Lễ Sene Đôn Ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của lễ hội phật giáo nam tông đối với đời sống người dân huyện hòn đất, tỉnh kiên giang (Trang 49 - 55)

2.1. Một số lễ hội Phật giáo Nam tơng khme rở huyện Hịn Đất

2.1.2. Lễ Sene Đôn Ta

Lễ Sen Đôn ta của đồng bào Khmer Nam bộ cịn có tên gọi khác là Phchum Ben, nghĩa là lễ tụ hội, tích phúc đức, vì ngƣời Khmer xem đây là lễ lớn nhất trong các lễ tạo phúc đức.

* Phần lễ:

Lễ đƣợc bắt đầu từ tuần trăng khuyết của tháng Phơ-tro-bót (15 đến 30 tháng 8 âm lịch). Ngƣời khmer quan niệm trong khoảng thời gian đó, nếu để ý thì sẽ nghe một tiếng nổ nhƣ sấm to đặc biệt. Đó là tiếng Diêm Vƣơng mở cửa địa ngục cho vong hồn ngƣời chết đƣợc về trần gian thăm nhà. Mƣời lăm ngày hạ tuần trăng khuyết của tháng này. Theo tín lý đó, là khoảng thời gian

thiêng. Các vong hồn từ thế giới bên kia sống chung với ngƣời dân trong phum sóc, họ lần lƣợt tìm đến chùa và có tín niệm rằng, khi họ đã tìm đến 7 ngơi chùa mà khơng thấy con cháu cúng kiếng cho mình thì các vong hồn đó sẽ ốn giận, nguyền rủa con cháu... Thế nên khắp mọi nhà ai cũng tiến hành việc mang cơm đến chùa cúng để cầu phƣớc cho ông bà và thực hành lễ Đặt cơm vắt quanh hiên chánh điện để thí thực cho vong hồn cơ độc.

Lễ tang của ngƣời khmer cũng mang tính truyền thống và đặc sắc. “Khi biết ngƣời thân sắp chết, con cháu phải để họ nằm trong một căn phòng riêng biệt, lập bàn thờ Phật ở phía đầu để hình ảnh Đức Phật ngự trị trong tâm hồn ngƣời lâm chung. Mỗi buổi tối, con cháu mời sƣ sãi hoặc Acha Duki (thầy cúng thông thạo việc tang lễ) đến tụng Kinh Apithom: “Đời là bể khổ, nếu muốn tránh khỏi mọi sự khổ ải trong thế gian, phải tu tập theo pháp tịch diệt, vơ úy, quyết chí đoạn từ mọi cái dun do, trong lịng giữ gìn mọi mối chính đạo chớ vƣơng dính cảnh trần, đừng ham nhiều sự tục, thân tâm thanh tịnh thì chứng đƣợc quả Niết Bàn, thật là sung sƣớng”. “Ngày xƣa, có một ngƣời chuyên sống bằng nghề săn thú. Trong cuộc đời, ông đã giết biết bao nhiêu lồi thú khơng kể xiết. Đến khi bị bệnh sắp chết, ơng thấy các lồi thú bị giết đến địi mạng. Ơng rất đau đớn và khổ sở. Con trai của ông là Tỳ khƣu, thấy cha đau đớn nhƣ vậy mới lấy lá trầu xanh ghim vào cây hƣơng đặt lên ngực ơng mà nói rằng: Cha đừng nghĩ vẩn vơ nữa, mà chỉ nghĩ đến Đức Phật mà thơi. Nhờ thế, ơng khơng cịn nghĩ lung tung nữa mà chỉ một lòng hƣớng về Đức Phật cho đến khi nhắm mắt” [7, tr. 101-102] .

Lễ Sen Đơn Ta bắt nguồn từ tín ngƣỡng dân gian.

Truyền thuyết kể rằng vào thời Đức Phật cịn tại thế, một hơm vào lúc nửa đêm, trong hoàng cung của vua Tần Bà Sa La có tiếng rên la than khóc. Nhà vua sợ hãi ra lệnh cho mời các nhà tiên tri đến để xem quẻ.

