Thực hiện chế độ ưu đãi về nhà ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện phú bình (thái nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 (Trang 52)

1.2.2.3 .Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe

1.2.2.4. Thực hiện chế độ ưu đãi về nhà ở

Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình. Mọi người ai sống cũng cần có nhà để ở “sống cái nhà, chết cái mồ”. Hiện nay nhiều gia đình có cơng với cách mạng đang phải sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát.

Chính sách ưu đãi về nhà ở là một trong những chính sách thiết thực nhất góp phần ổn định đời sống của đối tượng người có cơng. Đây là chính sách giúp cho các đối tượng có cơng “an cư lạc nghiệp” khi về với cuộc sống xã hội. Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi trong huyện đó là những NCCVCM mà hồn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn khơng có khả năng xây dựng nhà ở hoặc ở trong những căn nhà dột nát.

Với tình cảm và lịng biết ơn đối với NCCVCM đã hy sinh vì dân vì nước. Huyện Phú Bình đã huy động mọi tiềm lực của huyện để hỗ trợ cho các gia đình được hưởng chính sách giải quyết nhà ở. Chính sách ưu đãi về nhà ở là một bộ phận của chương trình xây dựng nhà tình nghĩa. Với phương châm Nhà nước, nhân dân và gia đình người có cơng cùng làm, chính sách về nhà ở đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong huyện góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống của người có cơng.

Ngày 21/8/2008,thực hiện quyết định số 147/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ gia đình chính sách có hồn cảnh khó khăn đang ở nhà tạm trên địa bàn tỉnh Thái Ngun, huyện Phú Bình đã ban hành cơng văn số 126/CV - UBND chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành thông báo, lập danh sách các đối tượng người có cơng trong diện hỗ trợ nhà ở để xem xét

thực hiện hỗ trợ. Việc làm nhà ở mới cho các hộ gia đình chính sách khó khăn được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, cộng đồng, anh em, dịng họ giúp đỡ ngày công lao động, vật liệu tại chỗ hoặc bằng tiền để các hộ gia đình chính sách chủ động tổ chức triển khai thực hiện có sự giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể của xã và thơn; UBND xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán, quyết toán tiền hỗ trợ theo quy định.

Đối tượng áp dụng theo quy định đó là hộ gia đình chính sách có hồn cảnh khó khăn đang ở nhà tạm, bao gồm: Thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có cơng giúp đỡ cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Quy định chung điều kiện hỗ trợ của các đối tượng người có cơng như sau:

- Có đất ở ổn định khơng tranh chấp, khơng thuộc diện phải di chuyển, là hộ chưa được hỗ trợ để làm nhà ở mới.

- Đang ở nhà tạm; nhà tạm được hỗ trợ theo Đề án này là nhà đang ở có kết cấu đơn giản, vật liệu thô sơ đã hư hỏng, bị dột khi có mưa và có nguy cơ bị đổ khi có thiên tai.

Theo điều kiện và tiêu chuẩn như trên huyện Phú Bình đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành tổ chức kiếm tra các đối tượng người có cơng khó khăn về nhà ở. Thống kê, phân loại thực trạng nhà ở, hoàn cảnh kinh tế của từng người để có thứ tự đề xuất giải quyết chế độ và có hình thức hỗ trợ phù hợp, lập danh sách các đối tượng đủ điều kiện gửi lên huyện để tiến hành kiểm tra xác minh hồ sơ. Những hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được gửi lên tỉnh để xin quyết định xây dựng. Nguồn kinh phí hỗ trợ bao gồm nguồn ngân sách của tỉnh, ngân sách của huyện, quỹ đền ơn đáp nghĩa của huyện, hỗ trợ của chính quyền xã nơi cư trú và sự nỗ lực của bản thân người có cơng. Phương án hỗ trợ nhà ở được thực hiện trên nguyên tắc cân đối giữa nguồn hỗ trợ của cấp

trên, phù hợp với điều kiện kinh tế và quỹ đất vốn có của địa phương.

Đối tượng tặng nhà tình nghĩa là người có cơng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn khơng thể tự tạo dựng được nhà ở hoặc bị thiên tai phá hủy. Nhà tình nghĩa được xây dựng có kết cấu tường gạch, có trát vơi, lợp proximăng, 3 gian rộng 25m². Mỗi căn nhà trị giá 30 triệu đồng.

