Tác động lên xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 46)

Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn khiến cho nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động, và tình trạng doanh nghiệp cho công nhân nghỉ tạm thời để chờ việc rất phổ biến, nhiều nhất là ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nhu cầu về lao động xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm mạnh do một số thị trường xuất khẩu lao động chính của

Việt Nam ngừng và giảm nhập khẩu lao động. Tuy nhiên, từ quý II/2009, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và các công ty chuyển dần sang trạng thái phát triển đã giúp thị trường lao động nóng dần lên với nhiều hoạt động tuyển dụng. Từ tháng 6/2009, vấn đề người lao động mất việc hầu như không còn xảy ra, thay vào đó là việc thiếu lao động trầm trọng tại các tỉnh, thành phố. Như Tp.HCM thiếu trên 100.000 lao động. Đồng Nai, Bình Dương mỗi tỉnh cũng thiếu đến 40.000 lao động. Theo Bộ Lao động - Thương binh xã hội, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị của Việt Nam năm 2009 ở mức 4,66%, cao hơn mức 4,65% của năm 2008. Để đánh giá chính xác hơn về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế cần phải thêm một tiêu chí là tỷ lệ thiếu việc làm. Cũng theo Bộ Lao động – Thương binh xã hội, tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam năm 2009 ở mức 5,1%, trong đó tỷ lệ thiếu hụt việc làm ở nông thôn là 6,1%, còn khu vực thành thị là 2,3%. Năm 2009, cả nước đã tạo việc làm cho 1,51 triệu lao động, đạt 88,8% kế hoạch năm, trong đó tạo việc làm trong nước là 1,437 triệu người và xuất khẩu lao động trên 73.000 người. Năm 2010, Bộ Lao động – Thương binh xã hội đặt mục tiêu tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động, trong đó việc làm trong nước là 1,515 triệu người, xuất khẩu lao động là 85.000 người, đồng thời, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực thành thị xuống dưới 4,7%.

Điển hình là công ty giày da Hải phòng, một doanh nghiệp nhà nước thuộc loại lâu đời và lớn nhất trong ngành da giày Hải Phòng với 13 xí nghiệp trực thuộc phải cắt giảm tới 1.800 công nhân, trong đó có 881 người mất việc trong ba tháng đầu năm 2009 do phải giải thể một xí nghiệp giày có 450 lao động, 172 người do giải thể dây chuyền may và 198 người do tạm ngừng hoạt động một phân xưởng hoàn chỉnh giày cao cấp mới đầu tư. Số còn lại là do công nhân tự nguyện nghỉ việc. Trong tình hình đơn hàng tụt giảm mạnh, quy mô các đơn hàng còn lại nhỏ lẻ thì việc doanh nghiệp buộc phải chấp nhận giảm đơn giá gia công để duy trì sản xuất khiến họ ngày càng lâm vào tình trạng thua lỗ [5, tr . 329].

Số liệu tổng hợp báo cáo của Liên đoàn Lao động Hải phòng chỉ ra trong ba tháng đầu năm 2009 toàn thành phố có tổng cộng 6000 lao động bị mất việc làm và

khoảng 8000 lao động nghỉ việc luân phiên. Khu vực mất việc, giãn việc nhiều nhất là các doanh nghiệp da giày và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai trong khu công nghiệp Nomura [8 ].

Tuy nhiên bản thân các cán bộ Liên đoàn Lao động cũng cho rằng con số trên còn thấp xa so với thực tế, bởi nhiều doanh nghiệp chưa báo cáo đầy đủ, hoặc chưa đúng thực tế. Theo thống kê vào đầu năm 2009 có nhiều công nhân không quay trở lại làm việc, bình quân mỗi công ty vào khoảng 50-300 người tuỳ quy mô từng công ty. Ngoài ra, hàng tháng cũng có một số lao động tự ý bỏ việc, dao động trong khoảng 10-100 người. Từ quý 4-2008, nhất là trong quí 1-2009 đa số công ty phải ngừng tuyển dụng lao động mới. Cắt, giảm, giãn lao động diễn ra phổ biến. Ban lãnh đạo các công ty cho biết, không gia hạn hợp đồng thử việc, hết hạn để không gia tăng quỹ lương, hoặc thoả thuận với công nhân tự nguyện xin nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng. Đa số doanh nghiêp phải cho công nhân nghỉ luân phiên (hưởng 50-70% lương) với thời gian trung bình từ 5 đến 15 ngày/tháng. Có doanh nghiệp cho công nhân nghỉ chờ việc từ 1-2 tháng [8].

