cảm trong đấu tranh dư luận, xác định được trọng tâm là đấu tranh với những âm mưu, ý đồ chống phá nước ta nhất là vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc”, trong đó nổi lên các vấn đề sau:

- Đấu tranh chống việc Thượng viện Mỹ có thể đem ra xem xét “Đạo luật nhân quyền Việt Nam”; Việc chúng vận động giải Nơben cho Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý;

- Làm thất bại ý đồ gây mất ổn định ở Tây Nguyên, tuyên truyền vấn đề hồi hương cho bà con Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia; tuyên truyền cuộc sống mới của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên và cuộc sống của những người vượt biên trái phép trở về;

- Đấu tranh việc Mỹ ra các quyết định làm thiệt hại kinh tế của ta, ví dụ vấn đề bản quyền, thương hiệu; lợi dụng việc hợp tác nghiên cứu chất độc màu da cam để làm cho thế giới hiểu sai về môi trường Việt Nam, gây tác hại cho xuất khẩu nơng, thuỷ sản của ta…

Báo chí đối ngoại đã có nhiều bài phản bác “Báo cáo tình hình nhân quyền 2004” của Bộ Ngoại giao Mỹ (tháng 3 năm 2004), các Nghị quyết của Hạ viện Mỹ (tháng 5 năm 2004) và đặc biệt kịch liệt phê phán “Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2004” - tức Dự luật HR 1587 mà Hạ viện Mỹ thông qua (tháng 7 năm 2004). Vụ kiện phi lý “Việt Nam bán phá giá tơm” cũng được các báo chí đối ngoại phê phán mạnh mẽ, nhất là sau khi Bộ Thương mại Mỹ ra phán quyết sơ bộ về mức thuế nhập khẩu đối với tôm Việt Nam. Các báo đối ngoại đã hưởng ứng mạnh mẽ và nhiều báo đã tổ chức chuyên đề tuyên truyền ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/điôxin trong vụ kiện các cơng ty hố chất Mỹ.

"Trong chiến lược "diễn biến hịa bình" chống chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động coi Việt Nam là một trong những trọng điểm để chống phá” [56]; Các nhóm phản động, khủng bố (Việt Tân) đã cấu kết nhau hình thành các mạng lưới phối hợp hành động xuyên quốc gia, sử dụng các phương tiện báo chí, văn hóa vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, "bán đất, bán biển, khuất phục Trung Quốc", kêu gọi nhân dân trong nước và kiều bào ta phản đối khai thác bơ xít tại Tây Nguyên, tẩy chay Đại lễ 1000 năm Thăng Long, đòi thả tự do cho các phần tử vi phạm pháp luật bị giam giữ. Các thế lực này thơng qua bộ máy báo chí - truyền thơng to lớn ở nước ngoài lợi dụng các hiện tượng tham nhũng lãng phí, quan liêu, tiêu cực, tệ nạn xã hội trong nước để lôi kéo lôi kéo kiều bào, đặc biệt là thế hệ trẻ trong lưu học sinh, sinh viên, người lao động tham gia các tổ chức phản động. “Hiện có khoảng 400 tờ báo viết, 40 đài phát thanh và truyền hình của lực lượng phản động người Việt Nam ở nước ngoài ráo riết hoạt động tuyên truyền chống Việt Nam” [77]. Chúng tập trung, liên kết, tập hợp lực lượng để lôi kéo lớp trẻ, với mục đích chuyển giao thế hệ chống phá ta.

Bộ Ngoại giao với chức năng Người Phát ngôn trong nhiều sự kiện, đã góp phần rất lớn bày tỏ lập trường, bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch ở nước ngoài, mở các trang web về thơng tin báo chí, về Đảng Cộng sản Việt Nam, cung cấp nhanh nhất, chính xác nhất lập trường quan điểm của ta cho các đối tượng, góp phần giảm tác dụng của một số cơ quan báo chí nước ngồi cố ý bóp méo hoặc trích dẫn khơng đầy đủ về lập trường, quan điểm của ta. Các tạp chí “Quê hương”, Tuần báo “Quốc Tế”, và tờ Đối ngoại của Ban Đối ngoại Trung ương, Tạp chí Thơng tin đối ngoại của Ban Chỉ đạo cơng tác thơng tin đối ngoại đã góp phần khơng nhỏ trong việc chuyển tải thơng tin có định hướng, giúp dư luận hiểu đúng hơn về tình hình Việt Nam.

