Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện diễn châu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2010 2020 (Trang 98 - 135)

Thứ tự Chỉ tiêu Mã Kết quả chuyển mục đích

1 Đất nơng nghiệp chuyển

sang đất phi nông nghiệp NNP/PNN

Kế hoạch (đơn vị tính) Đã thực hiện (ha) Đất trồng lúa DLN/PNN 65,5 57,41 Đất trồng cây hằng năm khác HNK/PNN 26,2 14,35

Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 10,15 2,21

Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 20,06 21,23

Nguồn: Phòng TNMT huyện Diễn Châu (2016)

Đến hết năm 2016 tổng diện tích đã chuyển mục đích sử dụng dụng 16,18 ha 3,37 ha so với kế hoạch đề ra:

Trong đó Đất trồng l : Diện tích đặt ra trong kế hoạch phải chuyển mục đích là 65,5ha, kết quả thực hiện được 57,41ha giảm 11,09ha so với kế hoạch.

Đất trồng cây hằng năm khác : Diện tích đắt ra trong kế hoạch phải chuyển mục đích là 26,2ha, kết quả thực hiên trong năm 2016 đạt 14,35ha giảm 11,85ha so với kế hoạch đề ra.

Đất trồng cây lâu năm : Diện tích đặt ra trong kế hoạch phải chuyển mục đích là 10,15 ha, tuy nhiên chỉ mới chuyển được 2,21 ha, giảm 7,94 ha so với kế hoạch.

Đất rừng phịng hộ có diện tích đặt ra trong kế hoạch phải chuyển mục đích là 20,06 ha, kết quả chuyển được 21,23 ha tăng 1,17 ha so với kế hoạch.

4.3.2.4. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng năm 2016

- Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng mục đích đất phi nơng nghiệp 0,80 ha, trong đó:

- Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 0,80 ha; Theo kết quả trên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Diễn Châu đạt kết quả còn thấp, nguyên nhân:

Do việc phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý và việc giải phóng mặt bằng cịn gặp nhiều khó khăn.

Các văn bản quy phạm pháp luật cịn chồng chéo, khơng đồng bộ giữa các lĩnh vực nhất là giữa quy định của pháp luật đất đai với lĩnh vực ngân hàng nên

cũng gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho người sử dụng đất có đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản dưới Luật ở các địa phương cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế dẫn tới các đối tượng sử dụng đất, nhất là hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp hiểu biết pháp luật đất đai chưa rõ; đồng thời một bộ phận cán bộ ở các địa phương, nhất là ở cấp cơ sở chưa nhận thức rõ tác động của kế hoạch sử dụng đất hàng năm đến quyền lợi của người sử dụng đất, nên không kịp thời vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho người sử dụng đất khi có đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

4.3.2.5. Tồn tại và nguyên nhân a. Tồn tại

Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao,... chưa được bố trí thoả đáng và hợp lý đồng đều, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác. Đất chợ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, giao lưu hàng hóa trên địa bàn huyện.

Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 371,59 ha, chưa có chính sách kế hoạch cụ thể để đưa vào sử dụng có hiệu quả triệt để.

Tình trạng các thửa đất manh mún (1 hộ có từ 5 – 6 thửa đất, diện tích của các thửa nhỏ chỉ vào khoảng 100m² - 120m²), sử dụng sai mục đích cịn nhiều.

Mức độ cập nhật các thông tin về đất đai chưa được đồng bộ và kịp thời, khơng phản ánh đúng tình hình biến động đất đai trong khi thực tế sử dụng đất biến động lớn.

Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp cịn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan mơi trường dẫn đến ơ nhiễm, suy thối đất.

Tiến độ thực hiện các cơng trình, dự án cịn chậm so với tiến độ được cấp phép, nhiều cơng trình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, giao mặt bằng nhưng chậm triển khai thực hiện, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.

Nhận thức của người dân về chính sách đất đai không đều, ý thức của người sử dụng đất chưa cao, tình trạng để đất trống cịn nhiều, chưa chấp hành nghiêm pháp Luật Đất đai.

b. Nguyên nhân

- Tổ chức thực hiện quy hoạch cịn có sự nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư: Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cố gắng phân bổ sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực. Nhưng trên thực tế triển khai, một số nhà đầu tư lại không muốn đầu tư vào những vị trí đã quy hoạch mà muốn chuyển vào địa điểm khác. Để tranh thủ nguồn vốn và khuyến khích đầu tư nên nhiều trường hợp đã được chấp thuận sau đó lại khơng thực hiện. Điều này đã gây khơng ít xáo trộn trong quy hoạch, đồng thời làm phát sinh cơng trình nằm ngồi quy hoạch được duyệt.

