Hợp tác quốc tế của Việt Nam nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 64)

Cuộc khủng hoảng đã cho thấy mức độ phức tạp của toàn cầu hoá, và mức độ kết nối của các nền kinh tế trên thế giới. Nó phản ánh sự bất cân đối của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, đó là thâm hụt và thặng dư tài khoản vãng lai lớn. Một vài quốc gia được cho là chịu ảnh hưởng trầm trọng nhất còn rất lâu mới có thể vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính vốn dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế, thậm chí mức tăng trưởng của những nước này còn suy giảm hơn Mỹ rất nhiều. Điều này cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa các nền kinh tế với nhau.

Trong tuyên bố chung về cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 7 (ASEM-7) tổ chức tại Bắc kinh (Trung Quốc) và cuộc họp toàn cầu vào tháng 11/2008 tại London. Các nhà lãnh đạo đi sâu về tình hình

kinh tế - tài chính quốc tế, xu thế phát triển của nó. Đặc biệt là về cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng toàn cầu, những thách thức nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Á - Âu.

Tuyên bố cho rằng, chính phủ các nước nên áp dụng những biện pháp hữu hiệu, có tầm nhìn, kiên định, quyết đoán, và kịp thời để ứng phó với những thách thức từ cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục tăng cường hợp tác, vận dụng tổng hợp các phương pháp ứng phó, khôi phục niềm tin đối với thị trường nhằm ổn định thị trường tiền tệ toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cần thể hiện vai trò then chốt trong việc giúp đỡ các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng. Hội nghị ASEM-7 cũng cho rằng, muốn giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính hiện

chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, có trách nhiệm, tăng cường các biện pháp giám sát minh bạch, rõ ràng, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế xử lý khủng hoảng, bảo đảm phát triển ổn định kinh tế tài chính của từng nước. Kể cả việc sẽ áp dụng biện pháp cấn thiết và kịp thời để giữ vững sự ổn định của hệ thống tài chính. Cam kết thực hiện việc cải cách hiệu quả các hệ thống tiền tệ quốc tế. IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác cần phát huy vai trò trách nhiệm của mình, giúp ổn định tình hình tài chính quốc tế.

Các nhà lãnh đạo đồng ý tận dụng đầy đủ các cơ chế hợp tác khu vực như hội nghị thượng đỉnh Á - Âu để trao đổi thông tin, giao lưu chính sách và hợp tác chặt chẽ trong việc giám sát quản lý vấn đề tài chính; ngăn chặn và ứng phó hiệu quả với những rủi ro; đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế liên tục và bền vững (http://www.tin 247.com).

Cuộc khủng hoảng đã cho thấy mức độ phức tạp của toàn cầu hoá, và mức độ kết nối của các nền kinh tế trên thế giới. Nó phản ánh sự bất cân đối của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, đó là thâm hụt và thặng dư tài khoản vãng lai lớn. Một vài quốc gia được cho là chịu ảnh hưởng trầm trọng nhất còn rất lâu mới có thể vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính vốn dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế, thậm chí mức tăng trưởng của những nước này còn suy giảm hơn Mỹ rất nhiều. Điều này cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa các nền kinh tế với nhau.

Các nhà lãnh đạo thế giới đang thể hiện tinh thần sẵn sàng hợp tác hơn bao giờ hết nhằm vượt qua khủng hoảng. Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London minh chứng rõ nét cho tinh thần đồng thuận và một giải pháp đa phương. Cam kết không chỉ giải quyết các vấn đề hiện tại và củng cố tính bền vững về tài chính, mà còn hỗ trợ các nước đang phát triển, những nước dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Hội nghị cấp cao Á - Âu ASEM diễn ra tại Hà Nội cuối tháng 05/2009 là cơ hội tốt cho các nhà lãnh đạo để thảo luận. Chỉ có thể giải quyết cuộc suy thoái này bằng những biện pháp kết hợp toàn cầu.

Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20, ngày 02/04/2009, những cam kết sau: đã được đưa ra: Thực hiện những chương trình mở rộng tài chính quốc gia cũng như

cấp 1,1 nghìn tỉ USD như đã cam kết nhằm hỗ trợ thương mại toàn cầu và các thể chế tài chính quốc tế của chúng ta.

 Chống lại các biện pháp nhằm bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước không có lợi cho cạnh tranh toàn cầu. Giải pháp cho vấn đề này nằm ở việc thực thi thương mại tự do – chống bán phá giá.

 Xây dựng lòng tin bằng việc thắt chặt quy định và cải tổ hệ thống ngân hàng toàn cầu. Chúng ta cần một bộ máy quản lý tài chính hiệu quả nhất cho thị trường hiện nay, bộ máy đó phải có khả năng đối phó với các tình huống kịp thời, đáng tin cậy và hiệu quả. Điều này áp dụng cho mọi quốc gia thành viên trong ASEM bị ảnh hưởng bởi những cuộc bạo động vì tình trạng thiếu lương thực vào năm 2008, các nước đang phát triển lại bị tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ngày 2/4/2009 tại London (Anh) đã thông qua nhiều biện pháp hỗ trợ cho các nước thuộc diện "có thu nhập thấp" với tổng giá trị khoảng 50 tỷ USD. Gói chương trình này được thông qua tại hội nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra trong các ngày 25-26/4, sau đó là Ngân hàng phát triển châu Á (2-5/5) và châu Phi (13 - 14/5). Nhưng những thách thức đặt ra vẫn rất lớn.

Ngày 22/7/2008, Ngoại trưởng các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc(ASEAN+3) đã nhóm họp tại Singapore nhằm tìm kiếm giải pháp hiệu quả hơn đối với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, do vấn đề dầu mỏ và giá lương thực tăng cao. Đồng thời kêu gọi sự chia sẻ thông tin và cộng tác hơn nữa giữa các thành viên. Các bên cũng nhất trí về nổ lực nghiên cứu chung nhằm nâng cao sản lượng lương thực cũng như cung cấp nguồn tài nguyên năng lượng sạch (http://www.vn.media.vn).

Sự phối hợp toàn cầu chống khủng hoảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng kết quả vẫn cũng là hết sức khiêm tốn. Hầu hết các nền kinh tế chủ chốt đều có các gói kích thích kinh tế: Trung Quốc: 586 tỷ USD; Nhật:275 tỷ đôla (6,3% GDP); Đức: 81 tỷ đôla (1,2% GDP); Pháp:26 tỷ đôla (1,3% GDP); Anh: 30 tỷ đôla

(1,1% GDP); Nga: 250 tỷ đôla (19,4% GDP); Ấn Độ: 61 tỷ đôla (5,6% GDP),… . Trong số đó, Trung Quốc hiện trở thành tâm điểm quan trọng, chủ đề hình thành cơ chế G-2 Mỹ-Trung để thực hiện quản trị toàn cầu đang được nhiều học giả trên thế giới thảo luận. Bản thân Trung Quốc cũng đang tỏ ra tự tin với gói “kích cầu”của mình khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng gói cứu trợ nay sẽ giúp Trung Quốc tăng thêm được 2% GDP để có thể đạt tới 8% GDP vào năm 2009.

Mục đích của các gói cứu trợ là nhằm chặn đà suy thoái ở mỗi nước và hơn nữa góp phần chia xẻ “trách nhiệm toàn cầu” để đưa nền kinh tế thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng. Trên thực tế, các nhóm giải pháp cứu trợ khu vực tài chính - ngân hàng cũng như các chương trình kích thích kinh tế thông qua công cụ chính sách tín dụng cũng như chính sách tài khoá (tăng đầu tư công và giảm thuế) của các nền kinh tế lớn nhỏ nhìn chung chưa giúp “hãm phanh” cuộc khủng hoảng hiện nay và cũng chưa giúp khôi phục niềm tin của thị trường (giới đầu tư và người tiêu dùng2).

