Phân tích những mặt tích cực, hạn chế về công nghệ để giải quyết xung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ (nghiên cứu trường hợp các mỏ đá vôi tại huyện kinh môn) (Trang 48 - 51)

9. Kết cấu của luận văn

2.3. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế về công nghệ để giải quyết xung

xung đột môi trƣờng

2.3.1. Mặt tích cực về công nghệ

Ngày nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang là quá trình mang tính toàn cầu. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là việc áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ để đổi mới về căn bản và nâng cao toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội, từ kinh tế đến chính trị, văn hoá,… Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng đã xác định: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ”, “khoa học - công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Những tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ đối với đạo đức là đa dạng và phức tạp, nhưng nổi bật và tựu trung là những biểu hiện sau:

Thứ nhất, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tiến bộ khoa học

- công nghệ tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động. Từ đó dẫn tới sự phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập của xã hội và con người. Theo Ngân hàng thế giới, tiến trình toàn cầu hoá với các nước đang phát triển giữ vai trò trung tâm sẽ giúp thu nhập thế giới trong 25 năm tới tăng nhanh hơn so với giai đoạn 1980 - 2005, đưa tổng giá trị GDP toàn cầu tăng từ 35.000 tỉ USD năm 2005 lên 72.000 tỉ USD vào năm 2030(4). Đồng thời, sự phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ vừa làm cho các lĩnh vực sản xuất, các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp gia tăng và mở rộng, vừa tạo điều kiện cho con người tham gia sâu rộng vào các hoạt động, các quan hệ xã hội. Tất cả những điều đó tác động thuận lợi đến sự phát triển đạo đức. Tác động này thể hiện cả trên bình diện xã hội, cả trên bình diện cá nhân.

Thứ hai, trong điều kiện kinh tế thị trường, những thành tựu khoa học -

công nghệ chính là tác nhân trực tiếp và quyết định nhất rút ngắn chu trình và mở rộng đầu tư sản xuất. Nhưng để rút ngắn chu trình và mở rộng sản xuất thì phải khuyến khích tiêu thụ. Trong điều kiện của xã hội hiện đại, khuyến khích tiêu thụ (kích cầu) chính là một trong những động lực trực tiếp để phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập xã hội. Hơn thế, trên bình diện cá nhân, kích cầu nghĩa là khuyến khích tiêu dùng cho phát triển thể chất cũng như phát triển tinh thần tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất trong điều kiện hiện đại, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách đạo đức. Nhưng cùng với vai trò và ý nghĩa đó, việc khuyến khích tiêu thụ từ chỗ chỉ là một yêu cầu có tính tất yếu về mặt kinh tế lại dẫn tới sự hình thành lối sống tiêu thụ đặc trưng cho xã hội hiện đại.

Thứ ba, dưới tác động của khoa học - công nghệ, nhịp độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày một gia tăng. Nhịp độ này được thể hiện rõ nét nhất ở mức độ gia tăng tỷ lệ dân số đô thị. Nếu như, vào những năm đầu thế kỷ XX, tỷ lệ dân số đô thị ở Nhật Bản khoảng 20%, ở châu Âu khoảng 30% thì đến nay, tỷ lệ này đã lên tới trên 90%, thậm chí ở Bắc Âu lên tới trên 95%. Hiện nay, diện tích các thành phố trên thế giới chỉ chiếm 0,3%, nhưng dân số từ năm 1960 đến năm 2000 đã tăng gấp 3 lần, đạt 3,2 tỷ người tức là 1/2 dân số thế giới.

Sự gia tăng dân số đô thị là kết quả của sự phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ. Sản xuất công nghiệp lôi cuốn lao động nông thôn vào các khu công nghiệp, đô thị; các khu công nghiệp, đô thị được mở rộng hoặc xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu.

Thứ tư, nói đến tiến bộ khoa học - công nghệ trong điều kiện hiện nay

không thể không kể đến những thành tựu trong lĩnh vực sinh học, sinh học người, y học,… Nhân bản vô tính, biến đổi gen, sinh sản nhân tạo, cấy ghép các cơ quan, các phủ tạng người,…

2.3.2 Hạn chế về công nghệ

+ Phân tích những hạn chế về công nghệ để gải quyết xung đột môi trường trong “Diễn đàn Tài nguyên và môi trường Việt Nam” có bài (An toàn lao động trong khai thác khoáng sản: Hiểm họa vẫn luôn rình rập) nêu: Các phương tiện như máy móc, thiết bị khai thác tại các mỏ đá còn thiếu, máy móc cũ kỹ nên không đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Thực trạng sử dụng công nghệ khai thác chế biến trong ngành khai khoáng trong thời gian còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều loại công nghệ được đưa vào sử dụng (đồng, ilmenite) là công nghệ lạc hậu, không phù hợp với loại khoáng sản khai thác, chưa quan tâm áp dụng công nghệ tiên tiến nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các khoáng sản đi kèm.

- Về khai thác và tuyển khoáng: Hầu hết ở các mỏ khai thác khoáng sản, công nghệ kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên, sử dụng các phương tiện cơ giới (ôtô - máy xúc). Đây là loại hình công nghệ kỹ thuật cổ điển, giá thành cao, không đồng bộ, các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không đảm bảo. Phương thức khai thác lộ thiên giữ vai trò quan trọng trong 6 tổng sản lượng khoáng sản rắn khai thác được, cụ thể khai thác lộ thiên chiếm 60 - 65% đối với đá. Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên.

- Về công nghệ khai thác và chế biến đá: Công nghiệp chế biến khoáng sản chưa được phát triển như chế biến xi măng, đá vôi, đồ mỹ nghệ... Nhìn chung, công nghệ chế biến với thiết bị lạc hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Phần lớn sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến còn chạy theo phong trào, bệnh thành tích…dẫn đến việc phát triển không cân đối, tiêu tốn nhiều tiền bạc, năng lượng, hiệu quả không cao, sản phẩm dư thừa không tiêu thụ hết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ (nghiên cứu trường hợp các mỏ đá vôi tại huyện kinh môn) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)