Chú trọng đối ngoại nhà nước; đồng thời tăng cường đối ngoại với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo quan hệ của việt nam với nhật bản từ năm 1976 đến năm 1985 (Trang 109 - 112)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

3.2.3. Chú trọng đối ngoại nhà nước; đồng thời tăng cường đối ngoại với các

với các tổ chức chính trị

Đảng CSVN và Đảng Cộng sản Nhật Bản có quan hệ từ thập niên 30 của thế kỷ XX. Quan hệ giữa Đảng CSVN và Đảng Cộng sản Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt - Nhật phát triển.

Từ năm 1976 đến năm 1981, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã cố gắng giúp đỡ Việt Nam trong việc hàn gắn và khôi phục vết thƣơng chiến tranh. Giữa hai Đảng các cuộc viếng thăm lẫn nhau đƣợc xúc tiến một cách thƣờng xuyên nhằm nắm bắt tình hình và thảo luận vấn đề hợp tác, giúp đỡ kinh tế cho Việt Nam. Hai Đảng đã trao đổi nhiều văn bản, thƣ điện nhằm tăng cƣờng mối quan hệ hữu nghị. Đảng CSVN luôn cởi mở, chân thành khi tiếp đón Đảng Cộng sản Nhật Bản. Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Nhật Bản gửi các tài liệu liên quan đến kỹ thuật, quản lý kinh tế, cử các chuyên gia kỹ thuật sang giúp đỡ Việt Nam, ủng hộ Việt Nam và đứng về phía Việt Nam trong vấn đề Campuchia và lên án hành động của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Nhật Bản còn cung cấp tài liệu và thông tin về chính phủ và nội các Nhật Bản để Việt Nam tham khảo trong việc hoạch định đƣờng lối đối ngoại với Chính phủ Nhật Bản.

Giai đoạn 1981 - 1983, tuy quan hệ hai Đảng có chững lại, song Đảng Cộng sản Nhật vẫn có những hành động giúp đỡ Việt Nam về kinh tế nhƣ tiếp tục cung cấp tài liệu khoa học - kỹ thuật, cử chuyên gia sang giúp đỡ Việt Nam; đồng thời, hợp tác về văn hóa cũng đƣợc coi trọng và phát triển. Đến cuối năm 1983, khi tình hình đƣợc cải thiện, quan hệ hợp tác giữa hai Đảng tiếp tục đƣợc vun đắp. Các đoàn viếng thăm qua lại đã góp phần giúp hai Đảng hiểu rõ nhau hơn.

Nhƣ vậy, suốt giai đoạn 1976 - 1985, nhân tố thúc đẩy và tác động không nhỏ vào quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản không thể không kể tới vai trò của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Đảng Cộng sản Nhật Bản trở thành cầu nối trong quan hệ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản. Nắm rõ điều này, Đảng CSVN luôn luôn coi trọng và xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa hai Đảng nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Nhật Bản để phát triển đất nƣớc.

Bên cạnh việc giữ quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Đảng Cộng sản Nhật Bản, Đảng CSVN cũng không ngừng tăng cƣờng hợp tác và đẩy mạnh quan hệ với các tổ chức chính trị khác nhằm tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các tổ chức này. Trong đó có việc tăng cƣờng quan hệ với Đoàn Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt. Đây là một tổ chức lớn bao gồm các Nghị sỹ của nhiều chính Đảng tại Nhật và có tác động trực tiếp đến Chính phủ Nhật Bản trong việc quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Tháng 8 năm 1979 khi tình thế giới và Việt Nam có nhiều biến động phức tạp trong vấn đề xung đột biên giới với Campuchia và chiến tranh biên giới với Trung Quốc thì Đoàn Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt có chuyến thăm Việt Nam. Chuyến thăm với nhiều xu hƣớng chính trị, mục đích khác nhau, thái độ và sự hiểu biết của các thành viên trong đoàn về Việt Nam cũng khác nhau. Nhận định điều đó, Đảng CSVN đã lên kế hoạch chi tiết đón Đoàn nhằm: “tranh thủ thiện cảm, sự đồng tình và ủng hộ ta với mức độ nhất

