Những vấn đề chính về xung đột môi cần chú ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ (nghiên cứu trường hợp các mỏ đá vôi tại huyện kinh môn) (Trang 51)

9. Kết cấu của luận văn

2.4. Những vấn đề chính về xung đột môi cần chú ý

Đối với nông nghiệp: xung đột giữa các nhóm các chủ sản xuất nhiều phân hóa họa thuốc bảo vệ thực vật với nhóm sử dụng sản phẩm nông nghiệp. Xung đột trong các làng nghề: Xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề. Xung đột giữa các cộng đồng trong làng nghề.

Xung đột của các hoạt động trong khu công nghiệp với người dân xung quanh khu vực.

2.5. Phân tích thực trạng hoạt động, mức độ ô nhiễm môi trƣờng tại các mỏ đá vôi huyện Kinh Môn

2.5.1. Thực trạng hoạt động tại các mỏ đá vôi huyện Kinh Môn

+ Khái quát về huyện Kinh Môn: Tổng diện tích tự nhiên 16349,04 ha; Dân số 164.884 người Đơn vị hành chính 22 xã và 3 thị trấn, Thị trấn Kinh Môn, ThỊ trấn Minh Tân, thị trấn Phú Thứ, Kinh Môn là một huyện của tỉnh Hải Dương, giáp với Hải Phòng và Quảng Ninh, một huyện tương đối đặc biệt so với các huyện khác của tỉnh vốn được mệnh danh là tỉnh nông nghiệp. Một dãy núi đất trong hệ thống núi vòng cung Đông Triều làm xương sống của cả huyện. Kinh Môn đặc biệt là có những núi đá vôi rải rác, trong các sách thường phân loại Kinh Môn là huyện bán sơn địa.

Huyện Kinh Môn nằm ở phần lãnh thổ phía đông của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim Thành, phía tây bắc giáp huyện Nam Sách và Chí Linh của Tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề bên 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh thầy, sông Đá vách, sông Hàn mấu). Nhìn chung vị trí địa lý của huyện khá lý tưởng: cách Hà Nội khoảng 80 km, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc, lại nằm kế bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng Ninh và Hải Phòng, giao thông thuỷ bộ tương đối thuận lợi nên có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư.

Hoạt động khai thác đá vôi của huyện:

Kinh Môn là huyện khá phong phú về chủng loại khoáng sản, trong đó phải kể đến đá vôi. Đá vôi ở Kinh Môn có quy mô lớn và chất lượng tương đối tốt có thể dùng làm đá ốp lát hoặc làm khoáng chất công nghiệp, tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã, thị trấn như xã Duy Tân, thị trấn

Minh tân, thị trấn Phú Thứ (đá vôi trắng làm khoáng chất công nghiệp, sản xuất xi măng). Trong đó:

Đá vôi làm xi măng và khoáng chất công nghiệp: Trữ lượng khoảng 300 - 400 triệu tấn trong đó khoảng 200 triệu tấn chất lượng tốt (hàm lượng CaCO3 đạt 90 - 97%) có thể khai thác làm xi măng, số còn lại làm vôi và đá xây dựng.

Tính đến ngày 31/12/2014 trên địa bàn huyện Kinh Môn hiện có 30 giấy phép khai thác đá vôi (được cấp cho 11 Công ty đóng trên địa bàn 3 xã, thị trấn chính là xã Duy Tân, thị trấn Phú Thứ, thị trấn Minh Tân) do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp 30 giấy phép. Trong đó có 25 giấy phép còn hiệu lực, 5 Giấy phép hết hiệu lực đang xin cấp lại.

Công suất khai thác đá vôi trắng trên địa bàn huyện: 1,2 triệu m3/năm khai thác làm xi măng.

Bảng 1. Bảng khai thác trữ lượng đá tại các mỏ đã vôi từ 2009-2014

Tên mỏ Áng Rong Áng Dâu Tây Sơn Áng Bát Hàm Long Núi Xẻ Phúc Sơn 2009 22,6 191,6 316,1 196,8 150 403 136,1 2010 62,9 385,1 496,1 834,8 17,9 3,9 164,6 2011 4,8 413,7 165,8 967,7 59,6 5,7 29,2 2012 286,4 6,0 936,1 95,9 1,6 3,2 82,2 2013 217,1 6,1 937,0 94,3 303,3 4,2 61,1 2014 226,3 318,5 943,2 779,4 105,7 6,3 553,4 Tổng 820,1 1321 3794,3 2968,9 638,1 426,3 1026,6

(Nguồn tổng hợp từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kinh Môn)

Trong công tác chế biến, đa số các Dự án khai thác đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn đều gắn với nhà máy chế biến (nghiền bột siêu mịn canxi cacbonat). Một số doanh nghiệp được cấp giấy phép đã đưa mỏ vào khai thác

và có nhà máy chế biến hoạt động ổn định như: Công ty Vicem xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Phúc Sơn, Công ty xi măng Trung Hải; Công ty TNHH Phú Tân, Công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Hải Dương; Công ty cổ phần Cao Lanh Hải Dương...