3.3. Kết quả của các giải pháp ngăn chặn khủng hoảng của Việt Nam

Tốc độ phản ứng và kết quả:

Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng, giữ ổn định nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội đều được thực hiện vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 ngay sau khi cơn bão khủng hoảng đổ bộ vào nền kinh tế. Điều này là khá khác so với phản ứng “lề mề” vào những năm 90. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra vào năm 1997 và cũng tác động tiêu cực lên nền kinh tế nhưng cho đến năm 1999 chính sách kích cầu mới được triển khai.

2

Hội thảo: “Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới - chính sách ứng phó của Việt Nam”. Hải Dương, ngày 09/4/2009, Ủy ban Kinh tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Star Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền chủ trì .

Cú sốc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997 đã cắt đứt chuỗi thành tích tăng trưởng cao các năm trước đó và đẩy nền kinh tế rơi vào suy giảm kinh tế. Năm 1999 Chính phủ triển khai gói kích cầu và sau này nó được đánh giá không mấy hiệu quả3

[ 14 ]. Mãi đến năm 2003 nền kinh tế mới chạm đáy và bắt đầu đi lên. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay dường như tác động mạnh hơn lên nền kinh tế song phản ứng chính sách rất nhanh chóng và đáy của cuộc khủng hoảng rơi ngay vào năm 2009 4

và đến năm 2010 nền kinh tế bắt đầu đi lên. Nhìn vào độ sâu 2 đáy của 2 cuộc khủng hoảng có thể thấy, mặc dù cuộc khủng hoảng hiện tại nguy hiểm hơn so với cuộc khủng hoảng năm 1997 nhưng đáy suy giảm kinh tế lại thấp hơn rất nhiều. Ở đây chỉ so sánh chính sách chống suy giảm kinh tế của Việt Nam và một số nước khác và giải thích tại sao một số nước lại có suy giảm ít nghiêm trọng hơn các nước khác, đồng thời cũng thực hiện phân tích cụ thể từng biện pháp của chính sách kích cầu trên nền tảng cả lý thuyết kinh tế và những bằng chứng thực nghiệm. Việc phân tích này đáng lẽ đòi hỏi chuỗi số liệu dài hơn, hệ thống hơn; tuy nhiên, một số phân tích và đánh giá ban đầu là rất cần thiết nhằm đúc rút ra những bài học có thể áp dụng được ngay.

Trong năm 2009, chính sách kích cầu của Chính phủ đã có tác động trực tiếp tới tiêu dùng và đầu tư. Đây là hai nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tiêu dùng. Năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả năm ước tính đạt 1197,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6%; nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng đạt 11% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng khá trong năm 2009 trong điều kiện nhu cầu tiêu dùng toàn thế giới sụt giảm có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

3

xem chi tiết việc triển khai chính sách kích cầu và hiệu quả của chúng trong bài đánh giá toàn diện của Lê Xuân Sang (2003).

Trước hết, nhân tố quan trọng đầu tiên có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tiêu dùng của người dân đó chính là chính sách kích cầu của Chính phủ. Với việc hỗ trợ tiền tết cho người nghèo, hỗ trợ tiền xây nhà cho nửa triệu hộ nghèo, hỗ trợ cán bộ công chức có thu nhập thấp, giảm thuế VAT,.. đã góp phần quan trọng thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Việc hỗ trợ nhóm hộ có mức thu nhập thấp có ý nghĩa quan trọng đối với tổng cầu bởi những người thu nhập thấp có xu hướng tiêu dùng biên lớn hơn nhóm hộ có thu nhập cao mặc dù giá trị tuyệt đối nhỏ hơn.

Bên cạnh chính sách kích cầu tiêu dùng trực tiếp, các chính sách hỗ trợ thuế và kết hợp với doanh nghiệp thực hiện các chương trình “người Việt dùng hàng Việt”, chương trình khuyến mại cuối năm cũng có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tiêu dùng trong nước từ đó thúc đẩy sản xuất và thoát khỏi khủng hoảng.

