Lễ Chôl Chnăm Thmây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của lễ hội phật giáo nam tông đối với đời sống người dân huyện hòn đất, tỉnh kiên giang (Trang 41 - 49)

2.1. Một số lễ hội Phật giáo Nam tơng khme rở huyện Hịn Đất

2.1.1. Lễ Chôl Chnăm Thmây

Lễ vào năm mới (Chơl Chnăm Thmây) cịn gọi là “Lễ chịu tuổi”, là ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Xét về mặt lịch Khmer: Tết mừng năm mới lại diễn ra vào tháng khchét Khmer tức từ 14 đến 16-4 (dƣơng lịch), tuy lịch khmer cũng kết thúc vào cuối tháng 12 (âm lịch). Việc chọn vào ngày này vì dựa trên nền nông nghiệp, tập quán canh tác một vụ trƣớc đây. Việc canh tác này bắt đầu từ tháng 12 kết thúc vào tháng tƣ, lúc này ngƣời khmer đã thảnh thơi sau những tháng lao động vất vả.

Xét về mặt địa lí và thời tiết vùng miền: Giao mùa ở Nam bộ rơi vào tháng 4, khi mùa khô vừa kểt thủc và bƣớc sang mùa mƣa. Những cơn mƣa đầu mùa làm cho có cây tƣơi tốt, thíên nhiên nhƣ trỗi dậy sức sống.

Chính hai điều kiện trên đã tạo nên quan niệm của ngƣời khmer về ngày thay năm cũ vào năm mới nên gọi là Chơl Chnăm Thmây.

Sự chuẩn bị đón lễ của ngƣời Khmer rất chu đáo, qua các việc từ tại gia đến chùa. Tại nhà ngƣời khmer chuẩn bị nhà cửa cho tƣơm tất, lo tiền nong, đi chợ mua bản sắm sửa, may quần áo mới, làm bánh trái, v.v.. Tại các chùa độ đầu tháng trƣớc khi đến lễ các ngƣời dân tự nguyện góp tiền, góp của để tu bổ, sửa sang chùa. Tƣợng Phật, chính điện, cổng chào đƣợc sơn son, thiếp vàng, khuôn viên chùa đƣợc dọn dẹp sạch sẽ chuẩn bị đón Tết.

Với tên gọi Hơra là ngày lễ năm mới đƣợc các nhà thiên văn ấn định. Ngày nay, việc soạn sách lịch dùng cho một năm của ngƣời Khmer là các vị Thƣợng Tọa, Đại đức thơng híểu khoa thíên văn. Tùy vào từng năm mà thời khắc giao thừa diễn ra vảo sáng, trƣa, chiếu hay tối để hoàn thành một chu kỳ là 365 ngày và 1/4 ngày.

Lễ tết của ngƣời khmer cũng giống nhƣ ngƣời Kinh, ngƣời Hoa, cũng có “ba ngày Tết”. Thế nên tại các nhà ngƣời khmer đều thắp nhang, đèn làm lễ đƣa Têvêđa cũ và rƣớc Têvêđa mới.

Sau đó, mọi nghi thức quan trọng đón Tết đều diễn ra tại chùa. Gia đình nào có con trai đến tuổi đi tu thì dẫn vào chùa làm lễ thí phát, quy y. Nhiều

ngƣời còn đƣa cả gia đình vào trong chùa suốt những ngày Tểt. Dƣời mải chùa chung của cả phum sóc mọi ngƣời đều hƣớng lịng thành kính về Đức Phật, tƣởng nhớ đến ông bà tổ tiên và đặt hy vọng vào một năm mới an lành.

Ở trong chùa, những Phật tử cao niên cùng các vị sƣ sãi tụng kinh niệm Phật để đƣa năm cũ, rƣớc năm mới.