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng chuyển đơn hàng về các xí nghiệp vệ tinh, liên kết ở các huyện ngoại thành để giảm chi phí. Đây là chiến lược đưa nhà máy về gần công nhân. Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đã trở thành sự kiện thời sự. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các bộ, ngành hoàn thiện những chính sách kích cầu để triển khai ngay trong tháng 2 và có chính sách cụ thể để hỗ trợ người lao động mất việc làm [Hoàn tất chính sách kích cầu ngay trong tháng 2, báo Lao động, ngày 19/2/2009]..

Xuất khẩu lao động gặp rất nhiều khó khăn đối với thị trường ngoài nước Suy thoái kinh tế bắt đầu lan rộng vào cuối năm 2008. Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam cũng bị ảnh hưởng thu hẹp. Từ năm 2008 lao động Việt Nam đã đến làm việc ở gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhóm này đã tiếp nhận 82.472 lao động trong năm 2008. Theo cảnh báo tháng 01-2009 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), suy giảm tăng trưởng kinh tế có thể khiến 51 triệu việc làm trên toàn thế giới biến mất trong năm nay, gây ra một cuộc khủng hoảng việc làm trên phạm vi toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế làm cho hầu hết các thị trường lao động ngoài nước mà

lao động Việt Nam đã, đang làm việc và sẽ tiếp cận, đều có biến động theo chiều hướng xấu: tình trạng mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao với cả lao động bản địa và lao động nhập cư. Đài Loan: dự tính phải cắt giảm 3,5 đến 5 vạn lao động nước ngoài. Trên thực tế, đến nay hàng nghìn lao động nước ngoài trong đó có Philippin, Việt Nam đã về nước trước hạn.

Hợp tác, xuất khẩu lao động nước ta đang lao đao vì suy thoái kinh tế thế giới. Các công ty bản địa đang thu hẹp sản xuất, sa thải nhân công, nhất là đối với người lao động nước ngoài. Lao động Việt Nam đã phải về nước trước thời hạn, Đài Loan có khoảng 200 người, Cộng hòa Czech vài trăm người [42, ngày 4/12/2008].

Tình hình đó dẫn đến các nước đang nhận lao động nước ngoài phải cắt giảm chỉ tiêu tiếp nhận để đối phó với tình trạng thất nghiệp của họ. Quy mô nhận lao động Việt Nam ở các thị trường giảm đáng kể; Chậm tiến độ thực hiện các thoả thuận song phương đã ký giữa cơ quan nhà nước ta với đối tác; Chậm hoặc có trường hợp không thực hiện được các hợp đồng mà doanh nghiệp ta đã ký với doanh nghiệp nước ngoài; Đối với người lao động đang làm việc ở nước ngoài: một bộ phận đáng kể sẽ bị giảm thu nhập do giảm giờ làm thêm hoặc không đủ việc cho thời gian làm việc theo luật; Mất việc do xí nghiệp thu hẹp sản xuất hay phá sản phải chuyển việc khác hoặc về nước trước hạn. Những người phải về nước trước hạn thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

