Giọng điệu trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật dòng ý thứctrong tiểu thuyết của vương mông (Trang 98 - 112)

CHƯƠNG 1 : “DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI

3.3 “Dòng ý thức” với ngôn ngữ, giọng điệu

3.3.2.2 Giọng điệu trữ tình

Vƣơng Mông không kể chuyện bằng những lời đao to búa lớn mà bằng tâm tình của con ngƣời từng nếm trải sự đời. Hầu hết các tác phẩm “dòng ý

thức” của ông thì hình tƣợng ngƣời kể chuyện là ngƣời đã từng chứng kiến và trải qua bao đổi thay trƣớc sóng gió của cuộc đời, đó là những con ngƣời có nhu cầu tâm tình, giãi bày để cùng ngƣời đọc sẻ chia, đồng cảm với cá nhân mình. Bởi vậy mà trong giọng điệu chứa đựng sự đồng cảm trữ tình sâu sắc.

Cuộc sống xã hội ngột ngạt dƣới thời “Cách mạng văn hóa”, Vƣơng Mông đã có nhiều trăn trở, suy tƣ. Điều trăn trở của ông chính là làm sao để mô tả dòng chảy trong trẻo giữa dòng sông trong cuộc sống trong- đục đó. Có lẽ vì thế mà trong các tác phẩm của mình, ông luôn tìm tòi, tha thiết thể hiện mọi điều tốt đẹp từ cuộc sống, từ con ngƣời. Ông luôn trân trọng và hƣớng con ngƣời tới cội nguồn văn hóa đạo đức truyền thống dân tộc. Chính vì thế nhà văn đã tìm đến giọng điệu trữ tình.

Ngoài giọng điệu u- mua ra, tác phẩm Hồ điệp còn toát lên giọng điệu trữ tình, thâm trầm. Nhân vật hồi tƣởng và phán xét lại tất cả những gì đã qua, những gì liên quan đến số phận “ba chìm bảy nổi” của ông. Có lúc, Vƣơng Mông bày tỏ sự cảm thông, chia xẻ và thƣơng tiếc cho nhân vật của mình. Khi Trƣơng Tƣ Viễn bị đấu tố, nhục mạ, ông trở thành một ngƣời khác hẳn, một ngƣời khom lƣng, rụt cổ, cúi đầu nhận tội, không dám chống lại, không dám hít thở cho thoải mái... Tác giả đã tiếc thƣơng cho nhân vật, dƣờng nhƣ không thấy quá bất ngờ trƣớc sự việc ấy: “Đấy mà là ông chăng? Ông mà là Trương Tư Viễn chăng? Trương Tư Viễn mà là hắc bang và phần tử “tam phản” chăng?...” [3, 124]. Câu văn với nhịp điệu nhanh, giúp ngƣời đọc liên tƣởng đến số phận một cán bộ luôn biến hóa vô lƣờng, nay thế này mai thế khác.

Ở tác phẩm, đôi khi giọng điệu trữ tình và lạc quan đan kết với nhau, tạo nên sức hấp dẫn của truyện. Ở tiêu đề nhỏ Phục chức, đã thể hiện tinh thần lạc quan hy vọng của Trƣơng Tƣ Viễn đối với Đảng vĩ đại: “Tất cả những thứ đó đến gõ cửa tâm linh của mỗi người, dù rằng vết thương đau đớn làm một số tâm linh nào đó rạn nứt như mặt trống vỡ nhưng rồi vẫn phát ra

