Giai đoạn 1954-1975: Thông tin tuyên truyền, vận động kiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thông tin đối ngoại cho người việt nam ở nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)

bào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đấu tranh thống nhất đất nước.

Sau Hiệp định Giơnevơ - 1954, công tác thông tin tuyên truyền, vận động NVNONN tập trung vào việc thông tin tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia các phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tại Pháp và nhiều nước, kiều bào tham gia mít tinh, lấy chữ ký

vận động nhân dân và dư luận sở tại, đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định, chống đàn áp những người kháng chiến. Nhiều trí thức kiều bào chuẩn bị hồi hương, đem kiến thức và tài sản tích luỹ được về góp phần xây dựng đất nước.

Ngày 23-11-1959, Ban Việt kiều Trung ương được thành lập, đánh dấu mốc phát triển quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền, vận động NVNONN. Đây là lần đầu tiên một tổ chức chuyên trách của Chính phủ được thành lập để vận động, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của bà con ta ở nước ngồi; giúp Chính phủ theo dõi cơng tác về NVNONN. Nhiệm vụ của công tác thông tin tuyên truyền, vận động kiều bào thời kỳ này là đón tiếp kiều bào ta ở Thái Lan, Niu Dilân và một số nước khác hồi hương; đồng thời tiếp tục vận động kiều bào xây dựng cơ sở nòng cốt của phong trào Việt kiều yêu nước sau này ở Mỹ, Pháp, Bỉ, Canađa... đã có quan hệ chặt chẽ với trong nước. Các tổ chức người Việt Nam ở một số nước láng giềng tham gia vào các hoạt động nuôi giấu cán bộ, ủng hộ kinh tế tài chính, cho con em về tham gia chiến đấu. Kiều bào ta tại Pháp đã hỗ trợ cho phái đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị Pari về tinh thần và nhân lực.

Để đáp ứng nguyện vọng của kiều bào, ngày 23/10/1959, Hội đồng Chính phủ đã họp và ra Nghị quyết về việc đón tiếp Việt kiều ở Thái Lan, Tân đảo, Tân Thế giới về nước. Nghị quyết nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của việc đón tiếp kiều bào hồi hương một cách chu đáo, đặc biệt là giải quyết vấn để công ăn việc làm, ổn định đời sống cho kiều bào. Ngày 15/12/1959, Bộ Lao động đã ban hành Chỉ thị số 28/LĐ-CT về việc đón tiếp Việt kiều về nước.

Từ sau tháng 8 năm 1964, do Mỹ mở rộng chiến tranh ở Việt Nam và ném bom miền Bắc, dòng kiều bào hồi hương đã bị ngừng lại. Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, phong trào kiều bào yêu nước tiếp tục phát triển mạnh. Nhiều thành viên của phong trào sinh viên phản chiến đã trở thành nòng cốt của phong trào Việt kiều yêu nước sau này ở Mỹ, Pháp, Bỉ,

Canađa... có quan hệ chặt chẽ với trong nước. Các tổ chức người Việt ở một số nước láng giềng như Thái Lan, Lào, Campuchia trước đây tham gia vào các hoạt động nuôi giấu cán bộ, ủng hộ tiền của, nay lại sẵn sàng cho con em về nước tham gia chiến đấu giải phóng đất nước.

Trước tình hình đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ở miền Nam và ném bom hủy diệt miền Bắc để cứu chế độ Mỹ-ngụy khỏi bị sụp đổ do làn sóng cách mạng ngày càng dâng cao ở miền Nam, nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiều bào giai đoạn này là vận động đồng bào ủng hộ cả về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất.

Ban Việt kiều Trung ương đã thực sự trở thành đầu mối tổ chức, phối hợp, vận động kiều bào ở khắp các nước trên thế giới đấu tranh cho hồ bình, thống nhất đất nước, xây dựng các phong trào Việt kiều yêu nước, đi đầu trong việc vận động nhân dân các nước sở tại và bạn bè khắp năm châu hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

Trong những năm 1970-1971, khi cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước đang đạt tới cao trào, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, kiều bào khắp nơi đã đẩy mạnh các hoạt động hướng về Tổ quốc, kề vai sát cánh với đồng bào trong nước. Nội dung chính của những phong trào này là tiết kiệm để quyên góp tiền gửi về đóng góp hỗ trợ cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Các phong trào yêu nước của kiều bào ta vẫn tiếp tục phát triển nhằm hỗ trợ cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước đạt tới thắng lợi hoàn tồn vào ngày 30/4/1975. Trong thời gian đó, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Ban Việt kiều Trung ương đã được củng cố với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/10/1973 quy định Ban là một Hội đồng liên ngành trực thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Hội đồng Chính phủ nghiên cứu các chủ trương, chính sách đối với Việt kiều [72]..

Trong suốt thời kỳ gần nửa thế kỷ đó, Đảng và Nhà nước ta có chính sách vận động, động viên đúng đắn, biết khơi dậy truyền thống yêu nước nhiệt thành của cộng đồng kiều bào ta trên khắp thế giới - một nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thông tin đối ngoại cho người việt nam ở nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)