1.2.2.3 .Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe
2.2 Qúa trình chỉ đạo thực hiện
2.2.3 Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe
Các đối tượng NCCVCM thường là những người giảm sút khả năng lao
động do nhiều nguyên nhân như di chứng thương tật, bị nhiễm chất độc hóa học, hoặc do tuổi cao. Do vậy, sức khỏe họ thường xuyên bị giảm sút. Chăm sóc sức khỏe cho NCCVCM là một việc làm thiết thực thể hiện tính nhân văn sâu sắc nhằm đảm bảo sức khỏe và giúp đỡ họ phục hồi thể trạng của những di chứng sau chiến tranh. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách cho đối tượng NCCVCM. Chế độ chăm sóc sức khỏe cho người có cơng được hưởng bao gồm chế độ bảo hiểm y tế và chế độ điều dưỡng.
Chế độ bảo hiểm y tế: Các đối tượng là người có cơng và thân nhân của họ
Người có cơng với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng; Người có cơng với cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp một lần.Trường hợp này phải kèm thêm bản sao Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến; Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng; Thân nhân không thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng của Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động 61% trở lên; Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Chế độ điều dưỡng là một chế độ rất tốt và thu được hiệu quả, kịp thời
góp phần nâng cao sức khỏe cho người có cơng. Theo đó đối tượng NCCVCM được hưởng chế độ điều dưỡng như sau:
Đối tượng được hưởng điều dưỡng một năm một lần đối với: Cán bộ lão thành cách mạng (người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945); Cán bộ tiền khởi nghĩa (người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945); bà mẹ việt nam anh hùng; thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh có tỷ lệ suy giảm lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang sống tại gia đình; người có cơng giúp đỡ cách mạng được nhà nước tặng kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi cơng” hoặc “bằng có cơng với nước”; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần đối với: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có cơng ni dưỡng liệt sĩ; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến; người có cơng giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến; thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm lao động do thương tật dưới 81%.
Người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 81%; người hoạt động cách mạng bị bắt bị tù, đày.
Chế độ điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng + Thời gian điều dưỡng tối đa là 10 ngày
+ Mức chi điều dưỡng: 800.000 đồng/người/lần.
+ Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.
+ Trường hợp đối tượng đi điều dưỡng nếu không ở hết thời gian của đợt điều dưỡng sẽ được thanh tốn lại tiền. Số kinh phí do Sở LĐTBXH chi hàng năm. Chế độ điều dưỡng tại gia đình với mức chi 600.000 đồng/ người/ lượt.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BHYT ban hành ngày 21/11/2006; Huyện Phú Bình căn cứ vào quyết định số 06/QĐ- LĐTBXH của tỉnh Thái Nguyên ban hành ngày 17/12/2006 về việc chăm sóc sức khỏe người có cơng, chỉ đạo cho phịng LĐTBXH huyện Phú Bình quản lý
đã thực hiện điều dưỡng tại nhà cho 527 người với tổng số tiền là 421,600,000 đồng. [43]
BẢNG TỔNG HỢP DANH SÁCH ĐIỀU DƢỠNG NGƢỜI CĨ CƠNG HUYỆN PHÚ BÌNH NĂM 2006
(Số tiền 800.000 đồng/ người/ lần) STT Xã Số ngƣời Tổng số tiền 1 Úc Kỳ 23 18.400.000 2 Hà Châu 39 31.200.000 3 Bảo Lý 26 20.800.000 4 Lương Phú 15 12.000.000 5 Bàn Đạt 8 6.400.000
6 Nga My 41 32.800.000 7 Đồng Liên 19 15.200.000 8 Hương Sơn 20 16.000.000 9 Tân Thành 24 19.200.000 10 Thanh Ninh 10 8.000.000 11 Kha Sơn 22 17.600.000 12 Nhã Lộng 33 26.400.000 13 Tân Kim 30 24.000.000 14 Tân Khánh 28 22.400.000 15 Tân Hòa 39 31.200.000 16 Dương Thành 16 12.800.000 17 Thượng Đình 26 20.800.000 18 Điềm Thụy 35 28.000.000 19 Tân Đức 34 27.200.000 20 Xuân Phương 15 12.000.000 21 Đào Xá 23 18.400.000 22 Tổng số: 21 xã 527 412.600.000
(Số liệu Thống kê Phịng LĐTBXH huyện Phú Bình năm 2006)
Từ năm 2006 đến năm 2010 cơng tác chăm sóc sức khỏe cho đối tượng NCCVCM được thực hiện thường xuyên. Hàng năm các đối tượng chính sách đều được đi điều dưỡng ở các cơ sở y tế trong đó có 572 người được đi điều dưỡng tại bệnh viện huyện Phú Bình và các cơ sở điều dưỡng, 1130 người được hỗ trợ điều dưỡng tại nhà. [43]
Việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện đúng với các đối tượng. Tạo điều kiện cho các đối tượng được thực hiện khám chữa bệnh kịp thời. 100% số lượng đối tượng người có cơng được tham gia bảo hiểm y tế. Hàng
Đảm bảo cho họ có độ chăm sóc tốt tại cơ sở điều dưỡng và nghiêm túc trong q trình điều dưỡng tại nhà. Chế độ chăm sóc sức khỏe tạo được tâm lý vui tươi, phấn khởi, an tâm trong quá trình điều trị, điều dưỡng. Việc thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe là vấn đề cần thiết, hỗ trợ cho đối tượng NCCVCM được sống vui, sống khỏe với gia đình.
