Giọng điệu u mua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật dòng ý thứctrong tiểu thuyết của vương mông (Trang 89 - 98)

CHƯƠNG 1 : “DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI

3.3 “Dòng ý thức” với ngôn ngữ, giọng điệu

3.3.2.1 Giọng điệu u mua

Giọng điệu u- mua hay còn gọi là giọng điệu hài hƣớc, nó là một dạng của cái hài có mục đích chủ yếu là gây cƣời, mua vui. Hài hƣớc khác châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Hài hƣớc là sản phẩm của trí tuệ con ngƣời, là dấu hiệu của tài năng và là biểu hiện của tinh thần lạc quan.

Giọng điệu u- mua tạo ra sự lôi cuốn độc giả vì vậy ngay từ trong văn học cổ điển, ngƣời Trung Quốc đã sử dụng giọng này. Tây du kí là tiểu thuyết có “ngôn ngữ sống động, có hồn, đối thoại nhân vật sắc sảo tự nhiên, đậm đà

hơi thở sự sống. Lối khôi hài dí dỏm có sức biểu hiện rất mạnh mẽ. Ngô Thừa Ân đã khéo vận dụng tiếng nói hàng ngày của dân chúng, luyện thành ngôn ngữ của văn học lưu loát tự nhiên vừa trang trọng vừa hài hước.” [52, 69]. Phát huy truyền thống đó, tiểu thuyết của Vƣơng Mông mang đậm chất hài hƣớc. Ông cho rằng: “Chúng ta đã khóc một cách chân thành, khóc quá nhiều rồi, bây giời chúng ta cần phải cười và có quyền được cười. Thậm chí tôi cảm thấy cười có khi là phương pháp thể hiện tình cảm phức tạp hơn, cao cấp hơn là khóc... do đấy trong những tác phẩm tôi viết nghiêm chỉnh, quy củ nhất, trữ tình nhất vẫn không thể thiếu tiếng cười.” [62, 196].

Trong tiểu thuyết “dòng ý thức” của Vƣơng Mông, có truyện dựa vào thủ pháp u- mua để tạo ra xung đột hài kịch của toàn truyện, có truyện chỉ chứa đựng vài giọng u- mua, có truyện chỉ gài vài chi tiết hài kịch. Điều đáng chú ý là tiếng cƣời của tác giả chứa chan lòng nhân hậu, lòng tha thứ. Chính vì vậy, nên mặc dù có những truyện châm biếm sâu cay, lạnh lùng nhƣng vẫn không gây cảm giác nặng nề, bi quan. Trong giọng điệu u- mua có chất triết lí thâm thúy.

Hồ điệp là một bản hòa âm, độc đáo. Mỗi tiêu đề tƣơng đƣơng với một câu chuyện nhỏ và mang một giọng kể đặc trƣng. Sự phối âm của các tiêu đề đã xác lập đƣợc giọng điệu của ngƣời viết. Tác phẩm thấm đƣợm tính triết lý sâu sắc về cuộc đời, về mối liên hệ giữa lịch sử và số phận của mỗi con ngƣời. Truyện chỉ chứa đựng vài giọng điệu u- mua hết sức nhẹ nhàng mà đầy thiện chí của tác giả, không gây cảm giác nặng nề bi quan. Bởi vậy khi tiếp xúc với tác phẩm, độc giả còn thấy đƣợc tình cảm thái độ, quan điểm của tác giả đối với các nhân vật và các sự việc xung quanh.

Giọng điệu u- mua châm biếm trƣớc hết nhằm vào những quan điểm cũ lạc hậu, cứng nhắc luôn tồn tại trong xã hội mà điều đó trở thành “thói tục” khó thay đổi. Mỗi cá nhân trong xã hội, nhất là những ngƣời lãnh đạo, ngƣời