Vào thời điểm này, các nƣớc nhƣ Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma cũng tổ chức Lễ vào năm mới, nhƣng thời gian có thể chênh lệch nhau vài ngày. Tùy theo mỗi quốc gia mà có tên gọi khác nhau. Ở Thái Lan gọi là Song Kran, ở Lào là Bunpimay, Campuchia gọi thống nhất với ngƣời Khmer Nam Bộ là Chơl Chnăm Thmây, ở Myanma thì gọi là Thing yan.

* Phần lễ: Nhƣ đã đƣợc đề cập ngày lễ đƣợc diễn ra 3 ngày, cụ thể: Ngày thứ nhất Chol Sangkran Thmay gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rƣớc “Mâh Sangkran mới”). Thời gian tổ chức sớm hay muộn dựa theo quan niệm của ngƣời Khmer chỉ cần trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt. Ngƣời khmer tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sƣ và đƣợc nghe các vị chúc tụng năm mới. Ông Acha là ngƣời điều hành cho tín đồ đi vịng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sƣ tụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hƣởng đƣợc 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi đƣợc nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây.

Ngày thứ hai Wonbơt gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trƣa cho các vị sƣ sãi. Theo đạo Phật Nam Tơng, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm, thức ăn dâng cho sƣ sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam, nữ vui chơi trƣớc sân chùa. Buổi chiều, ngƣời ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp

đƣợc điều lành. Tập tục này bắt nguồn từ sự tích của một thợ săn, gắn với ma thuật cầu mùa của ngƣời xƣa.

Ngày thứ ba Lơn Săk gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới là ngày chính cũng là ngày cuối tết, tƣơng tự nhƣ hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sƣ ở chùa, ngƣời ta làm lễ tắm tƣợng Phật bằng nƣớc có ƣớp hƣơng thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sƣ cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bƣớc sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới.

Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skơl), các vị sƣ đƣợc mời đến tháp lƣu giữ hài cốt của những ngƣời quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm đƣợc siêu thoát. Đến trƣa, mọi ngƣời về nhà làm lễ tắm tƣợng Phật thờ trong từng gia đình, dâng bánh trái tạ ơn tỏ lòng tƣởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, đồng thời để rửa những điều khơng may của năm cũ đón năm mới vạn sự nhƣ ý. Nghi lễ ngày thứ ba rất quan trọng với đồng bào Khmer Nam Bộ vì họ tin rằng sẽ đƣợc Phật tha thứ cho những lỗi lầm thiếu sót trong năm cũ, gọi là lễ Kha ma tơs, giống lễ sám hối của Phật giáo Đại thừa; ban nhiều sức khỏe, làm ăn trúng mùa, ý nguyện đƣợc thành, xóm làng yên ổn, tai qua nạn khỏi... trong năm mới.

Đối với các lễ hội Khmer, tơn giáo tín ngƣỡng Phật giáo nhƣ hịa quyện vào trong đời sống của các thiện tín thể hiện qua các truyền thuyết và nghi thức thờ phụng.

Lễ rƣớc Sâng Kran trong Tết Chôl Chnăm Thmây là theo một truyền thuyết Phật giáo đó là chuyện Thom Ma Bal và Kabil Maha Prum còn gọi là "thần Bốn mặt"

Truyền thuyết Khmer kể rằng, “Ngày xƣa có một cậu bé tên Thom Ma Bal, rất thông minh. Lúc bấy giờ đã biết đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho mọi ngƣời. Dân chúng thán phục và rất thích nghe cậu thuyết giảng.

Tiếng đồn về tài trí của cậu bé ngày càng lan rộng, chẳng mấy chốc đă vang đến tận thƣợng giới. Các vị thần cũng xuống trần gian để nghe Thom Ma Bal thuyết giảng. Do vậy, những buổi thuyết giảng của thần Kabil Maha Prum trên thƣợng giới ngày càng vắng vẻ.