một chút âm vang, cho người ta một chút hy vọng. huống hồ Trương Tư Viễn, một người mà bần cùng và ấm áp hun đúc nên tuổi thơ, máu và lửa nhuộm đỏ tuổi thanh xuân, Đảng và lãnh tụ chỉ dẫn cho đường đi, được nhân dân tôn kính và tin cậy, trông ngóng, tất cả đang thúc đẩy bước chân ông. Ông đã quen lạc quan và đầy hy vọng. Trong mùa xuân này, ông lại tràn trề dự cảm về một sự chuyển biến nào đó. Không lẽ nào cứ mãi như thế được. Cả đến trẻ con cũng biết phân biệt phải trái, chẳng lẽ Đảng không phân rõ được sao? Nghĩ lại về cuộc đời, nghĩ lại dưới, trên, phải, trái mình, nghĩ lại về lịch sử và hiện thực, nghĩ lại hôm qua, hôm nay và triển vọng ngày mai của Trung Quốc tất thảy Đảng rốt cuộc là Đảng vĩ đại, Đảng vinh quang và sau hết là Đảng đúng đắn.” [3, 154]. Giọng điệu lạc quan trong tác phẩm đã đem lại niềm tin cho mọi ngƣời. Niềm lạc quan, tự tin của Trƣơng Tƣ Viễn cũng chính là niềm tự tin vốn có của dân tộc Trung Hoa.

Truyện vừa Hồ điệp là sự kết hợp giữa giọng điệu u- mua với giọng điệu trữ tình, lạc quan. Việc tìm hiểu giọng điệu trong tác phẩm là rất quan trọng và cần thiết vì giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hƣớng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể.

Trong Mắt đêm, giọng điệu trữ tình cũng đƣợc thể hiện. Dƣới con mắt của “ngƣời tỉnh lẻ” thì thành phố hiện lên muôn màu, muôn vẻ, có nhiều đổi thay, song hành với thành phố đổi thay đó thì dƣờng nhƣ con ngƣời cũng thay đổi, bên cạnh những ngƣời cau có, khó gần nhƣ chàng thanh niên, cô y tá thì vẫn có những ngƣời nhiệt tình: “Anh hỏi thăm một người thì có mấy người nhiệt tình trả lời anh. Chỉ một điểm ấy thôi, anh cũng cảm thấy người thành phố này còn giữ được truyền thống “trọng lễ nghĩa”...” [5, 166]. Nét trữ tình còn đƣợc nhà văn gửi gắm vào sự cảm thông, chia sẻ, xót thƣơng ngƣời bán

thịt cừu bị tàu cán chết trong lòng Trần Cảo: “Tàu hỏa phải dừng lại ở ga xép đến một giờ hai mươi phút, bởi vì nơi ấy có một người bán thịt cừu rất đắt nhưng lại không có sổ hộ khẩu bị tàu cán chết. Người ấy bán hết thịt rồi, nhưng khi tàu chưa dừng bánh hẳn đã chui qua gầm tàu, kết quả là bị bánh xe nghiến phải, thế là hết đời. Cảnh đau lòng đó đến giờ vẫn còn nặng trĩu trong lòng Trần Cảo.” [5, 165].

Tâm trạng xao xuyến, bồi hồi, tình cảm trong trẻo của nhân vật đƣợc tiếp tục giãi bày sau khi nhân vật “anh” (Chiếc lá phong), luôn có sự cảm thông và chia sẻ với nhà thơ A Phong, mặc dù nhà thơ A Phong: “Hết lần này đến lần khác trong thời đại mới, ông bị tuyên bố là kẻ xấu, kẻ lưu manh, trái bom nổ định giờ, con sói đội lốt cừu, qủy giữ vẽ khuôn mặt của mỹ nữ. Báo đăng tranh biếm họa làm nhục ông, vẽ ông và một người đàn bà khó coi chạy quanh một tờ bạc có mệnh giá lớn.” [3, 219]. Mặc cho xã hội không thừa nhận và đọc thơ A Phong, nhƣng nhân vật anh vẫn có sự đồng cảm và yêu thích mỗi vần thơ ông viết ra, vì thế anh vẫn mua, vẫn đọc thơ ông.