Đảng viên thì phải là con ngƣời “chức năng”, còn con ngƣời với những tình cảm riêng tƣ, đƣợc đặt xuống hàng thứ yếu. Vƣơng mông đã kể lại một cách chân thực với giọng u- mua châm biếm thƣờng thấy: “Thậm chí ông còn nói với bộ trưởng, ông cần giải quyết vấn đề đời sống đưa vợ lên sống cùng. Tình yêu mà nói thành giải quyết vấn đề đời sống hoặc giải quyết vấn đề cá nhân, dường như có nói như vậy thì mới hợp pháp, mới quy phạm. Nếu ông bảo đi thăm người mình yêu thì người khác lập tức sẽ cho ông có vấn đề về tác phong, tình cảm không lành mạnh, hoặc đang trở thành “xét lại”. Gọi tình yêu là “vấn đề”, hôn nhân là “giải quyết vần đề”, thật ra là xuyên tạc ngôn ngữ Trung Quốc và sỉ nhục tình cảm của con người. Nhưng ông vẫn phải theo thói tục, vẫn phải dùng thứ ngôn ngữ không sức sống, cứng nhắc đó để xin nghỉ phép...” [3, 95 ]. Ở đây có sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của nhân vật, song đó là một thực tế luôn tồn tại trong xã hội khiến con ngƣời phải tuân theo, mặc dầu họ không muốn. Tình yêu, tình cảm riêng tƣ chính đáng của con ngƣời đã bị chính con ngƣời “bóp méo” cho phù hợp với “quy phạm”. Bởi vậy tình yêu đƣợc gọi là “vấn đề”, hôn nhân là “giải quyết vấn đề” thì theo tác giả đó là “xuyên tạc ngôn ngữ Trung Quốc và sỉ nhục tình cảm của con ngƣời”. Tiếng cƣời châm biếm đƣợc cất lên để phê phán quan niệm ấu trĩ cổ hủ, khiến con ngƣời luôn phải tìm cách đối phó cho “hợp lý hoá”.

Giọng điệu u- mua của nhà văn còn hƣớng vào nhân vật chính Trƣơng Tƣ Viễn sau nhiều năm sóng gió chìm nổi, có lúc nhân vật đã “đánh mất mình”, song cuối cùng “tìm lại được mình”: “Khi lên núi, ông mới để ý đến đôi chân của mình. Bao nhiêu năm nay ông có bao giờ để ý đến chân đâu. Khi giúp nông dân rê thóc ông mới phát hiện hai tay; khi gánh nước, ông phát hiện ra đôi vai; khi đeo sọt, ông mới phát hiện ra lưng và eo của mình. Giờ nghỉ giữa buổi lao động, hai tay chống cuốc, dài cổ ra nhìn xe hơi tung

từng đám bụi lớn trên đường cái, ông phát hiện ra đôi mắt của mình...” [3, 143]. Tiếng cƣời của tác giả ở đây chứa chan lòng nhân hậu, lòng tha thứ, độ lƣợng. Trƣơng Tƣ Viễn đã “phản tỉnh”, nguyện làm đứa con của đất, làm đầy tớ của nhân dân.

Vƣơng Mông đã biết sử dụng cái buồn cƣời để tạo nên chất vui tƣơi hoạt bát, nhẹ nhàng cho trang viết của mình. Một lần, Trƣơng Tƣ Viễn đang nhặt mớ hẹ, thì có ngƣời của thành ủy đến báo tin: “có tiếng động lạ, không phải tiếng bò thở, tiếng gió thổi, tiếng trẻ con trong làng chạy. Máy kéo và máy chạy dầu điezen chăng? Tại sao tiếng động đó ngày một gần? Hay là xe hơi? Chiếc xe hơi nào lạc đường thế nhỉ? Người ngồi xe hơi vừa được quần chúng kính trọng lại vừa xa vời quần chúng, nhưng thế nào cũng cần có người ngồi xe hơi. Cạch, cạch, cạch! Sớm thế này đã băm thịt sao? Ở đâu ra thịt thế nhỉ? Đập hai quả trứng là được rồi. Trứng vàng óng và hẹ xanh mướt. Nhưng nếu cho trứng vào nhân thì lại phải dùng đến mỡ. Tiêu chuẩn cung cấp mỡ cho nông thôn thấp lắm mà. Cạch, cạch, cạch! Hóa ra là có người gõ cửa. Một chàng trai trẻ có quân phục màu xanh cỏ, ngôi sao đỏ lấp lánh. Đứng nghiêm, chào theo lối quân đội. Rau hẹ rơi xuống đất, khi đứng lên ông làm đổ chiếc ghế đẩu đánh rầm...” [3, 155 ]. Hai sự nhầm lẫn của Trƣơng Tƣ Viễn giữa tiếng xe hơi với tiếng máy kéo, máy chạy dầu điezen và tiếng gõ cửa với tiếng băm thịt đã tạo nên cái cƣời vừa hài hƣớc vừa dí dỏm trong ngƣời đọc. Ở đây, chính giọng văn ngắn, những câu hỏi luân phiên và những động từ mạnh góp phần làm nên cái buồn cƣời đó.