Những nhà tiên tri thưa rằng: “Tiếng kêu khóc này là do các Ngạ quỷ chết oan ức, khơng gia đình người thân, từ lâu không ai cúng cho họ ăn, nay họ đến xin được ăn uống. Nếu Hồng thượng khơng cúng cho họ, thần lo e sợ sẽ có chuyện bắt 100 người nam, 100 người nữ và 100 con vật để làm lễ cúng tế”.

Nghe xong, hoàng hậu can gián: “Nếu Hồng thượng làm như vậy, thì sẽ 200 con người và 100 con vật bị chết oan ức, những thân nhân của họ càng phẫn uất và ốn trách Hồng thượng, sẽ càng tổn hại đến vương quốc.

Đức Phật là thầy của chư thiên và phàm dân, vậy mình đem việc này bạch với Đức Phật xem ngài có dạy bảo gì khơng?”.

Sau khi nghe Hồng hậu, vua đến chùa bạch với Đức Phật, Đức Phật nghe xong, dạy rằng: “Đây là Ngạ quỷ thuộc dòng dõi quý tộc, là thân nhân quốc thích của nhà vua khi họ cịn tại ở dương gian từ nhiều đời nhiều kiếp, do phạm phải lỗi lầm nên bị đọa xuống âm phủ, hiện họ đang thiếu ăn thiếu mặc đến cầu xin đức vua. Nhưng Ngạ quỷ không ăn trực tiếp được, mà phải dâng cúng đồ ăn cho các vị giới đức rồi nhờ các vị đó tụng kinh hồi hướng, thì các ma quỷ đó mới thọ hưởng được”.

Đêm đầu tiên sau khi thực hành theo lời Phật dạy, nhà vua khơng nghe ma quỷ rên khóc nữa. Nhưng đến đêm thứ hai nhà vua lại tiếp tục nghe tiếng rên khóc nữa. Sáng sớm hơm sau, nhà vua lại đến chỗ Đức Phật xin chỉ giáo. Đức Phật dạy rằng: “Đêm trước là do đã được ăn no nên họ không rên la nữa. Đêm sau họ khóc là do bị rét lạnh vì khơng có quần áo để mặc”. Nhà vua nghe xong, về chuẩn bị y áo cùng vật thực làm lễ dâng cúng cho chư tăng và nhờ chư tăng hồi hướng.

Sau khi làm lễ, nhà vua khơng cịn nghe tiếng Ngạ quỷ rên khóc nữa. Từ đó về sau mỗi năm cứ đến ngày này là nhà vua lại thỉnh các vị chư tăng đến cúng dường và hồi hướng cho Ngạ quỷ và những người quá cố.

Giống đời sống tâm linh của ngƣời Kinh theo đạo Phật, có lễ Vu lan diễn ra vào tháng 7 âm lịch hằng năm. Vu lan là “mùa bảo hiếu”, một nét đẹp về lòng tri ân, hiếu thảo của các con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, ngƣời Khmer theo Phật giáo Nam tơng tiểu thừa có lễ Sen Đơn Ta (lễ cúng ông bà, tổ tiên) là một trong ba lễ lớn hằng năm.

Vào mùa Đôn Ta, các vị sƣ sãi và đồng bào Khmer ở các chùa, ở trong mỗi gia đình đều hƣớng về tổ tiên với lịng thành kính để đƣợc dâng ơn, đáp nghĩa bao la vô tận đối với các đấng sinh thành đã dƣỡng dục cho mỗi ngƣời lớn lên và trƣởng thành. Lễ Sen Đôn Ta gắn liền với tâm linh, tín ngƣỡng đã in sâu trong tâm thức đồng bào Khmer thể hiện rõ nét giá trị đạo đức, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc.