Cơng tác định hướng về nội dung thông tin để phản bác các luận điệu tuyên truyền, vu cáo của các thế lực phản động được Ủy ban Nhà nước về NVNONN chú trọng qua việc thông tin kịp thời và đầy đủ cho kiều bào về các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nói chung, chính sách đổi với kiều bào nói riêng ( Luật Quốc tịch sửa đổi, Luật Đầu tư, Quyết định 135...), đồng thời thường xuyên tập hợp các thông tin về kiều bào và dư luận của kiều bào về đất nước để báo cáo lãnh đạo các cấp, phối hợp với các cơ quan hữu quan tìm các giải pháp đấu tranh ngăn chặn âm mưu của các phần tử phản động dựng phim xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh, phối hợp tổ chức họp báo về tình hình tại tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng...

Bộ Cơng an đã góp phần chỉ đạo cơng tác đấu tranh dư luận, xây dựng nhiều kế hoạch, đề án, xuất bản tài liệu, trực tiếp và giúp các lực lượng thông tin đối ngoại làm rõ tình hình tự do tơn giáo, bình đẳng dân tộc, tơn trọng nhân quyền, mở rộng dân chủ ở nước ta, nhất là xử lý các vụ việc nhạy cảm. Phát hiện và ngăn chặn những thông tin phản động, xấu độc từ nước ngoài chuyển vào nước ta qua các ấn phẩm, sóng phát thanh, mạng Internet.

Bộ Quốc phòng, đặc biệt là Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt, Quân chủng Hải quân và Bộ đội biên phịng, đã trực tiếp làm cơng tác tun truyền đối ngoại ở những địa bàn gian khổ và khó khăn nhất của Tổ quốc – vùng biển, đảo và biên giới; Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đã kiên nhẫn đối mặt tuyên truyền, giải thích cho các đối tác và đối tượng nước ngồi về chính sách, pháp luật, chủ quyền Việt Nam, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và xây đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước.

Các cơ quan làm công tác TTĐN chủ lực đã tăng cường cung cấp thơng tin chính thống, có định hướng về chính sách và những nỗ lực của Việt Nam trong việc phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền tự do tôn giáo, những thành tựu của đất nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Việc Việt Nam bảo vệ thành công Báo cáo Kiểm điểm định kỳ phổ cập (UPR) trước Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã góp phần thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá của nhiều nước về Việt Nam theo hướng khách quan và toàn diện hơn. Việc xuất bản Sách trắng Quốc phòng đã đáp ứng các yêu cầu ở trong nước và quốc tế tìm hiểu về chính sách quốc phịng của ta. Tuyên truyền về kết quả phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền cùng với việc ký và đưa vào thực hiện ba văn kiện pháp lý giữa Việt Nam - Trung Quốc, tiến trình phân giới cắm mốc với Lào và Cămpuchia, bảo vệ chủ quyền biển đảo đã được triển khai tích cực với tư liệu phù hợp đến nhiều đối tượng, góp phần tăng thêm nhận thức đúng đắn về chủ quyền biên giới lãnh thổ của đất nước, tạo được sự đồng thuận trong xã hội và sự tin tưởng của nhân dân đối với chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cơ bản giải tỏa được một số băn khoăn, hoài nghi trong dư luận.

Trước những chuyển biến tích cực trong cộng đồng NVNONN, các nhóm phản động người Việt cực đoan ngày càng bị thu hẹp về lực lượng và phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch, bọn phản động tìm mọi phương thức và thủ đoạn chống lại cộng đồng và đất

nước, chúng câu kết với nhau giữa các địa bàn, tiếp tục tổ chức một số cuộc biểu tình chống các đồn lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đến địa bàn; tìm cách khống chế các phương tiện truyền thơng tiếng Việt tập trung bơi nhọ uy tín của Đảng, Nhà nước ta; xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề tôn giáo, tự do ngơn luận; Tích cực hỗ trợ số nghị sỹ cực đoan các nước phương Tây vận động đưa ra quốc hội các dự luật chống Việt Nam. Đồng thời tìm cách đưa người về nước móc nối, lôi kéo các phần tử chống đối trong nước, hình thành tổ chức đối lập đẩy mạnh các hoạt động chống lại chính quyền và khuyếch trương tổ chức.

Do đó, nâng cao tính chiến đấu trong thơng tin đối ngoại đang là một yêu cầu cấp thiết để: Kịp thời điều chỉnh những hiểu biết sai lệch bên ngồi về tình hình và chính sách của nước ta, đấu tranh bác bỏ sự xuyên tạc của các thế lực xấu, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thông tin đối ngoại cho người việt nam ở nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)