Dự báo sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh quyền lực giữa trung quốc và hoa kỳ tại biển đông từ 2009 đến 2016 (Trang 65)

Chƣơng 1 BỐI CẢNH CỦA SỰ CẠNH TRANH TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2016

3.2. Dự báo sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông

3.2.1. Những yếu tố tác động đến chính sách Biển Đông của Trung Quốc và Hoa Kỳ Quốc và Hoa Kỳ

Chính sách Biển Đông của Trung Quốc và Hoa Kỳ phụ thuộc vào: (1) họ xác định lợi ích của họ ở Biển Đông là gì; (2) lợi ích nào được ưu tiên; và (3) cách tiếp cận để đạt được mục đích, hay thực hiện nó như thế nào. Có thể giả định rằng, một mặt, Trung Quốc không thay đổi ưu tiên lợi ích và cách tiếp cận của họ đối với Biển Đông; nhưng mặt khác, chính sách của Trung Quốc cũng phụ thuộc vào mức độ quan tâm và can dự của Hoa Kỳ vào Biển Đông.

Một chính khách rất có ảnh hưởng trong nền ngoại giao của Hoa Kỳ là cựu Ngoại trưởng, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger, trong hai cuốn sách gần đây là Bàn về Trung Quốc và Trật tự thế giới, vẫn đang bảo vệ những nền tảng của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc mà ông đã góp phần thiết lập và duy trì từ thập niên 1970. Là một nhà ngoại giao theo đuổi tư duy chủ nghĩa hiện thực nhưng thực dụng, H. Kissinger cho rằng chính trị quốc tế vẫn là cuộc chạy đua giữa các cường quốc, có rất ít chỗ cho các nước nhỏ. Kissinger cho rằng, quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu không nên là một trò chơi “lưỡng bại câu thương” hay “kẻ thắng – người thua” theo quan điểm truyền thống của chủ nghĩa hiện thực, theo ông, hai nước có thể “hoà giải” để hướng tới tương lai hoà bình [10; 11].

Tuy nhiên, có một biến số rất quan trọng là Donald Trump của Đảng Cộng hoà đã trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Bất chấp mối quan hệ tốt mang tính cá nhân giữa Donald Trump với Chủ tịch Trung Quốc – Tập

Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ D. Trump dường như đã đảo lộn nền tảng quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ thay vào đó là một chính sách cứng rắn hơn, cạnh tranh rộng hơn và mạnh mẽ hơn với Trung Quốc. Tháng 12 năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố bản Chiến lược an ninh Quốc gia

của Hoa Kỳ, trong đó Trung Quốc và Nga được xác định là những đối thủ,

thách thức của Hoa Kỳ - những quốc gia đang tìm cách xây dựng trật tự thế giới mới [70].

“Hoa Kỳ buộc phải từ bỏ chính sách can dự mang tính xây dựng” đối với Trung Quốc là lời kêu gọi của nhà hiện thực tấn công John J. Mearsheimer trong cuốn Bi kịch của nền chính trị cường quốc xuất bản lần

đầu cách đây hơn 15 năm [32, tr. 402]. Bây giờ, chúng ta thấy Hoa Kỳ đang hưởng ứng lời kêu gọi đó. Sau gần một nửa thế kỷ, Hoa Kỳ đã bắt đầu thay đổi chính sách của họ đối với Trung Quốc theo cách mà một số nhà hiện thực trông đợi, ngăn chặn Trung Quốc. Việc đối phó với Trung Quốc là một trong số những vấn đề lớn mà cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà đồng ý với nhau, nhưng Trump đang tạo ra những khác biệt lớn bằng việc tuyên bố Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược và đang bắt đầu ngăn chặn Trung Quốc bằng những biện pháp thương mại và ngoại giao trước khi cần đến quân sự.

Tuyên bố “Hoa Kỳ trên hết” của Donald Trump hiện nay có thể là sự lặp lại quan điểm chính trị thực dụng (realpolitik) của Henry Kissinger không? Câu trả lời là không. Điều đó trước hết đến từ việc Donald Trump đang nhìn Trung Quốc như một đối thủ thực sự chứ không phải là một đối tác như Henry Kissinger và Barack Obama nhìn nhận. Donald Trump dường như ưu tiên mối quan hệ với Nga để giải quyết các vấn đề quốc tế lớn thay vì Trung Quốc.

Chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama đã thất bại, do đó, đã có rất nhiều câu hỏi về tương lai của các đồng minh châu Á của

Hoa Kỳ sẽ ra sao khi Donald Trump lên làm Tổng thống? Theo quan điểm của Donald Trump, Hoa Kỳ sẽ giới hạn lại vai trò “cảnh sát toàn cầu” của họ - hoặc cũng có thể từ bỏ nó, đồng thời, cho phép các đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á có thể tự phát triển năng lực quân sự cho riêng mình, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ. Donald Trump chỉ đơn giản là không muốn Hoa Kỳ tốn quá nhiều tiền để đi bảo vệ các nước mà những nước đó hoàn toàn có thể tự lo được cho bản thân họ, nhất là các nước “ăn theo” (free riding).

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng về nỗi sợ hãi của họ về Hoa Kỳ có thể trở thành hiện thực khi mà “Giấc mộng Trung Hoa” của chủ tịch Tập Cận Bình chưa được hoàn tất. Bắc Kinh ở trong thế tiến thoái lưỡng nan, sợ hãi hoặc rút lui trước Hoa Kỳ sẽ khiến cho hình ảnh của ông Tập và Trung Quốc bị suy giảm, trong khi đối đầu với Hoa Kỳ sẽ là không thích hợp ở thời điểm hiện tại. Trung Quốc đã bỏ qua nhiều cơ hội mà Trump đã mở ra.

3.2.2. Những kịch bản trong tương lai

Như đã phân tích ở trên, chính sách của Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, do đó việc đưa ra những dự báo dài hạn là rất khó, trong khi dự báo ngắn hạn và trung hạn có thể dễ hơn nhiều. Trong trường hợp này, cuối năm 2020 sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ; sau đó, vào năm 2022, ông Tập Cận Bình sẽ kết thúc nhiệm kỳ thứ hai trong vai trò là người lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc. Vì vậy, luận văn sẽ đưa ra hai kịch bản có thể xảy ra trong cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc này ở Biển Đông đến năm 2022.

Kịch bản thứ nhất: Xảy ra đụng độ quân sự trực tiếp giữa Trung Quốc

và Hoa Kỳ ở Biển Đông

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến cuộc chiến thương mại đang diễn ra, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có những quan điểm cứng rắn về lợi ích của mỗi bên ở Biển Đông. Tại Hoa Kỳ, đối phó với Trung Quốc là một trong

những chủ đề hiếm hoi mà cả Đảng Cộng hoà của Tổng thống Donald Trump và Đảng Dân chủ đang kiểm soát Hạ viện có được sự nhất trí. Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể tần suất các hoạt động để khẳng định tuyên bố của họ về an ninh hàng hải và tự do lưu thông trên Biển Đông, thậm chí những đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Anh… cũng tích cực tham gia cùng Hoa Kỳ. Những hành động của Hoa Kỳ chắc chắn khiến cho Trung Quốc cảm thấy mối đe doạ đối với họ đang tăng lên. Các hoạt động diễn tập quân sự, trong đó Trung Quốc huy động cả những phương tiện vũ khí hiện đại nhất ra Biển Đông, cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng đáp trả mọi động thái mang tính can thiệp vào Biển Đông từ phía Hoa Kỳ.

Đúng như những gì Trung Quốc lo ngại, chính quyền Trump đã xem Biển Đông như một vấn đề an ninh khu vực và là sân khấu của sự cạnh tranh Trung Quốc – Hoa Kỳ. Cách tiếp cận của Hoa Kỳ hiện nay tương tự với cách tiếp cận của Trung Quốc. Rốt cuộc, ý đồ kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc đã lộ rõ, Trump sẽ làm thế thông qua sự hiện diện trực tiếp của Hoa Kỳ và tập hợp lực lượng thông qua các đồng minh cũng như các quốc gia đang tranh chấp với Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu David Shambaugh đã dự đoán “khả năng chiến tranh” ở Biển Đông giữa Trung Quốc với một láng giềng và có thể với ngay Hoa Kỳ. Một trong những yếu tố tác động dẫn đến kịch bản như vậy là hiện nay Trung Quốc đang đi theo con đường chuyên chế rắn, có thể dẫn tới chế độ toàn trị mới, do đó họ có xu hướng hung hăn hơn trong chính sách đối ngoại, căng thẳng với các nước ở khu vực vốn chưa được giải quyết sẽ tiếp tục leo thang [19, tr.275-276]. Tình hình nội bộ Trung Quốc đang diễn ra theo đúng những dự đoán của D. Shambaugh.