Lễ Đôn Ta đƣợc tổ chức vào 3 ngày từ 29-8 đển 1-9 âm lịch. Tùy từng nơi mà lễ có thể đƣợc rút ngắn hơn. Nghi thức lễ Đôn Ta từ trƣớc đến nay hầu nhƣ khơng có sự thay đổi. Nhƣng cũng tùy thuộc vào khả năng của mỗi nhà mà làm lễ cúng lớn hay nhỏ.

Ngày đầu tiên (30-8 âl) các gia đình tổ chức lễ Đón ơng bà. Cơng việc bắt đầu là dọn dẹp các bàn thờ trong nhà. Ngƣời Khmer thờ Phật, bàn thờ chính giữa nhà, 2 bên là bàn thờ tổ tiên và bàn thờ tổ nghề. Cơng việc kế đó là trải chiếu, gối, mùng, mền mới lên giƣờng và lo làm cổ, trƣớc hết là nấu bánh tét (Nùm som chruốt). Đặc điểm là lễ vật cúng khơng đặt trên bàn thờ, ở đó chỉ thắp đèn, nhang; mâm cơm cúng, lễ vật, trà, bánh... đều dọn ở trên giƣờng, trƣớc bàn thờ ông bà, tức ở một bên nhà. Buổi sáng, cúng lễ Đón ơng bà thì chiều cúng một lần nữa và trong lễ này con cháu mời ông bà đi chùa nghe chƣ Tăng tụng kinh. Nghi thức cúng lễ tất thảy đều y nhƣ thật. Ngƣời chủ lễ khấn vái, mời ông bà dự lễ, con cháu ngồi quanh mâm cơm cúng bới cơm, gắp thức ăn bỏ vào chén, bày bánh, rót rƣợu, nƣớc bƣng lên dâng cho ơng bà. Ngồi đặc điểm nghi thức khơng có tính hình thức tƣợng trƣng, lễ vật cũng là vật

thực thật. Ở mâm cúng chiều, đặt trên đĩa bồng "chơn piên" là vải áo trắng, sà rông dệt hoa văn đẹp đẽ cùng với gƣơng, lƣợc và kéo. Đó là những lễ vật thật để ơng bà sửa soạn tóc, râu cho tƣơm tất, chƣng diện trang phục đẹp xinh... để đi chùa lễ Phật nghe kinh. Nói cách khác, ngƣời Khmer khơng dùng đồ mã và ngay cả tiền để cúng tiễn đặt trên thuyền bè làm bằng bẹ chuối thả ra sông cũng là tiền... thật, chứ không phải giấy tiền, vàng bạc bán hàng bó ngồi chợ! Đây là những khác biệt văn hóa khiến phải suy ngẫm. Lệ cúng ở đây, buộc chủ lễ gắp thức ăn một thứ một ít bỏ vào dĩa, đem ra sân góc vƣờn cúng những binh gia âm phủ - gọi là "Neak Mhắc Bàtranh" để đƣa vong hồn ơng bà về nhà. Tín niệm truyền thống cho rằng các đối tƣợng này không đƣợc phép vào nhà dự hƣởng lễ vật nhƣ ông bà tổ tiên.

Lễ Đặt cơm vắt Prochum Bôn: Đƣợc ngƣời Việt dịch là lễ Hội linh (Prochum: tụ hội lại; Bơn: cơm vắt), có nghĩa là cùng nhau cúng cơm vắt, thí thực/ làm phƣớc cho các vong linh quá vãng. Theo truyền thống, lễ này đƣợc tiến hành trong hạ tuần trăng khuyết của tháng Phôtrobot (16 - 30/8 âl) tại chùa. Nay để giản tiện, đƣợc tích hợp vào dịp Pi-thi sene Đơn-ta.