- Thiếu vốn để thực hiện quy hoạch: Tuy quy hoạch đã dành một quỹ đất đáp ứng nhu cầu cho mọi ngành, lĩnh vực, nhưng do thiếu vốn nên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như văn hóa. thể thao, xử lý chất thải, ,... đã không thực hiện được hoặc thực hiện với tiến độ chậm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đất đạt được ở mức rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.

- Hạn chế về tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ: Công tác tuyên truyền, phổ biến, cơng khai QHSDĐ cịn mang nặng tính hình thức, chưa thực chất; sự tiếp cận, tham gia của người dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch còn rất mờ nhạt;

- Thiếu sự tham vấn cộng đồng: Khi tiến hành lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch chưa chú trọng đến vấn đề phản biện xã hội, đặc biệt là ý kiến người dân và các nhà khoa học đóng góp cho phương án quy hoạch.

4.4. GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN DIỄN CHÂU ĐẾN NĂM 2020 DỤNG ĐẤT HUYỆN DIỄN CHÂU ĐẾN NĂM 2020

4.4.1. Giải pháp về chính sách

- Xác định vị trí quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành và lĩnh vực để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và bố trí sử dụng hợp lý quỹ đất, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.

- Tổ chức tốt việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến từng cán bộ quản lý, từng người dân, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, hồn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Đổi mới chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được quy định trong Luật Đất đai 2013 để đảm bảo quỹ đất cho việc quy hoạch các cơng trình mới theo định hướng.

- Nâng cao vai trị lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các cấp trong việc quản lý đất đai.

- Có chính sách đào tạo và giải quyết việc làm cho người dân khu bị thu hồi đất sản xuất.

- Xây dựng đề án hạn chế tỷ lệ người dân bỏ ruộng và phương hướng sản xuất hiệu quả về mặt kinh tế cho người dân địa phương.

4.4.2. Giải pháp tổ chức thực hiện

Đất nông nghiệp: Cải tạo diện tích đất nơng nghiệp hiệu quả thấp, đồng thời khai thác tiềm năng đất chưa sử dụng. Đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi ở những vùng hiệu quả sử dụng đất thấp.

Đất phi nông nghiệp: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến cơng tác bảo vệ mơi trường.

Đất chưa sử dụng: Lập các dự án cải tạo đất chưa sử dụng cần có chính sách, biện pháp bảo vệ diện tích đất sản xuất. Đồng thời đưa các giống cây trồng có thể phát triển ở điều kiện khắc nghiệt vào trồng ở vùng chưa sử dụng nhằm cải tạo và sử dụng đất chưa sử dụng.

4.4.3. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư

- Tranh thủ các nguồn kinh phí từ Nhà nước, trung ương, tỉnh, huyện.... để đầu tư cho các cơ sở hạ tầng như: giao thơng, các cơng trình thủy lợi, đê điều để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Có chính sách ưu đãi trong đầu tư đối với những hạng mục cơng trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất đai, phát triển cây giống….

- Thực hiện chính sách đổi đất tạo vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác hiệu quả về vị trí thuận lợi, về dịch vụ thương mại, công nghiệp, các khu dân cư đô thị… đối với khu vực ven trục giao thông, các xã, thị trấn và các chợ đầu mối....

- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn căn cứ vào các mục tiêu của kế hoạch hàng năm xây dựng các phương án đầu tư bằng nhiều hình thức để người dân, các

doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng thực hiện trên cơ sở phát huy truyền thống, tích cực của nhân dân; có kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước để chỉnh lý biến động đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận.... Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thơng qua chính sách khuyến khích đầu tư.

4.4.4. Giải pháp về khoa học và cơng nghệ

- Xây dựng chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học và phát triển thị trường khoa học cơng nghệ. Khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức khuyến nông, khuyến cơng, khuyến thương trên địa bàn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cơng nghệ mới vào sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí để nghiên cứu khoa học và đổi mới cơng nghệ trong công tác cải tạo đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuỳ theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh là công nghiệp, nông nghiệp hay thương mại dịch vụ sẽ có cách lựa chọn cơng nghệ thích hợp, cơng nghệ thủ công truyền thống, công nghệ kết hợp thủ công với hiện đại hay công nghệ hiện đại.

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.

