Tăng cường, nâng cao hiệu quả làm việc của các cơ quan đại diện và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo quan hệ của việt nam với nhật bản từ năm 1976 đến năm 1985 (Trang 112 - 153)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

3.2.4. Tăng cường, nâng cao hiệu quả làm việc của các cơ quan đại diện và

diện và với cơ quan đại diện

Ngày 21.9.1973, Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức; năm 1976, Đại Sứ quán đƣợc mở tại Thủ đô mỗi nƣớc. Từ năm 1976 đến năm 1985, về cơ bản, Đại sứ quán Việt Nam đã cố gắng hoàn thành vai trò của mình trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đƣa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với nhân dân Nhật Bản. Bên cạnh đó, Đại sứ quán Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế, nhƣợc điểm trong vận hành công việc: Chƣa sâu sát tình hình Nhật Bản, cung cách làm việc còn dập khuôn máy móc. Cụ thể: Khi các đoàn Nhật Bản muốn xin visa để vào Việt Nam thì thủ tục hành chính còn rƣờm rà và chờ đợi lâu.

Giai đoạn 1979 - 1985, Chính phủ Nhật Bản công khai phản đối Việt Nam liên quan đến vấn đề Campuchia, quan hệ hai nƣớc không tiến triển. Trong khi đó một số ngƣời Nhật có cảm tình với Việt Nam vẫn tìm mọi cách

để thúc đẩy quan hệ. Theo ông Sato: “Trong tình hình hiện nay, lĩnh vực có thể tác động vào đƣợc là ngoại thƣơng. Đáng tiếc, phía Việt - Nhật (Sứ quán Việt Nam ở Tokyo) lại không tích cực đáp ứng những sáng kiến do những ngƣời Nhật có thiện chí với Việt Nam đƣa ra” [6, tr. 22]. Ông Sato đề nghị Đại sứ quán Việt Nam nghiên cứu để cử thực tập sinh, nghiên cứu sinh sang Nhật. Theo luật pháp của Nhật, các nƣớc có thể yêu cầu (bằng văn bản hoặc yêu cầu miệng) Chính phủ hoặc các cơ quan của Nhật nhận thực tập sinh hoặc nghiên cứu sinh; tên cơ sở đó, Chính phủ Nhật Bản nhận xét và có nhiều khả năng đƣợc chấp nhận. Việt Nam có thể gửi sang Nhật thực tập sinh trên nhiều lĩnh vực ví dụ nhƣ nông nghiệp các ngành công nghiệp…” [6, tr. 22]. Ông Sato cũng tỏ ý tiếc rằng, “Sứ quán Việt Nam không tích cực hƣởng ứng đề nghị hợp tác của phía Nhật” [6, tr. 22].

Trong việc đƣa ra các biện pháp hợp tác, ông Sakurauchi, Cựu ngoại trƣởng Nhật - ngƣời có ảnh hƣởng trong chính giới và có cảm tình với Việt Nam nêu vấn đề: “Nếu Việt Nam muốn mở rộng quan hệ với Nhật cần nêu đề án cụ thể” [6, tr. 23] và ông Sato đã thông báo nội dung này cho Đại sứ quán Việt Nam. Có điều, Đại sứ quán Việt Nam lại trả lời: đề nghị phía Nhật nêu đề án cụ thể [6, tr. 23]. Điều đó chứng tỏ Đại sứ quán Việt Nam đã không có những hiểu biết đầy đủ về cách thức làm việc của Nhật Bản cũng nhƣ thiện chí từ phía ngƣời Nhật, để vuột đi những cơ hội thúc đẩy quan hệ giữa hai nƣớc.