Thần Kabil Maha Prum rât có uy thế trên thƣợng giới nghe ở trần gian có kẻ hơn mình, lấy làm tức giận, đã cho gọi hết các vị thần trở về, cấm không cho xuống trần gian nghe thuyết giảng. Đồng thời thần Kabil Maha Prum tìm cách hãm hại Thom Ma Bal. Một hôm, lúc Thom Ma Bal đang thuyết giảng cho dân chúng nghe, thần Kabil Maha Prum xuất hiện và phán rằng: “Ta nghe đồn nhà ngƣơi thông minh xuất chúng, nhƣng ta chƣa tin điều ấy. Nay ta đặt cho ngƣơi ba câu đố, nếu ngƣơi giải đáp đúng ta sẽ cẳt đầu của ta cho ngƣơi. Cịn nếu khơng giải đáp đƣợc, thì ngƣơi phải dâng mạng sống của ngƣơi cho ta”. Không thế từ chối, Thom Ma Bal đành phải chấp nhận trả lời: Ngƣơi hãy cho tà biết: “Buổi sáng, duyên của con ngƣời nằm ở đâu? Buổi trƣa, duyên con ngƣời nằm ở đâu? Buổi tối, duyên của con ngƣời nằm ở đâu?” Hỏi xong“ thần hẹn bảy ngày sẽ trở lại nghe Thom Ma Bal giải đáp, rồi bay về trời. Thom Ma Bal suy nghĩ suốt ngày, đêm mà vẫn khơng tìm đƣợc câu giải đáp. Đến ngày thứ sáu rồi mà Cậu bé vẫn chƣa tìm đƣợc câu trả lời, chàng đi lang thang từ sáng đến trƣa. Quá mệt mỏi và thất vọng, chàng nghỉ mệt dƣới gốc cây Thốt nốt.

Lúc ấy, trên cây Thốt nốt có hai con chim đại bàng đang nói chuyện với nhau. Con chim mái hỏi chim trống:

- Ngày mai ta sẽ đi ăn ở đâu?

- Ngày mai ta sẽ ăn thịt Thom Ma Bal, chim trống đáp. Chim mái ngạt nhiên:

- Chim trống thuật lại chuyện thần Kabil Maha Prum yêu cầu Thom Ma Bal phải trả lời câu hỏi thách đố của thần. Nghe xong chim mái hỏi:

- Vậy có ai giải đáp đƣợc không? Chim trống tự đắc đáp:

- Ta đã nghe thần Kabil Maha Prum nói là: Buổi sáng, duyên của con ngƣời ở trên mặt, nên ngủ dậy ngƣời ta phải rửa mặt cho tƣơi tỉnh. Buổi trƣa, duyên của con ngƣời ở trên ngực, nên ngƣời ta phải tắm cho mát. Buổi tối, duyên của con ngƣời ở dƣới bàn chân, nên ngƣời ta thƣờng rửa chân cho sạch trƣớc khi đi ngủ.

Thom Ma Bal ngồi dƣới gốc cây, nghe đƣợc lời nói chuyện của đôi chim nên rất mừng rỡ và trở về nhà.

Hôm sau đúng hẹn, thần Kabil Maha Prum tay cầm gƣơm vàng, xuống gặp Thom Ma Bal. Y lời chim trống nói hơm qua, Thom Ma Bal trả lời ba câu hỏi đó của thần Kabil Maha Prum.

Điều mà Thom Ma Bal trả lời hồn tồn chính xác. Thần Kabil Maha Prum thua cuộc ngửa mặt lên trời gọi bảy ngƣời con gái xuống trần gian và bảo: “Cha đã thua trí Thom Ma Bal rồi. Theo lời hứa, cha phải chết. Các con hãy cất giữ đầu của cha trong tháp trên đỉnh núi Kaylas, nơi ngƣời trần không chạm đến đƣợc. Các con hãy cẩn thận, nếu để đầu cha rơi xuống biển, biển sẽ cạn, nếu để đầu cha tung lên khơng trung thì trời khơng có mƣa và nếu để đầu cha trên mặt đất thì đất sẽ khơ cằn, cỏ cây không mọc đƣợc”.

Dặn các con xong, Thần tự cắt cổ trao đầu mình cho con gái lớn của thần và thần biến thành một luồng ánh sáng bay vút lên không trung.

