“Dòng ý thức” với kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật dòng ý thứctrong tiểu thuyết của vương mông (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1 : “DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI

2.2 “Dòng ý thức” trong tiểu thuyết Vương Mông

2.2.1 “Dòng ý thức” với kết cấu

Kết cấu là một yếu tố của hình thức tiểu thuyết, ra đời cùng với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Để hình thành nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, nhà văn trong quá trình sáng tạo cần có một cách thức tổ chức nhất định. Từ cùng một chất liệu đời sống nhƣng mỗi ngƣời nghệ sĩ lại sử dụng một cách tổ chức kết cấu riêng, và cũng nhƣ ngôn ngữ, kết cấu là điều kiện tất yếu và phƣơng diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Kết cấu khiến tác phẩm trở nên mạch lạc, có “vẻ duyên dáng của trật tự” (Horatius).

Nói đến nghệ thuật tiểu thuyết chúng ta không thể bỏ qua vai trò của kết cấu. Các hình thức kết cấu của tiểu thuyết cũng phong phú nhƣ mọi hình thức tổ chức và kết cấu của đời sống hiện thực. Kết cấu của tiểu thuyết không phải là cái khuôn định sẵn để chứa đựng nội dung, mà là một hình thức sinh động để biểu hiện nội dung. Kết cấu tiểu thuyết thƣờng mang tính xác định rõ rệt trong một thời gian và không gian của mối quan hệ xã hội. Một điều dễ

dàng có thể nhận thấy trong tiểu thuyết hiện thực truyền thống Trung Quốc có kết cấu đơn tuyến và cấu trúc mặt bằng. Thông thƣờng có hai tuyến nhân vật song song: tốt- xấu, chính- tà phát triển tách rời nhau, tính cách ổn định không thay đổi. Kiến trúc truyện vẫn là nhân vật chính, các nhân vật phụ và các chi tiết khác xoay quanh. Vì vậy, lựa chọn và tổ chức kết cấu trong mỗi tác phẩm văn học chính là một biểu hiện của nghệ thuật “dòng ý thức”.

Ở phƣơng Tây từ những năm 20 của thế kỉ XX, nhà văn J.Joyce đã thay đổi kiểu kết cấu biên niên bằng kiểu kết cấu tâm lí với kiệt tác Ulysses. Trong

Ulysses, thời gian tác phẩm bị xáo trộn tới mức trôi nổi một cách tuyệt đối, mọi hành động, tính cách, cốt truyện hòa tan trong dòng ý thức. Tất cả trôi đi trong dòng hỗn độn mà không hề dính vào nhau.

Đi tiên trong việc đổi mới tiểu thuyết đƣơng đại Trung Quốc về phƣơng diện kết cấu là nhà văn Vƣơng Mông. Những tác phẩm viết trƣớc những năm 1979, ông vẫn viết theo hình thức cũ, nhƣng những tác phẩm viết sau năm 1979 nhƣ Lời chào Bônsêvich (布 礼), Tiếng mùa xuân (春之 声), Mộng của biển (海 的 梦), Mắt đêm (夜 的 眼), Dải cánh diều

(风 筝 飘 带 ), Hồ điệp (蝴 蝶),... Ông đã mạnh dạn phá vỡ phƣơng thức kết cấu tiểu thuyết truyền thống, mƣợn kỹ xảo sáng tác dòng ý thức của phƣơng Tây, hình thành lối kết cấu tâm lý. “Trọng tâm của tiểu thuyết Vương Mông là mô tả hoạt động tâm lý như độc bạch nội tâm, liên tưởng tự do, lấy dòng ý thức của các nhân vật tạo thành kết cấu của truyện. Các tác phẩm của ông không kết cấu theo một trật tự thời gian, không gian mà theo dòng ý thức. Dòng ý thức của con người tự do bay lượn, nó có thể vượt qua núi cao sông sâu, vượt qua lịch sử, thời đại,đi sâu vào thế gới vĩ mô và vi mô, nhờ đó dung lượng của truyện được mở rộng rất nhiều.” [62, 192].

Vƣơng Mông là tác giả đầu tiên đã vay mƣợn thủ pháp “dòng ý thức” phƣơng Tây để hiện đại hóa cách viết truyền thống. Với hàng loạt các tác phẩm đƣợc viết theo bút pháp dòng ý thức, ông đã mang tới cho văn đàn một làn gió mới và thực sự làm cho tiểu thuyết Trung Quốc khởi sắc. Các tác phẩm “dòng ý thức” của ông là sự kết hợp của lối kết cấu tâm lý với kết cấu tình tiết. Đó là “lối kết cấu lấy nhân vật và cốt truyện làm kinh tuyến, lấy miêu tả tâm lý làm vĩ tuyến” .

Hồ điệp là sự kết hợp của lối kết cấu tâm lí với kết cấu tình tiết. Truyện khoảng 66 trang, với 13 tiêu đề nhỏ: Hải Vân, Mĩ Lan, Biến đổi, Đông Đông, Phán xét, Bản làng, Phục chức, Thu Văn, Lên đường, Mưa táo, Khoảng cách, Cáo biệt, Cây cầu. Mỗi tiêu đề nhỏ là sự liên tƣởng, hồi tƣởng, suy nghĩ, là những phản ứng rất tinh tế của nhân vật chính. Vƣơng Mông chủ yếu lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật Trƣơng Tƣ Viễn làm cơ sở để tổ chức tác phẩm.