Vì những lí do trên, giới hữu quan ở Nhật Bản đánh giá thấp khả năng làm việc của Đại sứ quán Việt Nam: “Theo tôi, Đại sứ quán Việt Nam cần cải tiến cách làm việc. Nhƣ cung cách của Đại sứ quán hiện nay, nhiều ngƣời có thiện chí với Việt Nam muốn tìm cách cải thiện quan hệ cũng đành bó tay” [6, tr. 24]. Nhƣ vậy, nếu ngoại giao Việt Nam linh hoạt hơn, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phát huy tối đa khả năng của mình một cách có trách nhiệm thì quan hệ ngoại giao với Nhật Bản có lẽ đã đạt đƣợc nhiều thành tựu hơn. Đây cũng là kinh nghiệm rút ra không chỉ cho thời kì 1976 - 1985 trong quan

hệ ngoại giao với Nhật Bản mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối với ngoại giao nói chung. Để nâng cao hiệu quả hợp tác, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nƣớc, cần tăng cƣờng vai trò của Đại sứ quán - cơ quan đại diện lớn nhất. Đây là cầu nối, là kênh thông tin và cơ quan phát ngôn chính thức của Việt Nam tại Nhật Bản. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đại diện này là hết sức cần thiết và phải tiến hành thƣờng xuyên.

Tiểu kết chƣơng

Có thể nói, trong suốt những năm 1976 - 1985, chủ trƣơng chỉ đạo của Đảng trong quan hệ với Nhật Bản là luôn nhất quán xây dựng tình đoàn kết hữu nghị dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Nhật Bản đối với Việt Nam để khôi phục và phát triển kinh tế, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của các kế hoạch 5 năm của Việt Nam. Với chủ trƣơng đó, Đảng CSVN đã nỗ lực và kiên trì yêu cầu Nhật Bản thi hành các điều khoản đã cam kết về viện trợ và hợp tác kinh tế, nhất quán và liên tục trong việc thể hiện mong muốn hòa bình và ổn định của Việt Nam. Về cơ bản, Việt Nam đã thu đƣợc những thành quả nhất định trong việc tận dụng yếu tố bên ngoài nhằm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng đất nƣớc sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản có những bƣớc phát triển nhất định - kết quả này một phần là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự lãnh đạo của Đảng cũng bộc lộ những hạn chế nhất định xuất phát tử những nguyên nhân tính khách quan và chủ quan. Đó là những lúng túng trong chỉ đạo, chƣa bắt kịp với diễn biến tình hình và xu thế thế giới, chƣa tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Nhật Bản mọi lúc, mọi nơi…

Từ những thành công và hạn chế trong chủ trƣơng và sự chỉ đạo thực hiện quan hệ với Nhật Bản, có thể rút ra những kinh nghiệm về phân tích tình hình, điều chỉnh chủ trƣơng, chính sách đối ngoại, về tranh thủ sự ủng hộ của một Đảng chung ý thức hệ, về gây dựng hình ảnh của đất nƣớc và sự chỉ đạo quản lý trong thực hiện ngoại giao… Đối với việc tiếp tục thúc đẩy và tăng cƣờng quan hệ ngoại giao với Nhật Bản thì những kinh nghiệm đó vẫn còn nguyên giá trị.

KẾT LUẬN

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia với nhiều nét tƣơng đồng, vốn có quan hệ gắn bó lâu đời, đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Năm 1973, hai nƣớc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1975, khi Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc, thu non sông về một mối, Việt Nam càng có điều kiện phát triển quan hệ với Nhật Bản, nhằm tranh thủ sự ủng hộ về chính trị - ngoại giao và hợp tác kinh tế trong công cuộc tái thiết đất nƣớc.

Sau Đại hội lần thứ IV (1976), mặc dù vẫn xác định quan hệ với Liên Xô là “hòn đá tảng” trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, song Đảng CSVN đồng thời chủ trƣơng thiết lập và mở rộng quan hệ bình thƣờng giữa Việt Nam với tất cả các nƣớc có chế độ xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và hai bên đều có lợi. Đảng CSVN coi đó là điều kiện tiên quyết cho việc tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thƣơng chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học - kĩ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. Trên quan điểm đó, Đảng đặt mục tiêu thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản thông qua nhiều kênh khác nhau. Để tăng cƣờng quan hệ với Nhật Bản, Đảng CSVN đã tiến hành những biện pháp linh hoạt trong giải quyết vấn đề nợ do chính quyền Sài Gòn để lại, củng cố quan hệ với Đảng Cộng sản Nhật Bản, với các tổ chức chính trị - xã hội khác…; nhờ đó, quan hệ Việt - Nhật đã có những bƣớc tiến nhất định. Những chủ trƣơng, giải pháp, biện pháp trên đây đƣợc Đảng CSVN tiến hành khá nhất quán trong suốt những năm 1976-1985. Vƣợt qua khúc quanh của “vấn đề Campuchia”, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đƣợc giữ vững và tiếp tục tịnh tiến về phía trƣớc.