2.3. Tác động vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

Do sự tương tác ngày càng mạnh mẽ giữa kinh tế và chính trị, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những ảnh hưởng trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam. Năm 1990 mô hình Xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Chủ nghĩa Đế quốc chiến thắng và dẫn dắt thế giới theo con đường Tư bản chủ nghĩa, nhưng bản thân nó đã bộc lộ những điểm yếu. Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình phát triển của thế giới, phải hội nhập vào sân chơi và chấp nhận những luật chơi Tư bản chủ nghĩa. “Thực tiễn đổi mới ở nước ta đã chứng minh đầy sức thuyết phục về việc “sử dụng kinh tế thị trường làm phương tin” xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ

vai trò chủ đạo [ 20, tr. 13]. Những tác động đến vị thế nước ta do khủng hoảng kinh tế mang lại như sau:

Làm tăng vai trò của Nhà nước: Trong bối cảnh khủng hoảng, chỉ có nhà nước mới đủ năng lực nắm vai trò lãnh đạo, tập hợp các nguồn lực, điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nắm giữ các công cụ điều tiết tài chính tiền tệ, tiềm lực kinh tế và quan hệ tài chính với bên ngoài. Khi khủng hoảng xuất phát từ sự đổ vỡ của khu vực kinh tế tư nhân, với cung cách làm ăn chụp giật, thiếu kinh nghiệm, thì niềm tin rằng chỉ có nhà nước với nỗ lực đối phó với khủng hoảng, các chính sách trong nước và hợp tác quốc tế, năng lực tài chính và các gói kích cầu xuất phát từ chính phủ mới có thể đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.

Làm tăng tiếng nói của giới nghiên cứu-kinh tế: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mang đến nhiều cơ hội: Một là, làm tăng vai trò của việc nghiên cứu, và vai trò của giới kinh tế, doanh nhân trong việc hoạch định chính sách, trong khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế chưa lâu, chưa có kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng. Hai là, làm bộc lộ những yếu kém của giới kinh doanh trong nước, làm tăng động lực cải cách, đồng thời cũng làm tăng nhận thức về vị thế và tiếng nói của họ trong hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và đời sống đất nước. Kết quả là họ được nhìn nhận như là lực lượng chủ chốt trong phục hồi kinh tế.

Điều chỉnh chính sách đối ngoại: Cuộc khủng hoảng sẽ mang lại những thay đổi to lớn trong môi trường quốc tế cả về kinh tế lẫn chính trị. Vì thế Việt Nam phải có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại để có đối sách phù hợp với sự điều chỉnh của các nước, theo các chiều hướng như sau:

Một là: tăng cường quan hệ với các nước Phương Tây, là đối tác quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng; và có tiếng nói quyết định trong các thể chế kinh tế quôc tế, nên sẽ giúp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tiếp cận sự trợ giúp tài chính từ các thể chế này. Mặt khác các nước này là những cường quốc quan trọng của thế giới, có thể giúp ta giảm bớt áp lực từ bên ngoài về các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Trong khi Trung Quốc đang gia tăng áp lực với ta, và quan hệ hai

bên không được tốt và có nhiều tranh chấp thì việc tăng cường quan hệ với Phương Tây giúp cho ta bớt đi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Hai là: cuộc khủng hoảng là cơ hội cho Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, là chủ trương giúp Việt Nam phát triển kinh tế và duy trì môi trường an ninh và ổn định trong khu vưc. Gồm bốn vòng tròn quan hệ khu vực ( bao gồm Đông Nam Á với ASEAN, Đông Á với ASEAN+3, Đông Á mở rộng với Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) và Châu Á-Thái Bình Dương với APEC. Đa dạng hóa, đa phương hóa như thế sẽ giúp ta kiềm chế tranh chấp của các thể chế khu vực, hợp tác ổn định có lợi cho Việt Nam. Hạn chế được sự o ép, can thiệp và áp lực của các nước lớn đối với Việt Nam.

Ba là: Sau khủng hoảng, tính độc lập và sự chủ động của các nhóm, các giới phi nhà nước sẽ là động lực thúc đẩy vai trò ngoại giao kênh II, hổ trợ và phối hợp bên cạnh ngoại giao kênh I của nhà nước, trong việc thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại của đất nước. Làm tăng tính mở và tính hướng ngoại của xã hội Việt Nam. Góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp xã hội trong nước, mở rộng giao lưu ra quốc tế. Thúc đẩy hội nhập kinh tế từ dưới lên. Đây cũng là một tác động chính trị của cuộc khủng hoảng đối với Việt Nam. Khi các nhóm, các giới này có quan hệ riêng của họ và có sự ủng hộ từ bên ngoài, thì xu hướng này sẽ tạo thêm nhiều luồng tác động từ bên ngoài vào.