Dòng suy tƣ của nhân vật Trƣơng Tƣ Viễn trong Hồ điệp bị ngắt quãng với các tình tiết đan xen giữa quá khứ- hiện thực. Với Hồ điệp, kết cấu tình tiết có tác dụng làm sáng tỏ chủ đề tƣ tƣởng tác phẩm và tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện. Mặc dù qua hoạt động tâm lý của nhân vật, song không phải vì thế mà làm mờ cốt truyện, làm mờ những khúc đoạn chính trong cuộc đời của nhân vật. Kết cấu của truyện đƣợc xác định rõ trong một thời gian và không gian của mối quan hệ xã hội.

Hồ điệp, hành trình của nhân vật chính chứa đầy những thăng trầm gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nƣớc Trung Quốc. Năm 1949, Trung Quốc đƣợc giải phóng, Tƣ Viễn đƣợc bầu làm phó chủ nhiệm ban quân quản thành phố quy mô cỡ vừa. Trong thời gian này, ông gặp gỡ và lấy Hải Vân làm vợ. Năm 1956, ông là bí thƣ thành ủy- trái tim của thành phố, khi vợ bị qui là phái hữu thì ông cho là hợp lí và bỏ rơi cô. Ngƣời đàn bà thứ hai xuất

hiện trong cuộc đời ông là Mĩ Lan. Năm 1966, ông bị đấu tố nhục mạ, phải đi tù ba năm, sau đó về cải tạo ở nông thôn, trở thành ngƣời nông dân thực thụ. Ở vùng quê thanh bình, ông đã gặp đƣợc Thu Văn- ngƣời phụ nữ khiến ông bừng tỉnh trong lòng, làm ông có đầy đủ sức mạnh giúp nƣớc giúp dân. Vài năm sau ông đƣợc đề bạt phó bí thƣ thành ủy, rồi thứ trƣởng một bộ thuộc Quốc vụ viện năm 1979. Toàn bộ những tình tiết trên đƣợc thể hiện thông qua hoạt động tâm lí, những độc thoại, đối thoại và phán xét của nhân vật chính Trƣơng Tƣ Viễn. Nhận đƣợc tin Hải Vân thắt cổ tự tử, Tƣ Viễn vô cùng đau đớn, day dứt. Ở tiêu đề Phán xét trong tác phẩm là sự suy ngẫm lại, phán xét lại những thái độ, lời nói, hành động, những gì ông đã đem đến cho Hải Vân. Đây là những lời sám hối thành thực nhất xuất phát từ lƣơng tâm tình cảm của con ngƣời. Phải chăng đó là sự phản tỉnh, khiến nhân vật càng day dứt hơn với ngƣời vợ bạc phận của mình. Quá khứ, hiện tại, tƣơng lai cứ đan chéo vào nhau, bao trùm toàn cuốn truyện tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật hữu cơ. Sợi chỉ đỏ quán xuyến toàn truyện là quá trình tâm lí của nhân vật Trƣơng Tƣ Viễn “đánh mất linh hồn” và “tìm lại đƣợc linh hồn”.

Trong tiểu thuyết Vƣơng Mông, các tình tiết đan xen đƣợc xuất hiện, đan xen giữa quá khứ với hiện thực, giữa các mạch truyện, giữa các ý nghĩ trong dòng suy tƣ của chính nhân vật. Cách đan xen này mở rộng đƣờng biên hiện thực. Ở góc độ nào đó, nó thể hiện bản chất của dòng chảy ý thức bất tận nhƣng đôi lúc tạt ngang, đang nghĩ cái này chợt nghĩ đến cái khác.

Vƣơng Mông xây dựng lối kết cấu tâm lí trong Chiếc lá phong, thông qua hoạt động tâm lí của nhân vật “Anh” một câu chuyện tình yêu lãng mạn đƣợc hồi tƣởng và giữ gìn ở nơi sâu thẳm trái tim. Mặc cho sự thay đổi của thời gian, không gian nhƣng dƣờng nhƣ tình cảm con ngƣời với con ngƣời không có gì thay đổi, vẫn một tình cảm sâu sắc và chân thành cùng với trái tim đầy nhiệt huyết, giữ gìn truyền thống dân tộc tốt đẹp.

Truyện Dải cánh diều mô tả sự gặp gỡ của đôi trai gái giữa Giai Nguyên và Tố Tố. Câu chuyện không biểu hiện qua sự phát triển tuần tự của tình tiết mà thông qua hoạt động tâm lí của Tố Tố trong quá trình hẹn hò gặp gỡ với ngƣời yêu. Sự thay đổi của trƣờng cảnh, sự tiếp nối của đối thoại, sự giao thoa của không gian và thời gian, sự ẩn hiện của mộng mị, sự xen lẫn những liên tƣởng đều thể hiện ra một cách rõ ràng. Qua hoạt động ý thức của nhân vật, tác phẩm phơi bày vết thƣơng tinh thần và hiện thực đầy mâu thuẫn do “Cách mạng văn hóa” gây nên, phê phán hủ tục còn tồn tại trong xã hội hiện tại, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của lớp ngƣời mới.

Bản thân “dòng ý thức” của con ngƣời nhƣ một dòng sông luôn trôi chảy. Chuyển tải điều này bằng kỹ thuật dòng ý thức nhà văn Vƣơng Mông đã lấy việc miêu tả “dòng ý thức” tâm lí của nhân vật làm trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật dòng ý thứctrong tiểu thuyết của vương mông (Trang 40 - 44)