Một lý do khác cũng khá quan trọng không làm ảnh hưởng tới tiêu dùng trong nước đó là số đợt phát hành trái phiếu chính phủ5

thành công không cao. Việc phát hành trái phiếu chính phủ trong nước với khối lượng lớn cũng sẽ làm cho tiết kiệm quá mức đối với người tiêu dùng trong điều kiện suy thoái. Kết quả, cầu tiêu dùng của cá nhân giảm và sẽ làm nghiêm trọng thêm vấn đề suy thoái. Tuy nhiên, trường hợp này không xảy ra đối với Việt Nam do kết quả vay nợ của Chính phủ thông qua phát hành trái phiếu không lớn.

Bên cạnh đó, với thói quen “tiết kiệm dự phòng” của người dân Việt Nam, bằng vàng, đô la và những tài sản quý khác đặc biệt những hộ gia đình phía Bắc như một "quỹ phòng ngừa rủi ro" cho hộ gia đình, đã thay cho những hoạt động phòng ngừa rủi ro trên thị trường chính thức do thị trường phòng ngừa rủi ro còn vắng bóng hoặc còn yếu. Vì vậy, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, mặc dù việc làm giảm và nguồn thu nhập đi xuống, nhưng tiêu dùng vẫn tăng vì hộ gia đình còn khoản tiết kiệm dự phòng. Theo Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã huy động vốn bằng vàng với khối lượng khoảng 1-1,5 triệu lượng vàng miếng, tương đương 18.000 – 24.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức

5

Trong điều kiện suy thoái kinh tế, ngân sách Chính phủ của hầu hết quốc gia đều thiếu hụt do nguồn thu ngân sách hạn chế trong khi phải thực hiện các biện pháp kích thích nền kinh tế. Do đó, phát hành trái phiếu Chính phủ là một trong các biện pháp công cụ nhằm bù đắp khoản thâm hụt này.

dưới 5.000 tỷ đồng năm 2007. Còn theo thống kê của Công ty Vàng bạc đá quý SJC, kể từ khi ra đời thương hiệu vàng SJC vào năm 1988 đến năm 2009, đã có 11 triệu lượng vàng miếng được đưa ra thị trường. Điều đó chứng tỏ thói quen nắm giữ vàng có tính chất “phòng thân của người dân Việt Nam là rất cao [27, Info TV- 2010].

Đầu tư. Đầu tư tiếp tục tăng mạnh dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhằm khắc phục suy giảm kinh tế. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP. Trong đó, khu vực Nhà nước tăng mạnh nhất với mức tăng lên tới 40,5%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 5,8%. Nhìn vào tốc độ tăng đầu tư, chính sách kích thích của Chính phủ như cắt giảm thuế và hỗ trợ lãi suất và vốn vay giúp đầu tư trong nước có tốc độ tăng đầu tư vẫn tăng mạnh. Tuy nhiên, việc gia tăng mạnh của khu vực nhà nước sẽ đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng nó cũng sẽ là gánh nặng đối với các khoản nợ của Chính phủ. Mặt khác, hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước luôn thấp hơn khu vực ngoài quốc doanh và khu vực FDI sẽ là điều đáng quan ngại đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững. -10 -5 0 5 10 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 Detrended GDP

Đồ thị 16. Dao động GDP từ năm 1986 đến năm 2010 6

Nguồn: Tổng cục Thống kê

6

Số liệu năm 2009 và 2010 ước tính từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng 2 năm tương ứng là: 5.5% và 6.5%.

Cấu phần của gói và tác động:

Các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ nhằm vào cắt giảm thuế và hỗ trợ lãi suất; một phần khác tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở; và một phần nhỏ được cung cấp trực tiếp cho hộ gia đình (trong dịp Tết Kỷ Sửu). Nét chính gói kích cầu của các nước khác như sau. Trung Quốc: tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng (tương tự Việt Nam). Indonesia: giảm thuế cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, tăng chi tiêu chính phủ vào cơ sở hạ tầng, giảm thuế nhập khẩu (tương tự Việt Nam), trợ cấp dầu diesel và điện cho ngành công nghiệp; chỉ một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 64)