Về ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo quan hệ của việt nam với nhật bản từ năm 1976 đến năm 1985 (Trang 85 - 93)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét

3.1.1. Về ưu điểm

Một là, Đảng từng bước nhận thức rõ hơn về sự cần thiết củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị với Nhật Bản

Do tƣơng đối gần nhau về vị trí địa lý, lại có chung nhiều nét tƣơng đồng về lịch sử, văn hóa nên các mối liên hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đƣợc xác lập sớm trong lịch sử và tồn tại qua nhiều thế kỷ. Trải qua thời gian, mặc dầu không tránh khỏi những bƣớc thăng trầm, nhƣng truyền thống hữu nghị giữa hai nƣớc đã tạo nên cơ sở thiết yếu cho sự phát triển quan hệ hợp tác và sự hiểu biết giữa hai dân tộc ở khu vực châu Á (Đông Nam Á và Đông Bắc Á) ngày càng gắn bó mật thiết hơn.

Xét thấy những điều kiện có lợi cho cách mạng Việt Nam, đến ngày 21.9.1973, tại Pari, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhật Bản đƣợc chính thức thiết lập. Đây đƣợc coi là dấu mốc lịch sử trong quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc.

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nƣớc bắt đầu có các cuộc tiếp xúc cấp cao. Tháng 8.1977, Bộ trƣởng Ngoại giao hai nƣớc đã gặp nhau tại New York. Đây là cuộc tiếp xúc ngoại giao đầu tiên ở cấp Bộ trƣởng giữa hai chính phủ. Tháng 9.1977, Thứ trƣởng Ngoại giao Phan Hiền thăm Nhật và đã có các cuộc gặp gỡ với các quan chức cao cấp của Chính phủ Nhật. Thứ trƣởng tuyên bố Việt Nam mong muốn nhận đƣợc nhiều hơn nữa viện trợ kinh tế từ Nhật và mời Nhật tham gia khai thác dầu khí tại Việt Nam.

Đến cuối năm 1978 Mỹ lôi kéo Nhật vào mặt trận cô lập Việt Nam. Sau khi Việt Nam đƣa quân vào Campuchia, ngày 13.1.1979 Đại sứ Nhật tại Liên Hợp Quốc đọc diễn vấn tại Hội đồng Bảo An đòi rút ngay và toàn bộ “quân đội nƣớc ngoài” ra khỏi lãnh thổ Campuchia. Nhật cũng tuyên bố sẽ phối hợp

chặt chẽ với ASEAN để phản đối Việt Nam. Khi Việt Nam truy kích tàn quân Polpot đến biên giới Thái Lan, Nhật cùng các nƣớc ASEAN chỉ trích Việt Nam “xâm lƣợc Thái Lan” gây thêm căng thẳng ở khu vực. Tuy nhiên, do lo ngại sự đối đầu giữa hai khối nƣớc ASEAN và Đông Dƣơng có thể dẫn đến đối đầu quân sự. Nhật nhiều lần tỏ ý làm trung gian giữa hai nhóm nƣớc này và ủng hộ triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Campuchia nhƣng cho rằng không nên biến hội nghị này thành một diễn đàn chống Việt Nam. Sự khác nhau giữa lập trƣờng của Việt Nam và Nhật Bản về vấn đề Campuchia là cản trở chủ yếu đối với quan hệ Nhật - Việt. Nhật Bản tuyên bố ủng hộ lập trƣờng của ASEAN về đề Campuchia, coi vấn đề Campuchia là đề có tính chất khu vực và quốc tế, đòi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia. Nhật Bản cũng không công nhận Chính phủ Hieng - Xomrin của nƣớc Cộng hoà Campuchia, yêu cầu thành lập một chính phủ mới thông qua bầu cử tự do có sự giám sát của Liên hiệp quốc.

Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại “lạnh nhạt” với Việt Nam, mà hành động đầu tiên là đơn phƣơng tuyên bố ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam kể từ ngày 08.01.1980. Việc Việt Nam đƣa quân vào Campuchia đã đẩy hai bên ngày càng cách xa nhau và làm ngƣng đọng những tiến triển ban đầu trong quan hệ hai nƣớc trƣớc đó. Thực chất vấn đề Campuchia chỉ là nguyên cơ, còn nguyên nhân cơ bản nằm ở quan hệ Xô - Mỹ; Việt Nam và Nhật Bản bị lôi kéo vào cuộc đối đầu gay gắt giữa hai cực, nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu tìm kiếm sự hợp tác giữa hai nƣớc bị lấn át. Thái độ của Việt Nam với Nhật Bản chịu tác động của quan hệ Xô - Nhật, Xô - Trung; chính sách của Liên Xô ở khu vực Châu Á cũng nhƣ chịu tác động của việc tăng cƣờng quan hệ giữa Nhật Bản với các nƣớc có chính sách thù địch chống Việt Nam. Nhật Bản cũng thể hiện rõ ý đồ không mong muốn Đông Dƣơng kết thành một khối, lợi dụng mâu thuẫn Việt Nam - Trung Quốc, câu kết với Mỹ và tìm cách chia rẽ Việt Nam - Liên Xô. Có thể thấy thực chất Nhật Bản chống Việt