Ở một giác độ khác, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tự tin với sự kiểm soát của chính quyền trung ương đối với các vấn đề chính trị

trong nước, nhưng có lẽ sẽ không tự tin về chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông, trước áp lực ngày càng lớn từ phía Hoa Kỳ. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, không chỉ nội bộ Trung Quốc sẽ lại nảy sinh những mâu thuẫn lớn mà hình ảnh quyền lực mang tính cá nhân của ông Tập Cận Bình cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trớ trêu thay, tất cả chúng sẽ thúc đẩy Trung Quốc vào một cuộc chiến không tránh khỏi. Biển Đông là nơi giải thoát cho tất cả.

Theo kịch bản này, những hành động gây áp lực về ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ sẽ khiêu khích Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu bị tác động tiêu cực bởi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến quyền lực của ông Tập Cận Bình. Chính sách đối ngoại là sự phản ánh chính sách đối nội14, Trung Quốc có thể dựa trên lý do nào đó trong nước để tuyên bố một cuộc chiến với Hoa Kỳ sẽ bắt đầu.

Kịch bản này được lý giải theo cấp độ phân tích nhà nước (state level of

analysis).

Kịch bản thứ hai: Hai cường quốc tiếp tục cạnh tranh có giới hạn

Trên thực tế, đây là trạng thái tiếp nối của sự cạnh tranh hiện nay, tức là cả Trung Quốc và Hoa Kỳ mặc dù đáp trả nhau quyết liệt về ngoại giao, song sẽ kiềm chế những hành động quân sự có thể đẩy cả hai vượt qua lằn ranh đỏ. Về tổng thể, khả năng xảy ra của kịch bản này là tương đối cao. Cả hai cường quốc này đang cạnh tranh nhau trên toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương (dưới thời chính quyền Trump đã mở rộng thành Ấn Độ - Thái Bình Dương) do đó cả hai chưa vội vàng đẩy nhau vào một cuộc chiến trên Biển Đông. Trong một nghiên cứu gần đây, David Shambaugh đã cho rằng, cán cân quyền lực ở Đông Nam Á vẫn nghiên về phía Hoa Kỳ, do đó cả hai có thể

14 Cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Hubert H. Humphrey thời Tổng thống Lyndon B. Johnson (1965-1969) đã có một định nghĩa nổi tiếng như sau: “Chính sách đối ngoại thực sự là chính sách đối nội.”

quản lý căng thẳng, hạn chế sự cạnh tranh và thực hành cùng tồn tại cạnh tranh [36, tr. 85-127].

Cách lý giải từ cấp độ phân tích hệ thống này (systemic level of

analysis) cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra có lý trí hơn khi phải đối

đầu với Hoa Kỳ. Mặc dù sức mạnh của Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng và những đe doạ đối với lãnh thổ của Trung Quốc cũng ngày càng lớn hơn [29, tr. 819-821] thì Trung Quốc cũng sẽ chưa thách thức sức mạnh của Hoa Kỳ.

Các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Á vẫn được triển khai trên diện rộng, bao gồm hai đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ là Hàn Quốc và Nhật Bản, các đối tác quân sự ở Đông Nam Á khác như Philippines, Thái Lan, Australia, cũng như các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương như Guam, Hawaii, Alaska (Xem Bảng 3). Về cơ bản, các liên minh này vẫn tương đối vững chắc giúp cho Hoa Kỳ có thể duy trì được sự hiện diện liên tục ở Đông Á, hay khu vực Biển Đông.

Như giới lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận, họ vẫn là một quốc gia đang phát triển, do đó một môi trường quốc tế bất ổn hay một cuộc chiến tranh sẽ là bất lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Cạnh tranh với Hoa Kỳ là điều khó tránh khỏi, nhưng có thể chưa đến lúc để cần đến một cuộc đấu để phân định lại vị trí của hai cường quốc ở Đông Á.

