Hạn chế của các chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ (nghiên cứu trường hợp các mỏ đá vôi tại huyện kinh môn) (Trang 46 - 48)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích chính sách công nghệ đới với xung đột môi trường trong hoạt

2.2.3. Hạn chế của các chính sách

Một là, Tuy vậy, xét trên khía cạnh tác động đến bảo vệ môi trường, chính sách thuế hiện hành của nước ta còn có những hạn chế nhất định, đó là: Trong các chính sách thuế hiện hành, mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là mục tiêu lồng ghép, không phải là mục tiêu chính, nên tác dụng của chúng còn hạn chế. Việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện

môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị môi trường liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường chỉ góp một phần nào đó vào mục tiêu bảo vệ môi trường chứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.

Các quy định khuyến khích doanh nghiệp khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế ô nhiễm vẫn còn rải rác ở các chính sách thuế, chưa thể hiện rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, chưa khuyến khích được các doanh nghiệp trong việc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại đối với môi trường. Bởi vì trên thực tế, các chi phí xây dựng, xử lý hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc để sản xuất sạch thường khá lớn. Các doanh nghiệp thường chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà cố tình bỏ qua những tác hại đối với môi trường, trong khi đó chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn. Các ưu đãi về thuế chưa đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ở góc độ doanh nghiệp và toàn xã hội, nhìn nhận về vai trò của chính sách thuế trong việc bảo vệ môi trường còn mờ nhạt, do vậy, trong chính sách và hoạt động triển khai chính sách, mặc dù đã có hướng đến mục tiêu này, nhưng cách hiểu và thực hiện của cộng đồng xã hội còn chưa triệt để.

Hai là: trong khi tỉnh đang hoàn thiện cơ chế chính sách, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp để khuyến khích và ưu đãi các công ty có các mỏ đá vôi xây dựng và mở rộng cơ sở sản xuất khai thác thì vấn đề các nhà máy, cơ sở sản xuất đang nằm xen kẽ giữa các khu dân cư là một nan giải. Khói bụi, trong khai thác và chế biến gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống của công đồng dân cư như khó chịu, mất ăn, mất ngủ, đau ốm, bệnh tật…

Ba là: Vẫn còn một số công ty có các mỏ đá vôi chưa đầu tư hệ thống xử lý khói bụi, công ty có các mỏ đá vôi khác tuy có đầu tư hệ thống xử lý khói bụi và do hạn chế về công nghệ và kinh nghiệm quản lý nên khói bụi đầu ra chưa ổn định, chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Ngoài ra công nghệ xử lý khói bụi có thay đổi so với đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, do đó chưa được xem xét cấp giấy xác nhận.

Bốn là: Tại địa phương hiện nay chưa có công ty có các mỏ đá vôi nào có đủ khả năng ứng dụng các công nghệ sạch, xử lý khói bụi nguy hại thải ra môi trường. Chất thải nguy hại tại các mỏ đá các khu công nghiệp chế biến và khai thác đá vôi chưa được xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Năm là: Một số công ty có các mỏ đá vôi lợi dụng vị trí thiên nhiên xa khu dân cư xả thẳng khói bụi chưa qua xử lý tực tiếp ra ngoài không khí. Trong khi đó công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý chưa được tiến hành thường xuyên, một phần do thiếu trang thiết bị phương tiện kỹ thuật, con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ (nghiên cứu trường hợp các mỏ đá vôi tại huyện kinh môn) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)