Nam vì Nhật Bản là đồng minh của Mỹ và Việt Nam là đồng minh của Liên Xô. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng phản đối Trung Quốc tấn công Việt Nam 2.1979. Nhật Bản lên án Trung Quốc xâm lƣợc Việt Nam là nhằm phục vụ cho lợi ích chiến lƣợc lâu dài mở rộng phát huy ảnh hƣởng của Nhật Bản ở Đông Dƣơng và Đông Nam Á. Nhật Bản mong muốn kiềm chế Trung Quốc tăng cƣờng ảnh hƣởng xuống phía Nam cũng nhƣ rất lo ngại nếu Trung Quốc đẩy mạnh chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam, Liên Xô sẽ tăng cƣờng hiện diện quân sự ở Việt Nam và sẽ lấp chỗ trống do Mỹ để lại ở Đông Dƣơng và Đông Nam Á, Nhật Bản sẽ mất đi vai trò của mình.

Song, dù vẫn xem xét thái độ của Mỹ và ASEAN nhƣng để đảm bảo lợi ích, Nhật Bản nhận thấy vẫn cần phải giữ cầu quan hệ với Việt Nam và nối lại viện trợ nhân đạo cho Việt Nam chỉ sau một năm tạm ngƣng. Sau khi Việt Nam tuyên bố rút dân quân khỏi Campuchia, thái độ của Nhật đối với Việt Nam có phần mềm mỏng hơn. Tháng 7.1984, Ngoại trƣởng Abe đƣa ra đề nghị 3 điểm cho việc giải quyết vấn đề Campuchia, trong đó chỉ yêu cầu Việt Nam rút quân từng phần. Tháng 6.1986, Nhật đƣa ra đề nghị: Việt Nam có thể rút quân theo hai giai đoạn là trƣớc và sau tổng tuyển cử. Tuy vậy, quan hệ Nhật - Việt chƣa có tiến triển rõ nét do Nhật còn trông chờ vào thái độ của Mỹ, Trung Quốc và ASEAN.

Nhƣ vậy, đặc trƣng nổi bật trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là phát triển mang tính đứt đoạn, thăng trầm gắn với những biến đổi lịch sử và các chuyển động trong các quan hệ quốc tế có liên quan. Phục vụ mục tiêu kinh tế và chính trị, Nhật Bản đã nhìn nhận đƣợc tầm quan trọng chiến lƣợc khi phát triển quan hệ với Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đã có những động thái ngoại tạo ra cơ hội trong quan hệ Việt - Nhật, nhƣng quan hệ hai nƣớc vẫn rất hạn chế và có những thăng trầm theo biến động của thế giới và khu vực cũng nhƣ chịu tác động của sự khác biệt về phe phái ý thức hệ.

Suốt chiều dài quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Đảng CSVN có mong muốn củng cố quan hệ hai nƣớc, coi đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc củng cố hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Mặc dù có những lúc quan hệ giữa hai nƣớc trở nên trầm lắng và căng thẳng, song từ yêu cầu phát triển, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từng bƣớc tiến lên phía trƣớc.

Hai là, chủ trương củng cố và phát triển quan hệ với Nhật Bản luôn gắn liền với quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Đảng Cộng sản Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản chính thức đặt quan hệ ngoại giao ngày 21.9.1973 khi xét thấy cách mạng Việt Nam đang có những ƣu thế và nguy cơ Mỹ thất bại tại Việt Nam khi Hiệp định Pari đƣợc ký kết. Song theo tài liệu của Đảng Cộng sản Nhật Bản thì giữa Đảng CSVN và Đảng Cộng sản Nhật Bản có quan hệ gián tiếp từ năm 1932 khi Đảng Cộng sản Nhật Bản có gửi lời chào mừng đến Đảng Cộng sản Đông Dƣơng ủng hộ cuộc đấu tranh chống áp bức thực dân. Đến năm 1955, hai bên có quan hệ trực tiếp, quan hệ đó đƣợc tăng cƣờng và phát triển vào những năm 60 của thế kỷ XX khi Mỹ tăng cƣờng chiến tranh tại Việt Nam.