Trên địa bàn Công ty Vicem xi măng Hoàng Thạch thị trấn Minh Tân, Công ty xi măng Phúc Sơn thị trấn Phú Thứ là hai công ty lớn có vốn đầu tư nước ngoài, đã đầu tư vào khai thác và chế biến đá vôi khá bài bản, với công nghệ tiên tiến, hiện đại, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy nghiền bột cacbonat canxi, và các dây truyền khai thác hiện đại. Đây là một trong số ít công ty đang hoạt động có hiệu quả với quy mô lớn trên địa bàn huyện Kinh Môn, sau khi được cho phép xuất khẩu xi măng ra nước ngoài công ty đã tiếp tục đầu tư các dây chuyền công nghệ trong khai thác, chế biến nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động.

Nhìn chung trong quá trình triển khai hoạt động khai thác các doanh nghiệp còn khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, gây mất thời gian không đảm bảo tiến độ thi công, đây cũng là khó khăn chung của các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Một số mỏ chất lượng khoáng sản thấp, không đáp ứng yêu cầu của thị trường về độ trắng và độ liền khối, nên hiệu quả sản xuất thấp (như Công ty TNHH Hoàng An, Công ty Đức Phúc), thậm chí không mang lại hiệu quả kinh tế, phải tạm dừng sản xuất như: Công ty Liên doanh cổ phần Hữu Nghị, công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Quyết Tiến.

Một số doanh nghiệp còn thiếu năng lực về vốn, kinh nghiệm trong khai thác, chế biến và tìm thị trường tiêu thụ; chưa chú trong đầu tư cho chế biến, nhất là khai thác đá ốp lát. Vì vậy, tiến độ đưa mỏ vào hoạt động chậm, sản phẩm khai thác ra còn phải phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ của các đại lý.

Trong khai thác đá thô một số doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy chế biến nhưng công suất chế biến chưa phù hợp với công suất khai thác, sản phẩm chủ yếu vẫn là đá khối để xuất khẩu. Vì vậy, chưa tận thu được tối đa sản phẩm khai thác mỏ, còn để lãng phí tài nguyên.

Việc quy định những loại khoáng sản không được xuất khẩu để dành cho sản xuất trong nước theo Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ là phù hợp, tạo điều kiện phát triển các cơ sở chế biến, tăng nguồn thu và tạo thêm công ăn việc làm. Tuy nhiên, việc dừng xuất khẩu khoáng sản cần phải có lộ trình để các đơn vị chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy chế biến hoặc mở rộng công suất nhà máy chế biến mới có thể sử dụng hết sản phẩm khai thác mỏ. Ví dụ như hiện nay, các mỏ khai thác đá vôi được cấp phép và đi vào khai thác đều phù hợp với quy hoạch đã được các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, nhưng một số nhà máy khai thác đá vôi và nghiền bột chưa đáp ứng được quy mô cũng như công nghệ nên các công ty vẫn phải xuất khẩu đá khối (đá block)... Việc dừng xuất khẩu khiến cho các công ty không tiêu thụ được sản phẩm, không quay vòng được vốn, dẫn đến sản xuất bị đình trệ.

Để hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trên địa bàn huyện có hiệu quả, đồng thời giải quyết khó khăn cho các công ty trong giai đoạn hiện nay thì việc tiếp tục cho xuất khẩu đá khối (Block) theo lộ trình cần được duy trì, thời gian phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển. Ngoài ra trong quá trình rà soát, lập quy hoạch đá vôi nói riêng và khoáng sản làm vật liệu xây đựng nói chung, cơ quan chủ quản cần quan tâm đến quy hoạch chế biến với công suất chế biến phù hợp với công suất khai thác để hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản thô của các công ty được cấp phép khai thác.

