I. Định hướng phát triển của Chi nhánh
3. Định hướng phát triển của Chi nhánh năm 2001 và những biện pháp
thực hiện.
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không
ngừng tìm kiếm các phương cách nhằm nâng cao công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong khâu lưu thông, tìm kiếm lợi nhuận. Để tồn tại trên thương trường không thì chưa đủ, các doanh nghiệp phải nâng cao tiềm lực và thế lực trong kinh doanh, cho phép doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh hướng
khách hàng và bạn hàng tìm đến doanh nghiệp để mua hàng và thiết lập quan
hệ kinh tế lâu dài nhằm chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường. Tất cả
các kết quả trên phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm điều đó
chính là thị trường.
Đến năm 2001 Chi nhánh dự kiến và đặt ra kế hoạch kinh doanh như sau:
- Doanh thu đạt 20 tỷ VND
- Hệ thống mạng lưới đại lý sẽ có ở gần hết các tỉnh phía bắc.
Với những chỉ tiêu kế hoạch trên Chi nhánh đã đặt ra một số biện
pháp thực hiện như sau:
- Tăng cường khả năng tìm kiếm việc làm
- Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 mà Công ty đã được nhận chứng chỉ tháng 4 năm 1999.
- Rà soát lại lực lượng lao động từ cán bộ viên chức đến công nhân
nhằm sắp xếp, nâng cao hiệu quả quản lí, tránh chủ nghĩa bình quân trong thu nhập, có chế độ khuyến khích đối với người lao động trẻ có tay nghề có sức
khoẻ, có năng suất cao.
Kiên quyết sử lý đối với những người lao động ý thức tổ chức kỷ
luật kém, ỷ lại tập thể, thích bao cấp, thực hiện xoá hợp đồng lao động với
những công nhân mới tuyển theo hợp đồng thời vụ không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn lao động (tay nghề yếu ý thúc kém súc koẻ không đảm bảo ...)
- Công tác kỹ thuật: Cải tiến công tác quản lí chất lượng nói riêng, và quản lý nói chung để xứng đáng với tiêu chuẩn ISO. Đảm bảo những sai
hỏng phải được phát hiện ngay từ đầu về sản phẩm, công nhân..Thực hiện tiết
kiệm ngay từ khâu quản lý kỹ thuật .
- Công tác đào tạo: Có chính sách và kinh phí thoả đáng để đào tạo
lại đối với lực lượng lao động trực tiếp.Thực hiện giỏi một nghề biết nhiều
nghề. Khuyến khích CBCNV học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, sẽ
cấp học phí cho những người học đúng nghề mình làm, có những cố gắng trong lao động, đóng góp và phục vụ lâu dài trong Chi nhánh.
- Công tác tài chính: Tăng cường công tác quản lí tài chính, cập
nhật theo dõi thu chi hàng ngày.
- Thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ do Nhà nước ban hành,
đảm bảo các nghĩa vụ đối với Nhà nước như thuế VAT, các khoản nộp Ngân
sách khác.Thực hiện tiết kiệm các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí văn
để đảm bảo tính pháp lý trong quá trình thực hiện, tránh rủi ro trong kinh
doanh.
- Công tác thi đua: Trong năm sẽ tổ chức nhiều phong trào thi đua
kỷ niệm các ngày lễ lớn nhằm động viên tinh thần lao động sáng tạo của công
nhân viên chức.
- Ngoài ra Chi nhánh còn phải phát huy mọi tiềm năng nội lực, khắc
phục những khó khăn phấn đấu thực hiện toàn diện các chỉ tiêu kinh doanh có lãi . Không ngừng tăng cường công tác tiếp thị, củng cố hệ thống tiêu thụ sản
phẩm, tăng doanh thu để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trên cơ sở thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2000, xây dựng kế
hoạch kinh doanh năm 2001 và định hướng các năm tiếp theo, Chi nhánh
Công ty vật tư bảo vệ thực vật II (HN) xin kiến nghị với Công ty một số kiến
nghị sau:
+ Công ty nên giao thêm khối lượng sản phẩm bất kỳ lúc nào Chi nhánh cần tạo điều kiện cho Chi nhánh hoàn thành kế hoạch năm 2001.
+ Hỗ trợ cán bộ chuyên môn để hướng dẫn cho Chi nhánh đạt được
hiệu quả kinh tế cao.
Tóm lại: Qua các năm hoạt động thuận lợi có, khó khăn cũng có, nhưng với sự cố gắng của toàn thể CBCNV đặc biệt là sự nhất trí cao trong
lãnh đạo Chi nhánh về chủ trương, biện pháp và phương pháp hoạt động, hy
vọng rằng năm 2001 bằng sức vươn lên và biện pháp thực hiện đã đề ra, Chi
nhánh sẽ ngày một lớn mạnh và vươn lên trong cơ chế thị trường đầy những khó khăn .
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CHI NHÁNH CÔNG TY VẬT TƯ BẢO VỆ THỰC