Rời bản làng rừng núi để trở về “văn phòng bộ trƣởng” ở Bắc Kinh, Tƣ Viễn đƣợc “đặc tả” khá “hấp dẫn” với giọng điệu u- mua tài tình của tác giả: “Ngồi trên chiếc xe nhanh gọn, mềm mại như thế, trông ông ngon mắt như một cái bánh mì mới ra lò, thơm phức mùi lúa mạch, mùi sữa bò, mùi trứng và đường...” [3, 96]. Sự thay đổi số phận, địa vị dẫn đến sự thay đổi về diện

mạo, phong thái và quyền lợi. Đó là một thực tế tất yếu đã đƣợc chứng minh qua nhân vật Trƣơng Tƣ Viễn. Với giọng điệu hài hƣớc của tác giả, thì cái thực tế ấy vẫn có thể tạo ra tiếng cƣời cho độc giả.

Ngoài ra, dấu ấn chủ quan của tác giả đƣợc bộc lộ bằng tiếng cƣời châm biếm nhẹ nhàng thể hiện cách đánh giá của mình đối với các hiện tƣợng cuộc sống đang đƣợc mô tả: “Gần sáu chục tuổi rồi, vậy mà lứa tuổi ông vẫn được coi là “trẻ trung có khả năng”? Ôi đất nước Trung Hoa cổ xưa, nước Trung hoa lâu đời! Mấy năm nay, hạn độ tuổi thanh niên được mở rộng rất nhiều chẳng khác gì hạn độ thử phản ứng hóa học để xác định bệnh viêm gan. Trước đây, phản ứng hóa học tới độ 120 là đã có thể kết luận viêm gan, còn bây giờ đến 200, vẫn chưa cấp giấy nghỉ ốm.” [3, 92].

Trong truyện Hồ điệp, nét u- mua còn biểu hiện trong việc “thần thánh hóa” chủ tịch Mao Trạch Đông của hầu hết ngƣời dân Trung Quốc. Sự sùng bái cá nhân đến mức thần thánh hóa song có khi trở thành lố bịch: “Tiệm bánh ngọt thành lập tổ lãnh đạo cách mạng cũng chưng là: “Thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Mao Trạch Đông”. Những biểu ngữ rất bắt mắt bằng giấy vàng, chữ đỏ (2 màu này tỏ sự vui mừng, còn giấy trắng chữ đen là phê phán, diệt trừ) thì ở bên dưới là rác rưởi là những đứa trẻ chìa tay ăn xin...” [3, 164]. Sự mâu thuẫn giữa thực chất và bề ngoài đã đƣợc Vƣơng Mông nêu ra đem lại tiếng cƣời hài hƣớc nhƣng nhẹ nhàng mà thâm trầm và sâu sắc.

Tiếng cƣời nhẹ nhàng cùng với sự phê phán độ lƣợng của tác giả còn đƣợc biểu hiện khi nói về bản tính ngƣời Trung Quốc cuối những năm 70: “Cằn nhằn là chuyện dễ nhất trên đời. Không cần huấn luyện cũng biết cằn nhằn, lại hợp mốt nữa. Người Trung Quốc cuối những năm bảy mươi dường như cảm thấy không ca cẩm cằn nhằn thì không bình thường. Trong chuyến đi này, đâu đâu ông cũng thấy khối điều đáng ca cẩm, cằn nhằn...” [3, 187]. Ở đây, giọng điệu u- mua của Vƣơng Mông vừa khắc họa đƣợc tính cách nhân