Sơ đồ công nghệ khai thác đá vôi tại huyện Kinh Môn: Mỏ đá

2.5.2. Đánh giá ô nhiễm môi trường tại huyện Kinh Môn

Để đánh giá ô nhiễm môi trường tại địa phương hiện nay, tác giả xin trích một số ý kiến đánh giá về ô nhiễm môi trường tại huyện Kinh Môn nói riêng như sau: “Trong diễn đàn doanh nghiệp” do Sở TN&MT tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 15/7/2014 có nêu: Với 11 nhà máy xi măng, cùng các cơ sở sản xuất thép, khai thác than, sản xuất hóa chất... và nhiều khu công nghiệp trên diện tích 163,49 km2, huyện Kinh Môn, Hải Dương đang đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu về môi trường, quá tải về khí thải.

Hay “Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Đông, phụ trách lĩnh vực Tài nguyên và môi trường thuộc UBND tỉnh Hải Dương, khẳng định việc người dân xã Duy Tân bức xúc là chính đáng. Theo ông Đông, huyện Kinh Môn là điểm nóng về ô nhiễm môi trường của tỉnh Hải Dương khi có tới hàng trăm Doanh nghiệp với hơn 10 nhà máy sản xuất xi măng, thép và hàng chục lò vôi.

Khoan nổ mìn Máy gạt Đập thủ công

Vận tải ô tô Xúc bốc gầu thuận (hoặc thủ công) Nổ mìn phá đá quá cỡ Nơi tiêu thụ Bốc xúc cơ giới lên ô tô

Sản phẩm đá răm các loại và đá mạt Hệ thống đập nghiền, sàn Sản phẩm Nơi Tiêu thụ

Do những cơ sở này cần nguyên liệu để sản xuất nên đã lập ra 22 điểm tập kết, kinh doanh than trái phép, trong khi quy hoạch chỉ có 10 điểm. Vì vậy, không chỉ ô nhiễm môi trường do khói bụi, khí thải mà cả sông Kinh Thầy (nguồn nước chính của người dân địa phương) cũng bị đầu độc.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương, kết quả phân tích do Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường thực hiện ngày 18-6-2013 tại 2 xã Phạm Mệnh và Duy Tân cho thấy các thông số pH, COD, Cr (Vi) đều vượt quy chuẩn cho phép, thậm chí đến 9,5 lần”.

Theo thống kê, chỉ trong năm 2015, số người chết do ung thư và các bệnh hô hấp trên địa bàn xã đã lên tới hàng chục người, và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong khi các cơ quan chức năng vẫn xem xét và chờ đưa ra các giải pháp thì người dân xã Duy Tân nói riêng và các xã lân cận trong cụm công nghiệp Nhị Chiểu nói chung phải làm quen với cách bảo vệ mình: ra đường đeo kính, khẩu trang kín, ở nhà thì đóng kín cửa, lên núi lấy nước để sinh hoạt… và quan trọng hơn, tình trạng ung thư ở đây đã trở nên đáng báo động. 13

- Theo Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn về mô hình bệnh tật qua số liệu tử vong từ năm 2007- 2012, số trường hợp tử vong do ung thư của 25 xã, thị trấn tại huyện Kinh Môn là 1.063 trường hợp. Trong đó, số lượng tử vong do ung thư cao nhất ở xã Hiệp Sơn 70 trường hợp, Thất Tùng 67 trường hợp, Thái Thịnh 66 trường hợp, thị trấn Minh Tân 65 trường hợp. Số lượng người bị mắc bệnh ung thư tăng hàng năm, chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi 40 - 50 và đang có nguy cơ trẻ hóa với các loại ung thư gan, phổi, dạ dày. Trong đó ung thư phổi gây tử vong cao nhất với 85% bệnh nhân chết vì ung thư.

12: Xem Khí độc bủa vây người dân - Báo Người Lao động ngày 12/7/2013

- Theo nguồn tin từ Trung tâm tư vấn về công nghệ môi trường của Tổng cục môi trường: Trên rẻo đất nằm dọc theo con đường trục của xã, bốn nhà máy xi măng Phú Tân, Thành Công, Trung Hải, Duyên Linh nối tiếp nhau kéo dài từ thôn Châu Xá tới thôn Trại Xanh. Thôn làng như chìm trong những lò nung, máy móc, dây chuyền bê tông, sắt thép sừng sững cùng những ống khói chọc thẳng lên trời tỏa ra những làn khói mù đặc, u ám.