Có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bên cạnh những hệ luỵ mà nó mang lại còn là cơ hội, và là tác nhân thúc đẩy những biến đổi về chính trị sau thời kỳ đổi mới tới nay, làm thay đổi một cách cơ bản vai trò kiểm soát chính sách đối ngoại của nhà nước; với truyền thống quan hệ đối ngoại đóng cửa, tri thức quốc tế và kinh nghiệm còn hạn chế, từ đó làm thay đổi bộ mặt đất nước, nâng cao vai trò và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt khi xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới [21, tr. 95-106] .

Trong cuộc hội thảo do Trường Doanh nhân (PACE) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tập đoàn truyền thông Financial Times, với khoảng 700 đại biểu Việt Nam và quốc tế gồm các học giả, nhà ngoại giao, các nhà lãnh

đạo doanh nghiệp, quan chức chính phủ, v.v. diễn ra ngày 21/5/2009 tại TPHCM. Đề tài “Tìm kiếm cơ hội và giải pháp trong khó khăn và khủng hoảng” trong báo cáo của mình, Gíao Sư Paul Krugman (GS đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008) khẳng định: Nguồn gốc cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay bắt nguồn từ việc quả bong bóng tài chính bất động sản nổ tung ở Mỹ. Về tương lai, khủng hoảng kinh tế kéo theo sản lượng công nghiệp giảm mạnh, tình trạng mất việc làm tăng nhanh. Đến nay sự suy giảm kinh tế và mất việc làm vẫn còn xấu nhưng tốc độ rơi tự do đã chậm lại hy vọng đã đến đáy. Trong tương lai gần khủng hoảng vẫn nằm sâu dưới đáy chưa ngóc đầu lên trong một thời gian nhưng sẽ khôi phục dần ở tương lai trung hạn, và vai trò của một nhà nước khi can thiệp vào cơ chế thị trường là vai trò có trách nhiệm để duy trì sự ổn định và việc làm cho người lao động, và đó là sự can thiệp cần thiết [42]. Là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới, ngày nay kinh tế nước ta đã hội nhập khá sâu với nền kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng toàn cầu đã có những tác động sâu xa, mạnh mẽ đối với Việt Nam. Ðánh giá về tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đối với Việt Nam, nhiều ý kiến trong nước và nước ngoài cho rằng tác động đối với Việt Nam không nặng nề vì nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ bé, chưa hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, và chính phủ đã kịp thời có những giải pháp chống lạm phát, chống suy giảm kinh tế... Các giải pháp này đang phát huy tác dụng. Ðiều quan trọng là chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ cuộc khủng hoảng lần này cho chính chúng ta, xây dựng được các quan điểm và giải pháp cho mô hình phát triển của nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với Việt Nam là to lớn và khá rộng, ảnh hưởng trước hết đến xuất khẩu, thương mại, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển chính thức (ODA), vấn đề thất nghiệp... Chính phủ đã kịp thời có những giải pháp chống lạm phát, chống suy giảm kinh tế... và các giải pháp này đang phát huy tác dụng.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

3.1. Một số giải pháp của chính phủ Việt Nam

Đứng trước quy mô và tốc độ đổ bộ mau lẹ của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, đứng trước khả năng tác động mang sức tàn phá lớn của cơn bão lên nền kinh tế, Chính phủ đã đưa ra gói kích cầu/gói kích thích kinh tế vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Gói kích cầu là biểu tượng của nỗ lực chống suy giảm nền kinh tế của Chính phủ. Bên cạnh đó, nhiều chính sách khác cũng được triển khai và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 46)