Ngày nay, khi đến chùa của ngƣời Khmer ta thƣờng thấy đầu thần Kabil Maha Prum (thần Bốn mặt) đƣợc thờ trong cảc tháp xây trong chùa và chính nơi đặt đầu của thần là vị trí trung tâm, là bàn thờ chính trong các nghi lễ tôn giáo cũng nhƣ các nghi lễ truyền thống đƣợc tổ chức trong chùa. Trong

lịch sử, tƣợng bốn mặt trên tháp xuất hiện từ cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII ở ngôi đền Bayon nổi tiếng ở Angkor Thom (Siêm Riệp). Mặc dù đây là công trình kiến trúc Phật giáo, song nó hƣớng đến sự hịa đồng tín ngƣỡng nên có những gian thờ và những tác phẩm điêu khắc dâng cúng cho chƣ thần Bà-la- môn lẫn Đức Phật, Bồ-tát Quán Thế Âm và các đối tƣợng Phật giáo khác. Chính vì vậy, cho đến nay, việc định dạng bốn khuôn mặt trên tháp Bayon vẫn là vấn đề tồn nghi: trên tháp Bayon vẫn là vấn đề tồn nghi: một số nhà nghiên cứu cho đó là thần Brahma/Khmer: Maha Brum, một số khác lại khẳng định đó là các thần bảo vệ bốn hƣớng chính; một số khác chỉ ra đó là khn mặt của chính đức vua Jayavarman (ngƣời xây dựng nên Angkor); hoặc khuôn mặt của đức vua đƣợc tạo hình dƣới dạng Bồ-tát, theo tín niệm thần-vua/Phật-vua (Deva-raja) thời thƣợng của các quốc gia chịu ảnh hƣởng văn hóa Ấn.

Vào ngày đầu của năm mới thay vì rƣớc đầu “thần Bốn mặt”, ngƣời Khmer rƣớc Maha Sâng Kran đi vịng quanh chính điện ba lần. Ở đây, cũng cần lƣu ý rằng, ngôi chánh điện trong quần thể kiến trúc chùa Khmer đƣợc ƣớc lệ là ngọn núi trung tâm vũ trụ Preah Sơme; theo đó, đƣờng thẳng đứng từ dƣới lên đỉnh đầu unisha của Đức Phật là trục vũ trụ. Điều đó, giải thích việc trên đỉnh nóc chùa tháp Khmer thƣờng có tƣợng đầu thần bốn mặt Maha Brum, ngó về 4 phƣơng Đơng-Tây-Nam-Bắc.

Về truyền thuyết này ở Campuchia Thom Ma Bal lại là một hoàng tử, trong truyền thuyết của đồng bào Khmer Nam Bộ chỉ là một cậu bé thông minh. Từ đây cho thấy, tuy có ảnh hƣởng của những yếu tố Bà la môn giáo nhƣng khi đến Nam Bộ đã giản dị, gần gũi hơn rất nhiều. Cái thiện, cái ảo đƣợc thể hiện rõ, dù là vị thần tối cao cũng mang đặc tính rất con ngƣời, đó là sự ích kỷ, hiếu thắng và cải thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác nhƣ trong truyền thuyết Chôl Chnăm Thmây.

Trong Tết Chơl Chnăm Thmây cịn có một sự tích nữa, liên quan đến tục Đắp núi cát. Sự tích kể lại truyện một ngƣời làm nghề săn bắn. Từ lúc trẻ đến khi già, ông giết rất nhiều muông thú, nhƣng rất may mắn là ông đã đƣợc một nhà sƣ hƣớng dẫn tích phƣớc bằng cảnh đắp núi cát trong một ngôi chùa gần nơi ông ở. Lúc về già ông đau yếu và thƣờng bị ảm ảnh về bầy muông thú bao vây quanh ông rồi hành hung để đòi nợ oan nghiệt. Do phƣớc đức đắp núi cát, ông tỉnh táo bảo bọn muông thú hãy đếm những hạt cát ơng đã đắp thành núi rồi hãy địi nợ. Bọn thú đồng ý, chúng đếm, nhƣng rồi không tài nào đếm nổi. Chán nản chúng bỏ đi. Nhờ đắp núi cát mà ơng giữ đƣợc tính mạng cho đến khi chết đƣợc lên thiên đƣờng. Từ tích truyện này mà đồng bào Khmer vẫn giữ tục đắp núi cát để tích phƣớc, tích đức vào Tết Chơl Chnăm Thmây.