Trong Dải cánh diều, tác giả cũng đan cài giọng điệu trữ tình bên cạnh giọng điệu u- mua. Hình ảnh bác đầu bếp niềm nở, ân cần, quan tâm đến ngƣời bạn của Tố Tố: “bác liền múc thêm một muôi thịt cừu vào bát cho anh ta. Những viên bột mì rán vàng ươm trông như những hạt đậu vàng. Ánh vàng hắt lên khuôn mặt khiến nụ cười chàng trai thêm dễ thương. Lần đầu tiên Tố Tố thấy những viên bột mì rán thật là tuyệt diệu, nó như là của quý rất có uy lực.” [5, 186]. Chỉ là một việc nhỏ nhƣng ý nghĩa thật lớn lao, nó nhƣ một phép màu kì diệu để tiếp thêm sức mạnh cho con ngƣời. Hay khi tác giả miêu tả Tố Tố và Giai Nguyên tìm mãi không đƣợc chỗ ngồi thì chính tác giả đã tỏ thái độ thông cảm. “Ôi! Bầu trời và mặt đất chúng ta mênh mông biết bao!

Hãy giành cho đôi trai gái một góc nhỏ để họ trao đổi tình yêu và ôm hôn nhau!” [5, 200].

Sự độc đáo trong giọng điệu của Vƣơng Mông là chiếc chìa khóa vẫy gọi ngƣời đọc bƣớc vào tác phẩm. Không ồn ào, mãnh liệt nhƣ văn phong của Mạc Ngôn, văn Vƣơng Mông dung dị mà thấu đáo, thẩm thấu lắng sâu vào bên trong với dòng cảm xúc suy tƣ bất tận nhƣng không kém phần tinh tế và nhạy cảm trƣớc biến thái của cuộc đời.

Tiểu kết

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó các yếu tố tác động và bổ sung cho nhau. Nghệ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết Vương Mông không chỉ thể hiện qua nghệ thuật kết cấu, nhân vật, ngƣời kể chuyện, mà còn thể hiện qua không- thời gian, bút pháp tƣợng trƣng, ngôn ngữ, giọng điệu, của tác phẩm. Những cách cảm, cách nghĩ, những đổi mới của nhà văn muốn đƣợc bạn đọc đón nhận và thấu hiểu thì cần phải có một hình thức diễn đạt sao cho phù hợp với nó. Qua ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh tƣợng trƣng, không- thời gian đan xen, đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại trong tác phẩm, cả một thế giới nghệ thuật đƣợc mở ra bằng nhiều hình thức mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn.

Tiểu thuyết “dòng ý thức” của Vƣơng Mông không có kiểu cốt truyện truyền thống có thể tóm tắt đƣợc dễ dàng với nhiều tình tiết hấp dẫn, mà ở đó là các mảnh vỡ của các sự kiện đƣợc tái hiện qua “dòng ý thức” các nhân vật. Vƣơng Mông đã chuyển hƣớng quan tâm ở những biến cố bên ngoài vào sự cố bên trong tâm hồn con ngƣời.

Văn học là sự sáng tạo muôn vẻ của hình thức và phong cách văn học. Tiểu thuyết “dòng ý thức” của Vƣơng Mông là một thế giới của những câu chuyện mà quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau trong lời kể đầy tâm trạng

của ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba. Với nghệ thuật “dòng ý thức” Vƣơng Mông đã tạo nên phong cách sáng tác của một nhà văn luôn tìm tòi đổi mới.

KẾT LUẬN

1. “Dòng ý thức” (意识流 là một sáng tạo có ảnh hƣởng lớn đến diện mạo của văn học thế giới đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa trực giác Henri Bergson, các hệ thống lý luận tâm lý học của W. James và Phân tâm học của Freud, nghệ thuật “dòng ý thức” ngày càng hoàn thiện hơn. Bắt nguồn từ nƣớc Pháp, “dòng ý thức” đã tạo ra ảnh hƣởng lớn cho văn học phƣơng Tây thế kỷ XX và lan sang cả nền văn học phƣơng Đông, đặc biệt là văn học Trung Quốc. Văn học Trung Quốc đƣơng đại không những phong phú về đề tài mà còn phong phú về bút pháp và khuynh hƣớng sáng tác.