Lễ này luôn đƣợc tiến hành vào giấc khuya. Theo giờ đã định, dân chúng trong sóc lũ lƣợt mang gạo, nếp, bánh, trái và cơm vắt đặt vào khay cúng đến sa-la (hay chính điện Preah Vihear) để cúng Tam bảo và mời sƣ sãi tụng kinh cầu phƣớc cho tổ tiên mình. Dịp này, các nhà sƣ cũng có thể làm lễ thọ giới cho tín đồ. Nghi thức gồm việc tuyên đọc Ngũ giới và kế đó là nghi thức phát nguyện giữ đúng các giới này. Cuộc lễ chấm dứt, bằng nghi thức đặt bát và thỉnh mời chƣ Tăng thọ thực. Tục xƣa, các vắt cơm còn đƣợc đem đặt ngoài hè, trong vƣờn chùa, gọi là để cúng các vong hồn khơng ngƣời tế tự, qn lính cõi âm có nhiệm vụ đƣa vong linh ơng bà về dƣơng thế và trở lại cõi âm.

Ngày thứ hai, vẫn để ông bà ở lại chùa tiếp tục nghe sƣ sãi tụng kinh thuyết pháp và vui chơi. Đến trƣa sau khi dâng cơm cho sƣ sãi xong thì đƣa linh hồn ngƣời quá cố về nhà, làm cơm cúng và mời ông bà ở lại chơi với con cháu thêm một đêm nữa.

Ngày thứ ba là ngày cúng cuối cùng gọi là “cúng đƣa”. Mỗi gia đình lại dọn lễ vật nhƣ ngày đầu tiên và cũng mời bà con họ hàng, làng xóm đến dự. Khi làm xong các thủ tục cúng nhƣ ngày đầu thì xới cơm, gắp thức ăn vào chén (bát), để thêm bánh trái, lúa, muối, đậu, mè... tất cả đƣợc đặt lên một chiếc xuồng hoặc tàu buồm làm bằng bẹ chuối kết lại để tiễn đƣa ông bà và ma quỷ mang theo về nơi cũ dùng dần. Ở mũi và lái xuồng có hình cá sấu để các linh hồn tránh gặp tai nạn. Chiếc xuồng đƣợc thả trên sơng, rạch gần nhà. Sau đó, mọi ngƣời dùng cơm, xem ca hát, khơng khí rất vui vẻ. Có nhà cịn mời các vị sƣ đến tụng kinh cho thêm phần long trọng. Chiều hoặc tối thì kết thúc 3 ngày lễ Đơn Ta.

Lâu nay ở khu vực Nam Bộ, trong mối quan hệ đoàn kết giữa ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, dịp lễ Đôn Ta của đồng bào dân tộc Khmer anh em, đồng bào Kinh, Hoa trong các xóm ấp lân cận cũng đƣợc mời đến chung vui, thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm.

* Phần hội:

Tƣơng tự nhƣ lễ Chon chnam thmay, họ cũng tổ chức các trị chơi nhƣ ném bóng, đá banh, bóng chuyền, tổ chức múa hát.

* Ý nghĩa của lễ Sen Đôn ta:

Lễ Sen Đôn ta là lễ cúng ông bà. Lễ này có ý nghĩa giáo dục con cháu truyền thống tƣởng nhớ công ơn dƣỡng dục của ông bà, cha mẹ và cũng là dịp con cháu quây quần họp mặt để tƣởng nhở tổ tiên. Lễ Sen Đôn ta của đồng bào Khmer Nam bộ là lễ hội khơng chỉ mang tín ngƣỡng dân gian, xen lẫn yếu tố tôn giáo. Đối với đồng bào Khmer, Phật giáo là tôn giáo gắn liền với

đời sống văn hóa tinh thần của họ, mọi lễ hội, sinh hoạt đều gắn liền với Phật giáo, với chùa chiền và đều hƣớng dẫn con ngƣời đến cội nguồn việc thiện, biết vay biết trả và biết nhớ đến nguồn cội của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của lễ hội phật giáo nam tông đối với đời sống người dân huyện hòn đất, tỉnh kiên giang (Trang 49 - 55)