1.2.2.4. Thực hiện chế độ ưu đãi về nhà ở
Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình. Mọi người ai sống cũng cần có nhà để ở “sống cái nhà, chết cái mồ”. Hiện nay nhiều gia đình có cơng với cách mạng đang phải sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát.
Chính sách ưu đãi về nhà ở là một trong những chính sách thiết thực nhất góp phần ổn định đời sống của đối tượng người có cơng. Đây là chính sách giúp cho các đối tượng có cơng “an cư lạc nghiệp” khi về với cuộc sống xã hội. Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi trong huyện đó là những NCCVCM mà hồn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn khơng có khả năng xây dựng nhà ở hoặc ở trong những căn nhà dột nát.
Với tình cảm và lịng biết ơn đối với NCCVCM đã hy sinh vì dân vì nước. Huyện Phú Bình đã huy động mọi tiềm lực của huyện để hỗ trợ cho các gia đình được hưởng chính sách giải quyết nhà ở. Chính sách ưu đãi về nhà ở là một bộ phận của chương trình xây dựng nhà tình nghĩa. Với phương châm Nhà nước, nhân dân và gia đình người có cơng cùng làm, chính sách về nhà ở đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong huyện góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống của người có cơng.
Ngày 21/8/2008,thực hiện quyết định số 147/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ gia đình chính sách có hồn cảnh khó khăn đang ở nhà tạm trên địa bàn tỉnh Thái Ngun, huyện Phú Bình đã ban hành cơng văn số 126/CV - UBND chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành thông báo, lập danh sách các đối tượng người có cơng trong diện hỗ trợ nhà ở để xem xét
thực hiện hỗ trợ. Việc làm nhà ở mới cho các hộ gia đình chính sách khó khăn được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, cộng đồng, anh em, dịng họ giúp đỡ ngày công lao động, vật liệu tại chỗ hoặc bằng tiền để các hộ gia đình chính sách chủ động tổ chức triển khai thực hiện có sự giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể của xã và thơn; UBND xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán, quyết toán tiền hỗ trợ theo quy định.
Đối tượng áp dụng theo quy định đó là hộ gia đình chính sách có hồn cảnh khó khăn đang ở nhà tạm, bao gồm: Thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có cơng giúp đỡ cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Quy định chung điều kiện hỗ trợ của các đối tượng người có cơng như sau:
- Có đất ở ổn định khơng tranh chấp, khơng thuộc diện phải di chuyển, là hộ chưa được hỗ trợ để làm nhà ở mới.
- Đang ở nhà tạm; nhà tạm được hỗ trợ theo Đề án này là nhà đang ở có kết cấu đơn giản, vật liệu thô sơ đã hư hỏng, bị dột khi có mưa và có nguy cơ bị đổ khi có thiên tai.