Cách cổng nhà máy xi măng vài chục bước chân, căn nhà anh Nguyễn Văn Hanh lúc nào cũng đóng cửa im ỉm. Cửa kính trước nhà bụi bám thành lớp nhờ nhờ. “Ngày nào cũng phải lau nhà vài lần mà lau không xuể. Bụi luồn vào bếp ăn, len vào phòng ngủ”, anh Hanh nói: Tình cảnh này diễn ra cả chục năm nay, khi các nhà máy xi măng, lò nung vôi đua nhau mọc lên.

Nằm ở cuối rẻo đất với bốn nhà máy xi măng và một số lò vôi, từ lâu thôn Trại Xanh trở thành cái rốn hứng chịu nhiều khói bụi nhất.

Theo đánh giá của người dân xung quanh các nhà máy xi măng này là công nghệ lò đứng lạc hậu nên rất ô nhiễm. Trước đây, khói bụi từ các nhà máy bốc lên ngùn ngụt theo gió tỏa ra như mây mù trùm lên thôn xóm. Bụi đọng trên mái nhà, đọt cây trắng xóa. Bụi len vào nhà, khiến người dân tức ngực khó thở, lúc nào cũng phải bịt khẩu trang.

Sau 2 lần dân Trại Xanh lập chốt phong tỏa lối vào nhà máy xi măng không cho ô tô, tàu thuyền vận chuyển vật tư, hàng hóa vào các năm 2005 và 2006, chính quyền mới chịu vào cuộc, buộc các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải lắp đặt hệ thống lọc bụi. “Từ đó cũng có cải thiện đôi chút. Nhưng ban ngày thì đỡ chứ đêm khói bụi vẫn tỏa mịt mù” ông Hứ nói: Từ khi khói bụi từ các nhà máy xi măng tấn công vào khu dân cư, người dân trong thôn, xã càng trở nên khốn đốn hơn vì không có nguồn nước, phục vụ ăn uống sinh hoạt.

Trước đây, đa số các hộ dùng nước mưa nhưng rồi nước mưa hứng xuống lắng đầy bụi xám mờ, không ai dám ăn uống nữa. Phần lớn các hộ

trong xã phải đi hàng cây số lấy nước từ chiếc giếng khơi ở chân núi Nhẫm (thôn Nhẫm Dương) về nấu nướng. Từ sáng tới khuya, lúc nào cũng có người vào giếng Nhẫm lấy nước.

Vào mùa đông, nước giếng cạn, người ta phải xếp hàng lấy từng chút nước, có người phải chờ đến nửa đêm mới lấy được. Những hộ có điều kiện thì khoan giếng, làm bể lọc hoặc bỏ tiền ra mua nước của một cơ sở sản xuất nước lọc ở chân núi Nhẫm với giá 50-60 nghìn/m3

.

Người dân xã Duy Tân cho biết từ năm 2007, huyện Kinh Môn đã thành lập tổ giám sát môi trường tại khu vực. Ông An cùng các trưởng thôn là thành viên. Tổ giám sát thường xuyên nhận được phản ánh của người dân “tố” những nhà máy xi măng xả bụi. Mỗi lần như thế, tổ giám sát đều yêu cầu nhà máy chấn chỉnh, không để ảnh hưởng tới dân. Tuy nhiên, theo ông An, trước nay, tổ giám sát chưa lần nào lập biên bản xử lý đối với các nhà máy xi măng bị tố gây ô nhiễm. Trong số gần chục người trong thôn Trại Xanh đang phải điều trị căn bệnh ung thư. Nhà ông Khang nằm sát bờ sông Kinh Thầy, trên cùng dải đất với những nhà máy xi măng nên thường xuyên phải hứng khói bụi. Hơn năm trước, bên kia sông lại xuất hiện cơ sở sản xuất hóa chất, khói và mùi hóa chất từ đó bốc sang càng thêm khó chịu. Vợ ông Khang bị bệnh viêm phế quản, viêm họng mãn tính thường xuyên nghẹt thở, ho hắng. Đầu năm nay, ông Khang bị phát hiện ung thư đại tràng.

Như vậy khai thác và chế biến đá vôi là một ngành đáng lưu ý đối với các cơ quan quản lý môi trường, mức độ vi phạm các chuẩn mực môi trường của ngành này đã đến mức báo động. Đối với huyện Kinh Môn, ngành Khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ (nghiên cứu trường hợp các mỏ đá vôi tại huyện kinh môn) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)