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, Đảng CSVN luôn coi trọng việc củng cố đế quốc với Đảng Cộng sản Nhật Bản. Quan hệ giữa hai Đảng đƣợc vun đắp theo năm tháng giữa một Đảng cầm quyền lãnh đạo đất nƣớc và một Đảng chƣa có vị trí cầm quyền.

Từ năm 1976 đến trƣớc thời điểm xảy ra xung đột biên giới Việt Nam - Campuchia và Việt Nam đƣa quân tình nguyện vào giúp đỡ nhân dân Campuchia (1979), khi quan hệ giữa Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản đang ở mức bình thƣờng, Đảng Cộng sản Nhật Bản hỗ trợ Đảng CSVN và nhân dân Việt Nam trong việc tham mƣu, góp ý trong việc hoạch định chính sách ngoại giao với Chính phủ Nhật Bả. Đảng Cộng sản Nhật Bản, cung cấp cho Việt Nam những tài liệu quý báu về phía Chính phủ Nhật Bản để Việt Nam

hoạch định đƣợc chủ trƣơng, biện pháp, giải pháp đối ngoại phù hợp. Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Nhật Bản góp phần không nhỏ vào việc đấu tranh đòi Chính phủ Nhật Bản thực hiện viện trợ Việt Nam theo nhƣ cam kết và giải quyết vấn đề nợ của Chính quyền Sài Gòn để lại. Không chỉ dừng lại ở đó, Đảng Cộng sản Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nƣớc thông qua giúp đỡ, cung cấp tài liệu khoa học - kỹ thuật, giúp đỡ về chuyên gia kỹ thuật và cung cấp các trang thiết bị, thuốc men cho Việt Nam.

Khi diễn ra xung đột biên giới Việt Nam - Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ Campuchia và chiến tranh biên giới Việt - Trung, thời gian đầu Đảng Cộng sản Nhật Bản chƣa hiểu hết nguồn gốc sâu xa của vấn đề. Sau chuyến đi thăm của ông Hoshino, hiểu nguồn gốc chiến tranh, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã đứng về phía Việt Nam, ủng hộ lập trƣờng của Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề với Campuchia. Thái độ ủng hộ Việt Nam ngày càng mạnh mẽ thông qua bài phát biểu của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Nhật Bản, qua báo chí của Đảng Cộng sản Nhật Bản- Đảng Cộng sản Nhật Bản lên án mạnh mẽ chính quyền tay Polpot, lên án âm mƣu của Trung Quốc. Tháng 5 năm 1978, Trung Quốc công khai gây hấn với Việt Nam, vu cáo Việt Nam xua đuổi, khủng bố, bài xích ngƣời Hoa ở Việt Nam. Tháng 7 năm 1978, Trung Quốc tuyên bố cắt viện trợ, rút hết chuyên gia về nƣớc. Lúc này, Đảng Cộng sản Nhật Bản tích cực ủng hộ Chính phủ Việt Nam, lên án gay gắt thái độ xô - vanh nƣớc lớn của Trung Quốc.

Ngày 17.3.1979, khi Trung Quốc dùng 60 vạn ngƣời tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã có phản ứng rất sớm, chỉ trích cuộc xâm lƣợc của Trung Quốc. Thƣờng vụ Đoàn Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản đã ra tuyên bố lên án cuộc xâm lƣợc này. Các lãnh đạo của Đảng: ông Miyamoto, ông Phuoa, ông Nishizaoa, ông Tachiki, ông Hooshino… ra tuyên bố hoặc lên tiếng lên án mạnh mẽ, gay gắt cuộc chiến

tranh, gọi đó là cuộc xâm lƣợc ăn cƣớp, không dính dáng gì với CNXH… Đảng Cộng sản Nhật Bản đứng hẳn về phía Việt Nam, ủng hộ lập trƣờng của Việt Nam.

Từ năm 1981 đến giữa năm 1983, do một số bất đồng quan điểm của hai Đảng, dù quan hệ có trầm lắng hơn nhƣng các hoạt động đối ngoại và giúp đỡ Việt Nam của Đảng Cộng sản Nhật Bản vẫn diễn ra. Từ giữa năm 1983 trở đi, những bất đồng, hiểu lầm đƣợc giải quyết, quan hệ giữa hai Đảng bình thƣờng trở lại. Đảng Cộng sản Nhật Bản tiếp tục ủng hộ, viện trợ Việt Nam và trở thành cơ quan tham mƣu cho Việt Nam trong việc hoạch định đƣờng lối, chính sách về quan hệ với Chính phủ Nhật Bản.