4.4.5. Giải pháp trước mắt

Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch bị coi là treo để phát hiện những điều bất hợp lý, kịp thời xử lí, điều chỉnh cho phù hợp,đẩy nhan cơng tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết các xã, thị trấn, công khai và tiếp thu ý kiến của người bị thu hồi đất, xiết chặt vai trò quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng, các tổ chức chính trị và của người dân, đầu tư có trọng điểm và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

4.4.6. Giải pháp lâu dài

Giai quyết hài hịa và tích hợp được tất cả các lợi ích khi lập phương án quy hoạch, cần làm rõ về mặt pháp lý và sử lý tốt mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành để tránh sự chồng chéo, nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất theo hướng đối mới trình tự, nội dung và phương pháp của quy hoạch sử dụng đất, tạo cơ hội cho người dân trực tiếp tham gia

ngay từ quá trình lập quy hoạch, chú trọng sự tham vấn và phản biện từ cộng đồng, nghiên cứu xây dựng cơ sở giữ liệu và các cơng cụ hỗ trợ phân tích hiệu quả kinh tế xã hội khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An với tổng diện tích tự nhiên là 30.690,87 ha. Trên địa bàn có Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua và 25km bờ biển, đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế ở nhiều loại hình. Ngồi ra với 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát đẹp là tiềm năng to lớn của huyện trong khai thác thế mạnh du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.Với những lợi thế trên, Diễn Châu có điều kiện để phát huy tiềm năng về đất đai cũng như các nguồn lực khác cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch - dịch vụ trên địa bàn huyện nói riêng và tồn tỉnh Nghệ An nói chung.

Tình hình cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai của Diễn Châu đến nay đã đi vào nề nếp và có hướng chuyển biến tích cực. Năm 2016, tồn huyện có 2.200 trường hợp giao đất, 216 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, 7 hộ thuê đất và thu hồi 253,82 ha .Huyện đã thực hiện được 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đạt hiệu quả tốt nhất. Tất cả 39 các xã, thị trấn đã được lập phương án quy hoạch sử dụng đất song hiệu quả đạt được còn thấp, tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch đề ra. Quá trình khai thác sử dụng đất tương đối hợp lý, triệt để.

2.Theo phương án QHSDĐ đến năm 2016, huyện Diễn Châu có 30.690,87 ha đất tự nhiên. Đất nơng nghiệp có 23.675,71 ha, chiếm 77,14% diện tích tự nhiên. Đất phi nơng nghiệp có 6707,55 ha chiếm 21,85% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất chưa sử dụng có 307,41 ha, chiếm 1,00 % diện tích đất tự nhiên.

Trong giai đoạn 2011-2016, đã thực hiện được 78 cơng trình, dự án đạt 49,1% so với kế hoạch được duyệt. Diện tích chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là 207,63 ha, đạt 31,2% so với kế hoạch được duyệt, diện tích chuyển mục đích trong nội bộ đất nơng nghiệp là 611,05 ha, đạt 254% so với kế hoạch được duyệt.

Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện vẫn còn một số tồn tại như: Tiến độ thực hiện các cơng trình, dự án cịn chậm so với tiến độ được cấp phép, nhiều cơng trình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, giao mặt bằng nhưng chậm triển khai thực hiện, gây lãng phí nguồn tài

nguyên đất đai. Nguyên nhân chủ yếu là: Thiếu vốn để thực hiện quy hoạch, hạn chế về tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ,thiếu sự tham vấn từ cộng đồng. 3. Trong giai đoạn tới, với quan điểm ưu tiên cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, giáo dục, văn hóa, thể thao… đất nông nghiệp trên địa bàn huyện sẽ giảm xuống, đất phi nông nghiệp sẽ tăng dần lên. Trên cơ sở những đánh giá về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện tốt phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, một số giải pháp được đề xuất như: Giải pháp về chính sách, giải pháp về tổ chức thực hiện, giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ trong quy hoạch sử dụng đất.Các giải pháp cần được vạch nên một kế hoạch thực hiên cụ thể cho từng thời kì để đạt được kết quả cao nhất.

5.2. ĐỀ NGHỊ

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ở tất cả các xã, thị trấn và các ban ngành sử dụng đất trên địa bàn huyện.

- Huyện cần thực hiện công tác tuyên truyền Luật Đất đai cần phải được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch và tuyên truyền công tác bảo vệ tài nguyên môi trường đến những hộ gia đình, cá nhân.

- Thực hiện tốt phương án quy hoạch sử dụng đất toàn huyện đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện diễn châu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2010 2020 (Trang 98 - 135)