Hai nhiệm kỳ Tổng thống của Barack Obama

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh quyền lực giữa trung quốc và hoa kỳ tại biển đông từ 2009 đến 2016 (Trang 26 - 29)

Chƣơng 1 BỐI CẢNH CỦA SỰ CẠNH TRANH TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2016

1.2. Bối cảnh trong nướ cở Trung Quốc và Hoa Kỳ

1.2.2. Hai nhiệm kỳ Tổng thống của Barack Obama

Diễn văn nhậm chức đầu tiên ngày 20 tháng Một 2009, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mô tả Hoa Kỳ “đang ở giữa thời kỳ khủng hoảng” vừa phải “chiến tranh chống lại mạng lưới bạo lực và thù hận” vừa phải đối mặt

5

Chiến lược quân sự của Trung Quốc còn nêu: Hải quân PLA sẽ “phù hợp với yêu cầu chiến lược về bảo vệ vùng biển ngoài khơi và bảo vệ biển khơi”; Không quân PLA sẽ “phù hợp với yêu cầu chiến lược xây dựng khả năng không gian và tiến hành các hoạt động tấn công và phòng thủ”, “từ bỏ tâm lý truyền thống rằng đất liền quan trọng hơn biển” và “thúc đẩy sự phát triển của một lực lượng không gian mạng.”

6

Quân đảo Điếu Ngư (Diaoyu Islands) theo cách gọi của Trung Quốc, còn Nhật Bản gọi là đảo Senkaku. Đây là vùng đảo đang bị tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

với nền kinh tế “đang suy yếu trầm trọng” [63]. Chính quyền mới của Obama đã tập trung ngay vào việc ổn định nền kinh tế và thoát ra khỏi cuộc Đại suy thoái. Nền kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu có dấu hiệu tích vực và phục hồi chậm rãi kể từ quý III năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 7,2% lên mức trên 10% vào đầu năm 2010. Đảng Cộng hoà cũng chỉ trích chính sách của Obama vì đã làm tăng thâm hụt liên bang của Hoa Kỳ lên tới 1,42 nghìn tỷ USD. Sự suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ buộc bất kì nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nào cũng phải quan tâm tới đầu tiên, bởi chỉ khi duy trì được sự phát triển kinh tế, tốt nhất là ở vị trí đứng đầu thế giới, họ mới có đủ nguồn lực và sự tự tin để tiếp tục củng cố vai trò lãnh đạo và vị thế ưu việt của bản thân trên toàn thế giới. Cho đến cuối nhiệm kỳ, chính quyền Obama cũng đã làm được điều họ mong muốn là giữ được đà đi lên của nền kinh tế Hoa Kỳ. Tăng trưởng được ghi nhận năm 2016 là 2,4% giúp cho Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế dẫn đầu thế giới. Các nguy cơ suy thoái được ngăn chặn.

Nội bộ nền chính trị Hoa Kỳ vốn được chia thành hai lực lượng chính thuộc đảng Dân chủ (của Tổng thống Barack Obama) và đảng Cộng hoà (nắm quyền kiểm soát Hạ viện) thường đối lập nhau về cách thức tiếp cận và giải quyết các vấn đề đối nội lẫn đối ngoại. Sự chia rẽ này đã được Tổng thống Obama thừa nhận và mong muốn có thể xoá bỏ. Điển hình cho vấn đề này, đầu tháng Mười 2013, chính quyền liên bang bị đóng cửa do bất đồng về Đạo

Luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khoẻ hợp túi tiền (được gọi là Obamacare) do Tổng thống Obama đề xuất và Thượng viện ủng hộ sẽ có hiệu

lực trong năm tài chính liên bang 2014.

Đêm 7 tháng Mười một 2012, sau khi chắc chắn đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai với 4 năm nữa, Barack Obama đã tuyên bố “nền kinh tế Hoa Kỳ đang hồi phục” nhưng đồng thời “một thập kỷ chiến tranh đang kết thúc”. Bối cảnh này càng củng cố trọng tâm của Obama vào các chính sách trong nước,

đồng thời là thận trọng trong chính sách đối ngoại, điều mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là sự rút lui.

Sự nổi lên trở lại của Taliban tại Afghanistan năm 2009 không làm thay đổi định hướng đối ngoại của chính quyền mới, Obama tuyên bố “trao lại đất nước Iraq một cách có trách nhiệm cho người dân Iraq, kiến tạo nền hoà bình đạt được một cách khó khăn tại Afghanistan.” Các con số thống kê có thể củng cố cho chính sách này của Obama, ngay từ giữa năm 2007 đến năm 2010, vẫn có khoảng hơn một nửa số người Mỹ được khảo sát cho rằng, “cuộc xâm lược Iraq của Hoa Kỳ vào năm 2003 là một quyết định sai lầm,” theo Trung tâm nghiên cứu Pew [50]. Tổng thống Hoa Kỳ Obama đặt ra và thực hiện mục tiêu rút hết quân khỏi Iraq và kết thúc chiến tranh tại đất nước này vào cuối năm 2011; trong khi tại Afghanistan, kế hoạch này chưa thể được thực hiện. Sự nổi lên của ISIS năm 2013 đã cản trở ý định của chính quyền Obama. Một lần nữa, đứng trước nguy cơ có thể tiếp tục sa lầy tại Trung Đông, chính quyền Hoa Kỳ đã cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng minh và cộng đồng quốc tế để tránh một kịch bản tồi tệ như thời George W. Bush lặp lại. Tháng Sáu 2015, Obama thừa nhận rằng chính quyền của ông thiếu một “chiến lược hoàn chỉnh” để chống lại với ISIS.

Thất bại của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ năm 2014 dường như đã dự báo cho sự thất bại của chiến lược đối ngoại của chính quyền Obama. Đảng Cộng hoà đã giành lại đa số ghế ở cả Thượng viện và Hạ viện. Mặc dù cục diện đơn cực đang trong quá trình tan rã, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất và đóng vai trò then chốt trong các vấn đề toàn cầu.

Chủ nghĩa lý tưởng của Obama được thể hiện thông qua việc chính quyền Hoa Kỳ đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cuba sau hơn 50 năm. Cuba được đưa ra khỏi danh sách những quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa

khủng bố. Sang năm 2015, Obama tiếp tục đạt được mục tiêu khi cùng với nhóm P5+1 và Iran8

ký kết thoả thuận về việc giới hạn chương trình hạt nhân của Iran. Chính quyền Obama cũng ưu tiên cho các vấn đề thứ yếu, như biển đổi khí hậu lại được xem là một ưu tiên đối ngoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh quyền lực giữa trung quốc và hoa kỳ tại biển đông từ 2009 đến 2016 (Trang 26 - 29)