vật, vừa mang lại ý nghĩa rộng để phản ánh tính cách xấu của ngƣời Trung Quốc một thời. Tiếng cƣời của Vƣơng Mông đầy nhân hậu, đầy lòng tha thứ nhằm để thức tỉnh tâm linh mỗi con ngƣời. Bởi vậy mà giọng điệu u- mua trong sáng tác của ông thấm đậm chất triết lý độc đáo, tất cả những nét riêng đó làm nên hạt nhân nghiêm túc, trang trọng dƣới hình thái khôi hài, hoặc châm biếm trong tác phẩm.

Bằng ngòi bút tài tình và tinh tế, nhà văn Vƣơng Mông còn sử dụng giọng điệu châm biếm qua cách dùng từ đồng âm, tạo ra xung đột giữa hình thức và nội dung, giữa thực chất và bề ngoài trong đƣờng lối chính sách của các vị lãnh đạo xƣa nay qua đoạn miêu tả Trƣơng Tƣ Viễn khi trở về nơi làm việc mới của mình, ông đã bắt tay ngay vào công việc: “Ông cầm một tập văn kiện lên, toàn là ra sức thúc đẩy “đại biến” (大 变 , không biết là biến đổi lớn hay là “đại tiện” (大 便 nữa đây?...” [3, 164].

Với lối viết dí dỏm, hài hƣớc có sức lôi cuốn, Vƣơng Mông đã dẫn dắt bạn đọc vào thế giới tình cảm của mình một cách tự nhiên, bình giản. Đọc

Mắt đêm, chúng ta nhận thấy một sắc thái ngôn từ cũng nhƣ văn phong rất lung linh, không một khuôn khổ, không một thể thức, rất ít tả chân mà chỉ viết với giọng u- mua nhƣ thật, nhƣ đùa. Miêu tả một thành phố lung linh huyền ảo, nhƣng ở thành phố này đâu đâu cũng thấy ngƣời ta bàn đến dân chủ, “ thành phố dân chủ người ta bàn đến dân chủ chẳng khác gì ở thị trấn hẻo lánh bàn đến chiếc đùi cừu ướp vậy. Có lẽ bởi vì ở đây thịt được cung cấp đầy đủ, nên mọi người không quan tâm đến đùi cừu nữa... Nhưng dân chủ và đùi cừu ướp không mâu thuẫn với nhau đâu. Không có dân chủ thì thịt cừu đưa đến tận mồm cũng bị người ta cướp mất. Nhưng nếu không giúp cho người dân ở thị trấn hẻo lánh có được càng nhiều thịt cừu ngon thì dân chủ chỉ là từ trống rỗng xa hoa...” [5, 164]. Ngƣời xƣa nói “có thực mới vực đƣợc

đạo” làm gì cũng phải nhìn thực tế, nếu chỉ nói trên lí thuyết thôi thì không đƣợc. Giọng điệu u- mua của tác giả nhằm tố cáo “bè lũ bốn tên”, bề ngoài thì toàn những lời hay ý đẹp nhƣng trên thực tế lại không nhƣ vậy. Hay khi miêu tả về một nhà văn: “Một người cứ chú ý quá nhiều đến thịt cừu thì kĩ xảo viết truyện sẽ kém sắc sảo, nhưng hiểu được tầm quan trọng và tính cấp thiết của thịt cừu là một tiến bộ to lớn, là một thu hoạch lớn...” [5, 164]. Những ngóc ngách tâm trạng theo mạch cảm xúc để ngƣời cầm bút thỏa sức sáng tạo chứ không phải những món ăn có thể tạo nên những áng văn hay.