Toàn bộ quá trình Đảng lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản cho thấy Đảng từng bƣớc nhận thức rồi đi đến coi trọng quan hệ với Nhật Bản, chủ trƣơng củng cố, xây đắp quan hệ hai nƣớc. Trƣớc mỗi khúc quanh, mỗi bƣớc ngoặt, Đảng CSVN kiên trì đối thoại, sẵn sàng hợp tác dựa trên

nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tranh thủ mọi yếu tố có lợi cho phát triển quan hệ hai nƣớc nhƣ sự giúp đỡ, hỗ trợ của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Đảng Cộng sản Nhật Bản đã có vai trò không nhỏ vào việc thúc đẩy quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản. Đảng Cộng sản Nhật Bản đã bảo vệ lập trƣờng của Việt Nam trên trƣờng quốc tế, đứng về phía Việt Nam trong việc lên án Trung Quốc trong Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979... Đây là một trong những đặc thù quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản suốt những năm 1976 - 1985.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, trong chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định: Chƣa nắm bắt những biến chuyển nhanh chóng trong quan hệ quốc tế để có đối sách phù hợp, hiệu quả; chƣa có giải pháp hữu hiệu đối với công tác quản lý, hoạt động của Đại sứ quán Việt Nam cũng nhƣ việc thực hiện hợp tác trên một số lĩnh vực; chƣa chỉ đạo sát sao công tác tuyên truyền và gây dựng hình ảnh của Việt Nam tại Nhật Bản… Trên cơ sở đánh giá, phân tích những thành công, hạn chế và nguyên nhân, kinh nghiệm quan trọng đƣợc đúc rút là: Hoạch định, điều chỉnh chủ trƣơng, chính sách trong quan hệ với Nhật Bản trên cơ sở nắm bắt những diễn biến, thay đổi trong quan hệ giữa các nƣớc liên quan, chủ động trong các hoạt động đối ngoại để bảo vệ lợi ích, tranh thủ viện trợ của Nhật Bản; tích cực tìm kiếm biện pháp thúc đẩy, phát triển quan hệ với Nhật Bản trên tinh thần “đôi bên cùng có lợi”, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; củng cố, tăng cƣờng quan hệ giữa Đảng CSVN và các đảng phái, các tổ chức chính trị… nhằm tranh thủ sự ủng hộ đối với Việt Nam; tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả làm việc của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Những kinh nghiệm này nếu đƣợc nhìn nhận, đánh giá đúng và đƣợc quán triệt, vận dụng sẽ có những ảnh hƣởng tích cực cho việc thúc đẩy và phát triển quan hệ với Nhật Bản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Cán sự Đảng - Bộ VH và TT, Nghị quyết số 197, 17.12.1980, V/V đón đoàn đại biểu quốc hội âm nhạc lao động Nhật Bản, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

2. Bản dịch bức thƣ của đồng chí K.Goto gửi đồng chí Lê Duẩn, V/V tặng đồng chí Lê Duẩn cuốn sách mới viết của ông nhan đề “Quá trình Cách mạng thế giới và Đảng Cộng sản Nhật Bản”, Kèm Mục lục cuốn sách trên và thư giới thiệu đặt mua sách, Bản tiếng Nga những tài liệu trên, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

3. Ban Đối ngoại, Báo cáo về việc đón đoàn đại biểu Ủy ban Nhật Bản ủng hộ nhân dân Việt Nam (từ 25.2 - 11.3.1978) + Kèm: + Báo cáo bổ sung về thái độ của đồng chí Hoshino, Ủy viên đoàn chủ tịch BCH TW Đảng Cộng sản Nhật Bản đối với tình hình Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Campuchia của Ban Đối ngoại, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