định” [17, tr. 17]. Đảng CSVN đã bố trí chƣơng trình hoạt động khá phong phú, giúp Đoàn từng bƣớc thấy rõ tình hình phát triển ổn định của Việt Nam. Sau chuyến thăm, thái độ của các thành viên trong đoàn có sự thay đổi. Ông Sakurauchi và ông Takazawa bày tỏ: “Trƣớc khi sang Việt Nam, chúng tôi có nhiều điều nghi hoặc, thậm chí có lúc bực tức đối với các bạn Việt Nam …” [17, tr. 22]. Ông nói thêm: “Thành thật xin lỗi các bạn, xin lỗi nhân dân Việt Nam. Chúng tôi hứa sẽ nói lại với dƣ luận Nhật Bản, nhân dân và quốc hội Nhật Bản rằng, Việt Nam rất tha thiết với hòa bình, muốn hữu nghị và hợp tác với tất cả các nƣớc theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam không đe dọa ai và cũng không cho phép ai đe dọa mình …” [17, tr. 23].

Chuyến đi thăm đã có tác dụng nhất định khi ngày 23/8 đoàn về đến Tokyo thì ngày 27/8 chính phủ Nhật tuyên bố tiếp tục viện trợ cho Việt Nam 18 triệu USD không hoàn lại và cho vay 45 triệu USD lãi nhẹ cho tài khóa 1979 [17, tr. 25].

Tháng 1 năm 1985, Đoàn Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt do ông Yoshio Sakurauchi, Cựu Ngoại trƣởng, Chủ tịch Liên minh và là ngƣời có thế lực lớn trong Đảng cầm quyền, đứng đầu phái Nakasone đã có chuyến thăm Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ những lần trƣớc, Đảng CSVN đã có chƣơng trình hành động và đón tiếp đoàn; đồng thời cũng bày tỏ quan điểm ngoại giao của Việt Nam để đoàn nắm rõ. Kết thúc chuyến đi, ông Sakurauchi gửi thƣ cảm ơn cho Đảng CSVN và nhân dân Việt Nam: “… Tôi tin tƣởng rằng cuộc đi thăm Việt Nam lần này của Đoàn chúng tôi sẽ góp phần to lớn vào việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nƣớc, và trên đất nƣớc Nhật Bản chúng tôi, xin hứa sẽ cố gắng hơn nữa để cải thiện quan hệ giữa hai Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam” [188, tr. 41].

Nhằm tranh thủ sự đồng tình của Nhật Bản, Đảng CSVN chủ trƣơng: “Cần làm cho khách hiểu và thấy đƣợc khí thế chung của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bằng cách giới thiệu

và cho thấy những thành tựu toàn diện của ta về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và nghiên cứu khoa học… [17, tr. 25]. Đảng chỉ đạo để Đoàn thăm thành phố, tiếp xúc với nông thôn, thấy đƣợc khí thế chung trong nỗ lực xây dựng đất nƣớc và thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam” [17, tr. 25].

Ngoài việc thúc đẩy quan hệ với Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt, Việt Nam còn tăng cƣờng quan hệ với các tổ chức khác nhƣ Hội đồng Thập tự Nhật Bản (27.03.1980) và một số tổ chức khác. Việc thúc đẩy hợp tác với các tổ chức chính trị của Nhật Bản đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là cầu nối, tác động trực tiếp tới Chính phủ Nhật Bản, làm cho Chính phủ Nhật Bản có động thái tích cực đối với Việt Nam. Đặc biệt, việc giữ gìn quan hệ với Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt không chỉ có giá trị lịch sử mà đến nay quan hệ này vẫn đƣợc duy trì tốt đẹp và có đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nƣớc của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo quan hệ của việt nam với nhật bản từ năm 1976 đến năm 1985 (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)