Có thể thấy quan hệ giữa Đảng CSVN và Đảng Cộng sản Nhật Bản là mối quan hệ khá thƣờng xuyên. Đảng Cộng sản Nhật Bản đã giúp đỡ Đảng CSVN trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn trong quan hệ với Chính phủ Nhật Bản.

Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước điều chỉnh chủ trương trong quan hệ với Nhật Bản phù hợp với vận động và biến đổi của thực tiễn

Sau khi Hiệp định Pari đƣợc kí kết, xét thấy nguy cơ Mỹ sẽ thất bại thảm hại tại Việt Nam, đồng thời muốn khẳng định vai trò của mình trong khu vực cũng nhƣ kìm hãm sự lan tỏa ảnh hƣởng của Việt Nam trong khu vực, Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và thiết lập Đại sứ quán ở hai nƣớc. Năm 1975 khi Việt Nam giành đƣợc độc lập hoàn toàn, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam thì Nhật cũng muốn thế chân Mỹ tại đây. Nhật bắt đầu bàn đến các điều khoản viện trợ và giải quyết nợ cũ của Chính quyền Sài Gòn. Đảng CSVN xác định: “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi nhất cho việc nhanh chóng hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội” [87, tr. 617].

Nhƣ vậy, trên cơ sở đƣờng lối đối ngoại tổng thể, Đảng CSVN đã từng bƣớc lãnh đạo thực hiện quan hệ với Nhật Bản trên tinh thần “muốn phát triển quan hệ hữu nghị với nhân dân Nhật Bản, muốn tăng cƣờng trao đổi kinh tế với Nhật Bản”. Trên cơ sở đó Đảng CSVN đã từng bƣớc tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của Chính phủ Nhật đồng thời giải quyết vấn đề nợ cũ của chính quyền Sài Gòn để lại trên cơ sở “tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi”.

Sau sự kiện ngày 7 tháng 1 năm 1979 ở Campuchia, các nƣớc phƣơng Tây, Trung Quốc và ASEAN bắt đầu một trận chiến mới với Việt Nam, trong đó có Nhật Bản. Những nƣớc này tiến hành chiến dịch công kích Việt Nam là “xâm lƣợc”, yêu cầu Việt Nam ngay lập tức rút quân khỏi Campuchia, coi đó là điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề Campuchia, Việt Nam gần nhƣ cô lập trên chính trƣờng thế giới. Nhật Bản bắt đầu công khai lên án Việt Nam, đình chỉ viện trợ và hợp tác kinh tế, tham gia các chiến dịch chống Việt Nam trên chính trƣờng quốc tế, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản xấu đi nhanh chóng. Nhận định đƣợc tình hình, Đảng CSVN vẫn kiên trì con đƣờng đấu tranh vì hòa bình và độc lập dân tộc trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo độc lập dân tộc của nƣớc khác, cố gắng giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực. Đồng thời, dƣới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, Việt Nam vẫn bền bỉ đấu tranh và cố gắng tranh thủ sự thiện cảm, sự đồng tình và ủng hộ Việt Nam của nhân dân Nhật Bản, của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Đối với đoàn Đại biểu của Nhật Bản viếng thăm Việt Nam, Việt Nam luôn thể hiện “mong muốn hòa bình”, làm cho họ thấy rõ “đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình và hữu nghị của ta”. Kết quả của đƣờng lối đối ngoại độc lập, mềm dẻo và linh hoạt này là cuối năm 1979, Nhật Bản đã có những động thái để nối lại viện trợ và hợp tác kinh tế với Việt Nam.

Cuối năm 1982, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhận định trong một vài năm tới, chắc chắn Nhật sẽ thay đổi thái độ và chính sách với Việt Nam, các

nhà nghiên cứu chính sách Nhật Bản đang lên kế hoạch dài hạn để thực hiện quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Nắm bắt tình hình đó, Đảng CSVN đã hoạch định đƣờng lối đối ngoại thể hiện cụ thể trong việc xây dựng và đặt ra mục đích khi tiếp đón các đoàn Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh “tìm hiểu quan điểm của chính giới Nhật đối với ta và các nƣớc Đông Dƣơng, giải thích lập trƣờng chính sách của ta và các vấn đề mà họ quan tâm” [188, tr. 4]. Đến cuối năm 1984, Nhật Bản có những động thái muốn nối lại viện trợ và hợp tác kinh tế với Việt Nam.

Nhƣ vậy, trong vòng 10 năm từ sau khi đất nƣớc đƣợc giải phóng, Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo quan hệ của việt nam với nhật bản từ năm 1976 đến năm 1985 (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)