Tục đắp núi cát gọi là Pun phnôm khsach. Cát sạch đƣợc đem về đổs thành từng đống quanh đền thờ Phật, bên ngồi hành lang chung quanh sân chính điện. Vị Achar (một ngƣời đã từng đi tu, am hiểu các nghi lễ đạo Phật) đƣợc nhà chùa giao cho việc hƣớng dẫn đồng bào đắp thành những ngọn núi nhỏ ở tám hƣớng và làm rào tre hoặc cây bao quanh núi cát. Những núi này tƣợng trƣng cho vũ trụ, mỗi núi một hƣớng. Núi thứ chín ở giữa là trung tâm của trái đất tức núi Sơmêru. Sau đó đồng bào cịn làm lễ quy y cho các núi.

Các nghi lễ này đƣợc gọi là Anisâng Pun Phnôm Khsách, theo nghi thức Phật giáo “Phúc duyên đắp núi cát” đƣợc lƣu truyền trong ngƣời Khmer cho đến ngày nay.

Cũng tại chùa, sau khi tắm Phật bằng nƣớc ƣớp hƣơng thơm xong, họ còn tắm cho các vị sƣ cao niên nhằm rửa sạch hết những cái cũ trong năm cũ để sang nắm mới hồn tồn. Sau đó cịn mời các vị sƣ đến cảc ngôi tháp đựng cốt để tụng kinh chúc phƣớc lành cho những ngƣời quá cố. Xong xuôi cảc việc qua ba ngày Tết ở chùa mọi ngƣời mới làm lễ tắm tƣợng Phật ở nhà, mời ông bà cha 'mẹ đến để chúc mừng, tạ lỗi và đem bánh trái tạ ơn ông bà, cha mẹ hoặc tắm cho cha mẹ, ông bà gọi là để trả hiếu.

* Phần hội:

Đồng bào dân tộc thƣờng tổ chức các trò chơi Đơ Chhơ Chrót (đi cà kheo) để rèn luyện sức khỏe, rèn luyện sự khéo léo, kiên trì; Trị chơi Vay Thmatt (trò chơi bịt mắt đập niêu); Trò chơi Bos Chhun (trò chơi ném khăn)... Những lần tổ chức thi đấu đã tạo đƣợc khơng khí vui vẻ trong sóc, tăng cƣờng sự giao lƣu đồn kết giữa các sóc với nhau. Ngồi ra, họ còn tổ chức múa các điệu múa dân tộc, tổ chức thi hát, giao lƣu bóng đá, bóng chuyền với các đội bạn...

* Ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây:

Là lễ mừng năm mới, là ngày tết của đồng bào khmer. Tết Chôl Chnăm Thmây cũng là dịp để bà con Phật từ thể hiện tâm niệm của mình với Đức Phật, với ơng bà cha mẹ mình để “mình ăn gì thì ơng bà mình có cái đó” nhƣ suy nghĩ phổ biến của ngƣời Khmer. Vật dâng cúng không thể thiếu cặp bánh tét, trái cây vƣờn nhà, một sấp vải trắng để cầu siêu gửi cho ông bà dùng. Những truyền thống tốt đẹp trong văn hóa Tết của ngƣời Khmer đƣợc giữ cho đến ngày nay. Trƣớc kia, ngƣời khmer ăn tết kéo dài rất tốn kém, ngày nay chỉ gói gọn trong vài 3 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của lễ hội phật giáo nam tông đối với đời sống người dân huyện hòn đất, tỉnh kiên giang (Trang 41 - 49)