Đúng là văn học mênh mông nhƣ cuộc sống, không nên tƣớc bỏ đi những gì phong phú, phức tạp của văn chƣơng. Bƣớc qua ngƣỡng cửa của mọi ràng buộc và giới hạn văn chƣơng, tiểu thuyết Trung Quốc đƣơng đại đang trăn trở với những thử nghiệm mới. Mặc dù không phải mọi đổi mới đều thành công tốt đẹp. Điều quan trọng là nhà văn phải đứng trong lòng dân tộc, kết hợp với những tinh hoa nghệ thuật của nhân loại để tạo nên những kiệt tác. Nó góp phần làm nên cái mênh mông vô hạn của thế giới văn chƣơng.

2. Nghệ thuật “dòng ý thức” dẫn dắt ngƣời đọc đi vào thế giới nội tâm của nhân vật. Đến với bốn tiểu thuyết: Hồ điệp(蝴 蝶),Mắt đêm(夜 的 眼), Chiếc lá phong(枫 叶), Dải cánh diều(风 筝 飘 带) chúng tôi nhận thấy một lối viết lạ với mật độ xuất hiện lớn những hồi tƣởng, suy tƣ, giấc mơ. Chúng đƣợc xâu chuỗi trong một dòng chảy bất tận của ý thức. Lối viết này đƣợc ghi dấu mốc ở phƣơng Tây đầu thế kỉ XX. Nghệ thuật “dòng ý

thức” trong tiểu thuyết của Vương Mông không chỉ mang tính vô thức thông qua sự ảnh hƣởng từ phƣơng Tây mà còn xuất phát từ ý thức đổi mới thực sự. Nó hài hòa giữa ý thức tiếp thu cái mới với tinh thần tự đổi mới tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn.

“Dòng ý thức” trong tiểu thuyết Vƣơng Mông là những hồi ức, suy tƣ, giấc mơ. Ngƣời ta nhận thấy một sự sáng tạo lớn ở ông khi đi vào thế giới nhân vật. Điều đó giúp chúng ta hiểu hơn về “dòng ý thức” đã đƣợc Trung Quốc hóa, “dòng ý thức” phƣơng Đông trong tiểu thuyết của Vƣơng Mông.

3. Bằng nghệ thuật dòng ý thức, Vƣơng Mông đƣợc xem là một trong số các nhà văn Trung Quốc đƣơng đại đẩy kĩ thuật tiểu thuyết đi xa, dám và đủ sức tạo ra một thế giới của riêng mình. Nhà văn trong thời đại hiện nay không thể tránh khỏi sự ảnh hƣởng của những phƣơng pháp sáng tác trên thế giới. Nhà nghiên cứu Trần Tuấn Thọ đánh giá: Vƣơng Mông đa tài, đa nghệ, đa sản, đa biên, trong mảnh vƣờn nghệ thuật sáng tạo tiểu thuyết, hội đủ ba thể loại truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài, bút pháp đa biến, liên tục cách tân. Thế nhƣng, các sáng tác của ông là kết tinh sáng tạo nghệ thuật của cá nhân ông, in đậm dấu ấn của cá nhân ông. Vƣơng Mông trong tiểu thuyết chính là bản sắc của Vƣơng Mông, chứ không phải một Vƣơng Mông đã qua đánh bóng.

Ngƣời đọc có thể dễ dàng nhận thấy các tác phẩm của Vƣơng Mông dựa trên kinh nghiệm từng trải của chính cuộc đời tác giả. “Trong sự vay mượn tiểu thuyết dòng ý thức của phương Tây, bạn đọc cũng có thể nhận ra tác dụng lựa chọn ngầm trên bối cảnh quan niệm chính trị của ông: Một là chuyển những thất vọng, hư vô xám xịt có trong hầu hết tiểu thuyết dòng ý thức của phương Tây sang tình cảm lành mạnh, sáng sủa, hướng về phía trước, hai là kiên quyết gạt bỏ tiềm thức phi lí tính, phi lôgic ra ngoài sự biểu hiện. Vương Mông đã âu hóa tiểu thuyết theo cách của mình mà như ông nói là “tách khỏi lối viết hí kịch, thông qua liên tưởng mà tiến hành đối sánh giữa