Đối tượng thuộc diện hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nhà ở theo quyết định là đối tượng người có cơng đã có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng nhà quá dột nát, chật chội như nhà tranh vách đất hoặc nhà ngói tạm xung quanh be manh tre, tấm cót…khơng đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đối tượng khơng tự khắc phục được hoặc khơng có khả năng xây dựng mới thì được hỗ trợ kinh phí để cải tạo sửa chữa. Nguyên tắc hỗ trợ căn cứ vào công lao và hồn cảnh cụ thể của từng đối tượng. Khơng hỗ trợ theo nguyên tắc bình quân hoặc đồng loạt cho các đối tượng. Trong trường hợp một người thuộc diện được hưởng nhiều ưu đãi được xét ưu đãi cải tạo nhà ở thì căn cứ vào ưu đãi cao nhất mà người đó được hưởng để xét hỗ trợ. Nếu trong trường hợp một gia đình có nhiều đối tượng người có cơng được xét ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì được cộng chế độ ưu đãi của từng thành viên thành chế độ ưu đãi của cả hộ, mức hỗ trợ tối đa là mức hỗ trợ cao nhất. Quy định cho các đối tượng thuộc diện cải tạo, sửa chữa nhà ở cụ thể như sau:

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên, thân nhân đang hưởng tuất nuỗi dưỡng hàng tháng được xét hỗ trợ 80% để xây dựng một nhà tình nghĩa theo mức giá hiện hành tại địa phương.

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm lao động do thương tật từ 61 – 80%, được xét hỗ trợ 40% để xây

dựng một nhà tình nghĩa theo mức giá hiện hành tại địa phương.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm lao động do thương tật từ 41 – 60%, được xét hỗ trợ 30% để xây dựng một nhà tình nghĩa theo mức giá hiện hành tại địa phương.

-Thân nhân liệt sỹ: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con, người có cơng ni dưỡng liệt sỹ khi cịn nhỏ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm lao động do thương tật từ 21 – 40%, người có cơng nuôi dưỡng cách mạng được nhà nước phong tặng được xét hỗ trợ 20% để xây dựng một nhà tình nghĩa theo mức giá hiện hành tại địa phương.

Căn cứ vào nguồn hỗ trợ của tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ 20 triệu đồng/ hộ xây mới; 15 triệu đồng/ hộ sửa chữa, cải tạo nhà ở. Huyện Phú Bình đã huy động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa cùng với tỉnh Thái Nguyên tổ chức tặng nhà, cải tạo, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng NCCVCM. Qũy đền ơn đáp nghĩa của huyện đã hỗ trợ 5 triệu đồng/ hộ xây mới và 2,5 triệu đồng/hộ sửa chữa, cải tạo nhà. [46]

Trong điều kiện kinh tế của huyện còn nghèo, việc thực hiện xóa nhà tạm cho các đối tượng người có cơng ở huyện Phú Bình là một chính sách thiết thực giúp cho các đối tượng thương binh, liệt sỹ người có cơng an cư lạc nghiệp không phải sống trong căn nhà tạm, nhà dột, khơng cịn lo lắng khi mùa mưa bão đến. Tạo nên sự phấn khởi, vui tươi giúp cho các đối tượng người có cơng n tâm tập trung phát triển kinh tế để đảm bảo cuộc sống gia đình.

Chế độ ưu đãi nhà ở đã được thực hiện nghiêm minh và thu được những kết quả quan trọng trong quá trình thực hiện. Hỗ trợ kịp thời xây mới, sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình NCCVCM là việc làm mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với những người đã hy sinh

cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Huyện Phú Bình đã kịp thời chỉ đạo, giám sát chặt chẽ trong triển khai thực hiện tiến độ thi công. Đây là niềm động viên tình thần to lớn, tạo điều kiện cho người dân có nơi ở ổn định, từ đó tạo tiền đề cho họ vươn lên trong cuộc sống. Năm 2009 huyện đã tổ chức xây mới 65 căn nhà và sửa chữa cho 129 căn nhà với tổng số tiền là 4,5 tỷ đồng [46]. Chế độ ưu đãi nhà ở góp phần thiết thực trong việc giải quyết nhu cầu về chỗ ở ổn định cho người có cơng, giúp họ n tâm làm ăn, phát triển kinh tế nâng cao đời sống của gia đình. Tồn huyện phấn đấu thực hiện xóa bỏ nhà dột nát và nhà tạm bợ trên trong huyện. Nhiều hộ được hỗ trợ nhà ở đã phấn khởi yên tâm lao động sản xuất.

* * *

Phú Bình là huyện trung du miền núi với những điều kiện kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển. Đây chính là nhân tố nền tảng giúp cho việc thực hiện có hiệu chính sách ưu đãi người có cơng. Đồng thời truyền thống lịch sử - văn hóa của địa phương cũng là nhân tố quan trọng trong việc vận động đông đảo nhân dân tham gia v các phong trào tình nghĩa. Tạo nên một sức mạnh tổng hợp giữa Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng.