4. Ban Đối ngoại, Đề cương thông báo về Đại hội 15 Đảng Cộng sản Nhật Bản, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

5. Ban Đối ngoại, Một số nét về Đoàn liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật- Việt, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

6. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 26, Một số ý kiến của đồng chí Sato về quan hệ với ta, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

7. Ban đối ngoại, Nghị quyết số 710, Điện mừng của đồng chí Vũ Quang gửi đồng chí Ogata Yasuo nhân dịp đồng chí được cử làm trưởng BQT TW Đảng Cộng sản Nhật Bản, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

8. Ban Đối ngoại, Nghị quyết 1716, Tin đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Nhật Bản, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

gửi đồng chí Lê Duẩn nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của đồng chí, Kèm + Điện cám ơn của đồng chí Lê Duẩn + CV số 88 ngày 28.4.1977 của Ban Đối ngoại, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

10. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 88, 22.03.1977, V/V Đề nghị TW ta có điện mừng sinh nhật lần thứ 85 của đồng chí Nosaha Sanzo: Kèm: + Dự thảo điện mừng của đồng chí Lê Duẩn gửi đồng chí Nosaka Sanzo + CV số 71 ngày 26/3/1977 của BĐN + CV số 169 ngày 4/5/1977, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

11. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 186, 30.03.1977, Bản dịch thư chúc mừng của TW Đảng bạn gửi TW Đảng ta nhân kỉ niệm lần thứ 60 Cách mạng XHCN Tháng Mười vĩ đại, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

12. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 170, 05.04.1977, Bản dịch điện mừng của BCH TW Đảng Cộng sản Nhật Bản gửi TW Đảng ta nhân kỉ niệm lần thứ 2 ngày Việt Nam hoàn toàn giải phóng, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

13. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 301, 07.08.1977, V/V kỉ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Đảng Cộng sản Nhật Bản, kèm + Điện mừng của TW Đảng ta gửi TW Đảng bạn + CV số 332 ngày 2/8/1977 của Ban Đối ngoại +Bản dịch điện cám ơn của TW Đảng bạn, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

14. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 304, 07.08.1977, V/V TW Đảng bạn gửi thƣ cho ta giới thiệu cuốn sách nhan đề “Kenji Miyamoto trước tòa án của chủ nghĩa quân phiệt”, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

15. Ban Đối ngoại, 03.02.1978 “V/v đồng chí Kusumoto Kazuhiko, Đảng viên Đảng Cộng sản Nhật Bản, đại diện của tổ chức “Trung tâm âm nhạc Nhật Bản” sắp sang nước ta, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

16. Ban Đối ngoại, 15.10.1978, Điện mừng của đồng chí Lê Duẩn gửi đồng chí Miyamoto Kenji nhân kỉ niệm lần thứ 70 ngày sinh của đồng chí: Kèm

CV số 71 ngày 13/10/1978 của Ban Đối ngoại, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

17. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 39, 02.08.1979, Thông báo về hoạt động của đoàn Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

18. Ban Đối ngoại, 08.08.1979, Dự kiến chương trình hoạt động của Đoàn nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt thăm thành phố Hồ Chí Minh từ 16 - 18.8.1979, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

19. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 813, 08.11.1979, V/V đoàn đại biểu Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt gồm 9 người do thượng nghị sỹ Takeo Kimura làm trưởng đoàn sẽ vào thăm Việt Nam, kèm danh sách Đoàn, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

20. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 193, 23.2.1980, Thư chúc mừng Đại hội của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

21. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 215, 29.2.1980, Tin đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội lần thứ 15 Đảng Cộng sản Nhật Bản đến Tokyo, Lƣu tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

22. Ban Đối ngoại, Nghị quyết số 46, 02.04.1980, V/V Ban Bí thư quyết định cử đồng chí Lê Thanh Nghị, UV BCT đi dự Đại hội 15 Đảng Cộng sản Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo quan hệ của việt nam với nhật bản từ năm 1976 đến năm 1985 (Trang 112 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)