thời gian và không gian”. (Phạm Tú Châu). Bởi vậy mà tiểu thuyết của ông có những nét mới hẳn song nó không phải loại tiểu thuyết “dòng ý thức” nhƣ của J. Joyce, M. Proust mà là “dòng ý thức” đã đƣợc chỉnh lí, đƣợc Trung Quốc hóa, sao cho phù hợp với thị hiếu của độc giả Trung Hoa.

Nhƣ vậy có thể thấy nghệ thuật “dòng ý thức” đã góp phần tạo ra sự đổi mới cả về phƣơng diện nội dung lẫn hình thức cho các sáng tác của Vƣơng Mông. Mỗi tác phẩm đều là đứa con tinh thần của nhà văn, đều mang trong mình phong cách sáng tác của ngƣời nghệ sĩ. Các tác phẩm của mỗi nhà văn không thể hoàn toàn giống nhau và không thể có phƣơng thức thể hiện giống nhau nhƣng giữa chúng đều có mối quan hệ biện chứng và thống nhất trong một phong cách sáng tác riêng. Bởi vậy nghiên cứu Nghệ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết Vương Mông, chúng tôi muốn làm sáng tỏ hơn luận điểm “dòng ý thức” đã đƣợc Trung Quốc hóa, “dòng ý thức” phƣơng Đông trong tiểu thuyết Vƣơng Mông.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

I. Tác phẩm văn học

1. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, NXb Văn học. 2. Cao Hành Kiện (2002), Linh Sơn, Trần Đĩnh dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 3. Vƣơng Mông (2006), Hồ điệp, Phạm Tú Châu dịch, Nxb Công an

Nhân dân.

4. Bảo Ninh (1992), Thân phận tình yêu, Nxb Hội nhà văn Hà Nội.

5. Mạc Ngôn- Vƣơng Mông- Trƣơng Khiết... (2003), Cao lương đỏ và những truyện khác, (Lê Huy Tiêu dịch), Nxb Văn học.

6. Marcel Proust (2006), Đi tìm thời gian đã mất, Phan Trọng Định (Dịch và giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội.

7. William Faulkner (2007), Âm thanh và cuồng nộ, Phan Đan, Phan Linh Lan (dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.

II. Tài liệu nghiên cứu

8. Hoài Anh (2007), Xác và Hồn của tiểu thuyết, Nxb Văn học, Hà Nội. 9. Aristotle (1982), Nghệ thuật thi ca, Nxb Lao động, Hà Nội.

10. M. Arnaudop (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Lại Nguyên Ân, Nguyễn Minh, Phong Vũ, Phạm Đình Lợi,... (dịch)

(1983), Số phận của tiểuthuyết, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

12. Lại Nguyên Ân (2004) 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Trần Lê Bảo (2010), Giải mã văn hóa từ mã văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cƣ tuyển chon, dịch và giới thiệu), Nxb Bộ văn hoá Thông tin và thể thao, Trƣờng viết văn Nguyễn Du.

15. Dorothy Brewster & John Angus Berrell (2003), Tiểu thuyết hiện đại, (Ngƣời dịch: Dƣơng Thanh Bình), Nxb Lao động, Hà Nội.

16. Dƣ Quan Anh, Tiền Chung Thƣ, Phạm Ninh (Chủ biên) (2001), Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập 2), (Lê Huy Tiêu, Lƣơng Duy Thứ, Nguyễn Trung Hiền, Lê Đức Niệm, Trần Thanh Liêm dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Lê Nguyên Cẩn (2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, James Joyce, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

18. Phạm Tú Châu (1989), Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết thời kỳ mới của Trung Quốc. Tạp chí văn học số 6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật dòng ý thứctrong tiểu thuyết của vương mông (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)