Với đặc điểm độc đáo của huyện Phú Bình là một địa phương có số lượng người có cơng cao nhất của tỉnh Thái Nguyên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình cơng tác thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng trên ba lĩnh vực chủ yếu là chế độ trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, chế độ ưu đãi nhà ở đã từng bước thực thi và đạt được những kết quả nhất định. Người có cơng ở huyện Phú Bình có những đặc điểm riêng biệt, có nhiều khó khăn hạn chế về sức khỏe, cơng việc, kinh tế, điều kiện sinh hoạt … nên vấn đề thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM trên địa bàn huyện Phú

Bình là vấn đề hết sức cần thiết đối với họ.

Từ năm 2006 đến năm 2010 cơng tác thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận trên ba lĩnh vực chính gồm chế độ ưu đãi về trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, chế độ ưu đãi về nhà ở. Có được những kết quả như trên Đảng bộ huyện Phú Bình quán triệt quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Từng bước đề ra kế hoạch thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của người dân trong huyện nên đã nhận được sự đồng thuận của đại bộ phận người dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục: Công tác tuyên truyền vận động tồn dân tham gia các phong trào tình nghĩa trên địa bàn huyện còn hạn chế, nguồn vốn thu được cịn ít phân lớn phụ thuộc vào ngân sách Trung ương nên hay bị động. Một số hiện tượng thiếu cơng bằng, minh bạch trong q trình thực hiện chưa được phát hiện và xử lý kịp thời…Điều đó làm hạn chế hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương. Trước thực trạng ấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, Đảng bộ huyện Phú Bình đề ra những chủ trương mới trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM.

Chƣơng 2

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CĨ CƠNG VỚI CÁCH MẠNG

TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014

2.1 Yêu cầu mới và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Phú Bình

2.1.1 Yêu cầu mới

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mọi chính sách và sự biến động về an ninh - chính trị, kinh tế, xã hội ở mỗi nước, mỗi khu vực và trên thế giới đều có những tác động sâu sắc mang tính tồn cầu đến từng quốc gia, vùng, miền, địa phương, đến từng cộng đồng dân cư, từng gia đình, thậm chí đến mỗi con người và ngược lại. Vì vậy, vấn đề an sinh xã hội nói chung, đặc biệt ưu đãi, chăm sóc người có cơng để khơng ngừng nâng cao mức sống của họ nói riêng, có ý nghĩa và tác động khơng chỉ trong phạm vi quốc gia mà cịn bị tác động khơng nhỏ bởi sự ảnh hưởng có tính quốc tế.

Từ năm 2010, Việt Nam đứng trước khó khăn lạm phát, nền kinh tế có nhiều biến động. Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng, Chính phủ đã đề ra một số các chính sách, giải pháp bước đầu ổn định nền kinh tế vĩ mô, phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế; tăng tiềm lực và quy mô nền kinh tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội; bảo đảm u cầu quốc phịng, an ninh; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có bảo đảm mức sống cho người có cơng và thân nhân của họ.

Trước những biến động của tình hình mới, yêu cầu đặt ra đối với công tác thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM là cần hồn chỉnh hệ thống chính sách và đổi mới về phương hướng chỉ đạo thực hiện để ổn định đời sống cho các đối tượng người có cơng, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Với mục tiêu chăm lo tốt hơn đối với những NCCVCM trên cơ sở

Cơng tác chăm sóc người có cơng, bảo đảm an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách trong phát triển bền vững địi hỏi cần phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện giải pháp. Các chính sách về trợ cấp, đãi ngộ cho người có cơng cần được điều chỉnh và từng bước nâng cao. Tiếp tục đầu tư, xây dựng các cơ sở điều dưỡng nhằm phục vụ tốt về chăm sóc sức khỏe cho người có cơng. Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có cơng tiếp tục triển khai và hoàn thành trong thời gian tới.

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2006 - 2010, Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra những chủ trương, chính sách ưu đãi cho các đối tượng người có cơng với cách mạng tạo thành một hệ thống pháp luật ngày càng hồn thiện và có nhiều đổi mới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (01/2011) của Đảng trong mục tiêu thực hiện có hiệu quả cơng bằng tiến bộ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và trong từng chính sách phát triển đã nhấn mạnh: “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt

hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có cơng. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách NCCVCM, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có cơng tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.” [17]

Thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực đất nước. Trong q trình thực hiện các chính sách NCCVCM, Nhà nước giữa vai trò chủ đạo đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp tham gia. Phong trào toàn dân chăm sóc NCCVCM trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa cần được khuyến khích đẩy mạnh. Quán triệt quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện phú bình (thái nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)