Giọng điệu u- mua của tác giả còn miêu tả một nhà văn đến thành phố để tham dự hội thảo về sáng tác truyện ngắn và kịch bản nhƣng kết quả là vấn đề văn nghệ không đƣợc bàn đến mà ngƣời ta bàn đến nhiều nhất là “làm thế nào bài trừ ảnh hưởng của “Bè lũ bốn tên”, những vấn đề về chống phong kiến, về dân chủ và pháp chế, đạo đức và phong khí, về việc có quá nhiều thanh niên ngày càng tụ tập ở công viên nhảy múa, chơi ghi ta điện và các nhân viên quản lí công viên tìm trăm phương nghìn kế đấu tranh chống lại tai họa ấy như thế nào. Cứ ba phút lại bắc loa thông báo cấm khiêu vũ, biện pháp trừng phạt là đóng cửa công viên sớm hơn hai tiếng đồng hồ...” [5, 165]. Đọc truyện Mắt đêm, độc giả còn thấy thích thú bằng một giọng u- mua mang đến cảm giác vui vẻ qua đoạn phác họa hình ảnh Trần Cảo trên quãng đƣờng về anh phải nhảy qua một kênh mƣơng: “Thật khốn khổ, một chân lún sâu trong cát, nhưng rồi cũng lấy được cái đà nhảy lên, nhưng không phải nhảy lên cao mà rơi tùm xuống con hào. May là dưới hào không có vật gì rắn hoặc nhọn. Phải mất gần mười phút anh mới hoàn hồn sau một trận đau đớn và sợ hãi. Anh mỉm cười, phủi đất trên người, oằn người cố bò dậy. Không ngờ vừa bò dậy bước một bước dẫm ngay vào vũng nước. Anh vội nhấc chân ra thì chao ôi, giày và tất ướt sũng, bàn chân tởm lợm như có cảm giác ăn phải miếng cơm đầy đất vậy. Anh ngẩng đầu lên, nhìn thấy ở góc tòa nhà, tít

trên đầu một cột cao, một ngọn đèn nhỏ đơn độc, đỏ chói. Ngọn đèn nhỏ trong đêm tối trông như một dấu hỏi nhỏ, một dấu chấm than trên tấm bảng đen khổng lồ vậy.” [5, 169].

Mắt đêm ta còn thấy nét u- mua khi tác giả nhằm vào chàng thanh niên trong cuộc đối thoại với Trần Cảo: “Trong khung cửa xuất hiện một chàng thanh niên đầu tóc bù xù, mình trần, chân không tất, chỉ mặc một chiếc quần đùi trắng và lê đôi dép bọt biển. Bắp thịt và làn da ngời lên vẻ bóng loáng.

- Ông hỏi ai?- Anh ta hỏi hơi khó chịu.

- Tôi muốn gặp đồng chí X. Trần Cảo nói tên theo địa chỉ trong thư. - Không có nhà – Nói xong chàng thanh niên quay ngoắt người...” [5, 172]. Ẩn đằng sau vẻ ngoài đó là một thái độ trịch thƣợng, cau có, khẩu khí lạnh lùng nhƣ một y tá bệnh viện nói với bệnh nhân vào nhổ răng vậy.

Trong Chiếc lá phong, giọng điệu u- mua châm biếm nhằm vào quan điểm lạc hậu: “Những đồng nghiệp của anh xưa nay không hề đọc thơ, thích thú kể đến sùi bọt mép những tin xấu về A Phong. Một trưởng phòng sáng suốt thấy trước được vấn đề nói:

- Xưa nay tôi không đọc thơ của A Phong. Ngọn đuốc a, lá phong a, toàn một giọng điên cuồng của lũ tiểu tư sản! Như cứt!

Một vụ trưởng nói:

- Thơ vốn không phải thứ do người thật thà sáng tác ra!” [3, 220]. Chỉ một đoạn văn ngắn cũng đủ thấy đƣợc cái nhìn phiến diện, một chiều của những đồng nghiệp anh về một nhà thơ. Hay khi miêu tả sự tìm kiếm chiếc lá phong- kỉ niệm của tình yêu một thời trong anh: “Anh nổi nóng, lật hòm, lật tủ, anh chui xuống gầm giường và tìm ở các xó xỉnh. Vẫn không thấy.” [3, 223]. Anh đã nghi cho vợ, cho con, ngờ cho hàng xóm, cho công nhân của phòng trông coi nhà, nghi cho những ngƣời tích cực hay nhắc nhở treo quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật dòng ý thứctrong tiểu thuyết của vương mông (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)