Một hệ quả có thể có của kịch bản này là sự hồi sinh chính sách chính trị thực dựng (realpolitik) của Henry Kissinger. Nếu như H. Kissinger thuyết phục được giới chính trị ở Washington đi theo cách mà ông ta đã làm, hoặc trong trường hợp H. Kissinger có ảnh hưởng đến bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thì điều đó sẽ có tác động tích cực đến quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc nhưng tiêu cực đối với các nước đang có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Bởi nó sẽ là sự tiếp tục của phương thức cũ -

một thoả thuận ngầm giữa các nước lớn nữa để chia chác lợi ích trên đầu các nước nhỏ. Tuy nhiên, tác giả luận văn cho rằng khả năng xảy ra chuyện này là rất thấp.

Cả hai kịch bản ở tương lai đang chờ Trung Quốc. Trong kịch bản thứ nhất, nếu Trung Quốc quyết định đối đầu với Hoa Kỳ, một cuộc chiến tranh Lạnh như Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cảnh báo gần đây sẽ là bắt đầu cho một cuộc xung đột không thể tránh khỏi. Cả hai dường như đều đã sẵn sàng cho một kịch bản như vậy. Trong kịch bản thứ hai, có thể Trung Quốc sẽ chấp nhận xuống thang, nhưng Trung Quốc vẫn phải đối mặt với sự kiềm chế của Hoa Kỳ. Nếu vậy, sớm muộn Hoa Kỳ cũng sẽ giành lại ưu thế đứng đầu ở Đông Á, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thoát khỏi và vượt lên ảnh hưởng của Hoa Kỳ sẽ thất bại. Đối với Trung Quốc, không có kịch bản nào tốt cho họ, chỉ có cái nào ít tồi tệ hơn thôi.

3.3. Việt Nam trong cuộc chơi nƣớc lớn ở Biển Đông

Với vị trí địa lý nằm tiếp giáp Biển Đông ở phía Đông và phía Nam, Việt Nam là một quốc gia biển. Biển có vai trò rất lớn đối với an ninh và thịnh vượng của Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá - tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, những xung đột trên Biển Đông có tác động rất lớn đến Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có sức mạnh trung bình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nên cách tiếp cận thiên về đối đầu hoặc sử dụng vũ lực là không phù hợp.

Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tăng cường xây dựng các đảo đá ở Biển Đông trở thành các căn cứ quân sự mạnh, đủ khả năng đối đầu với các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và đồng minh ở trong khu vực. Bằng cách này, Trung Quốc hi vọng sẽ trở thành một cường quốc ở cả trên đất liền và trên biển. Khi những đảo đá này trở thành các căn cứ quân sự vững chắc, Trung Quốc mới có thể khẳng định quyền kiểm soát của họ. Đây sẽ là thách thức đối

với vị Tổng thống mới của Hoa Kỳ. Đồng thời, cũng là mối lo ngại thực sự đối với các nước Đông Nam Á.

Việt Nam là một quốc gia láng giềng của Trung Quốc - đây là định mệnh địa lý không thể nào khác được. Bởi vậy, việc phải tồn tại và phát triển cạnh một nước lớn như Trung Quốc vẫn luôn là bài toán với Việt Nam từ hàng nghìn năm qua. Dân gian Việt Nam vẫn thường có câu nói: “Chọn bạn

mà chơi.” Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào một

tình thế có thể coi là “tiến thoái lưỡng nan”. Nhìn từ bên ngoài, việc Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông sẽ gián tiếp dẫn tới logic rằng Việt Nam có thể nhận được sự hậu thuẫn cả về quân sự và ngoại giao từ phía Hoa Kỳ - hay thậm chí là một liên minh tạm thời với các đồng minh của Hoa Kỳ, nhưng điều đó đã không diễn ra dưới thời Obama. Hoa Kỳ ở quá xa Biển Đông và Washington vẫn còn rất nhiều việc phải làm ở châu Âu và Trung Đông; trong khi đó, Biển Đông vốn được Trung Quốc coi là “sân sau”, Bắc Kinh có lợi thế hoàn toàn về mặt địa lý - cho dù công nghệ quân sự ngày một phát triển có thể hỗ trợ điều khiển tác chiến từ xa.

Nhưng điều này không có nghĩa là Việt Nam cô độc. Học giả theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh quyền lực giữa trung quốc và hoa kỳ tại biển đông từ 2009 đến 2016 (Trang 65)