Theo điều kiện và tiêu chuẩn như trên huyện Phú Bình đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành tổ chức kiếm tra các đối tượng người có cơng khó khăn về nhà ở. Thống kê, phân loại thực trạng nhà ở, hoàn cảnh kinh tế của từng người để có thứ tự đề xuất giải quyết chế độ và có hình thức hỗ trợ phù hợp, lập danh sách các đối tượng đủ điều kiện gửi lên huyện để tiến hành kiểm tra xác minh hồ sơ. Những hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được gửi lên tỉnh để xin quyết định xây dựng. Nguồn kinh phí hỗ trợ bao gồm nguồn ngân sách của tỉnh, ngân sách của huyện, quỹ đền ơn đáp nghĩa của huyện, hỗ trợ của chính quyền xã nơi cư trú và sự nỗ lực của bản thân người có cơng. Phương án hỗ trợ nhà ở được thực hiện trên nguyên tắc cân đối giữa nguồn hỗ trợ của cấp
trên, phù hợp với điều kiện kinh tế và quỹ đất vốn có của địa phương.
Đối tượng tặng nhà tình nghĩa là người có cơng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn khơng thể tự tạo dựng được nhà ở hoặc bị thiên tai phá hủy. Nhà tình nghĩa được xây dựng có kết cấu tường gạch, có trát vơi, lợp proximăng, 3 gian rộng 25m². Mỗi căn nhà trị giá 30 triệu đồng.
Đối tượng thuộc diện hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nhà ở theo quyết định là đối tượng người có cơng đã có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng nhà quá dột nát, chật chội như nhà tranh vách đất hoặc nhà ngói tạm xung quanh be manh tre, tấm cót…khơng đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đối tượng khơng tự khắc phục được hoặc khơng có khả năng xây dựng mới thì được hỗ trợ kinh phí để cải tạo sửa chữa. Nguyên tắc hỗ trợ căn cứ vào công lao và hồn cảnh cụ thể của từng đối tượng. Khơng hỗ trợ theo nguyên tắc bình quân hoặc đồng loạt cho các đối tượng. Trong trường hợp một người thuộc diện được hưởng nhiều ưu đãi được xét ưu đãi cải tạo nhà ở thì căn cứ vào ưu đãi cao nhất mà người đó được hưởng để xét hỗ trợ. Nếu trong trường hợp một gia đình có nhiều đối tượng người có cơng được xét ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì được cộng chế độ ưu đãi của từng thành viên thành chế độ ưu đãi của cả hộ, mức hỗ trợ tối đa là mức hỗ trợ cao nhất. Quy định cho các đối tượng thuộc diện cải tạo, sửa chữa nhà ở cụ thể như sau:
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên, thân nhân đang hưởng tuất nuỗi dưỡng hàng tháng được xét hỗ trợ 80% để xây dựng một nhà tình nghĩa theo mức giá hiện hành tại địa phương.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm lao động do thương tật từ 61 – 80%, được xét hỗ trợ 40% để xây
dựng một nhà tình nghĩa theo mức giá hiện hành tại địa phương.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm lao động do thương tật từ 41 – 60%, được xét hỗ trợ 30% để xây dựng một nhà tình nghĩa theo mức giá hiện hành tại địa phương.
-Thân nhân liệt sỹ: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con, người có cơng ni dưỡng liệt sỹ khi cịn nhỏ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm lao động do thương tật từ 21 – 40%, người có cơng ni dưỡng cách mạng được nhà nước phong tặng được xét hỗ trợ 20% để xây dựng một nhà tình nghĩa theo mức giá hiện hành tại địa phương.
Căn cứ vào nguồn hỗ trợ của tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ 20 triệu đồng/ hộ xây mới; 15 triệu đồng/ hộ sửa chữa, cải tạo nhà ở. Huyện Phú Bình đã huy động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa cùng với tỉnh Thái Nguyên tổ chức tặng nhà, cải tạo, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng NCCVCM. Qũy đền ơn đáp nghĩa của huyện đã hỗ trợ 5 triệu đồng/ hộ xây mới và 2,5 triệu đồng/hộ sửa chữa, cải tạo nhà. [46]
Trong điều kiện kinh tế của huyện còn nghèo, việc thực hiện xóa nhà tạm cho các đối tượng người có cơng ở huyện Phú Bình là một chính sách thiết thực giúp cho các đối tượng thương binh, liệt sỹ người có cơng an cư lạc nghiệp không phải sống trong căn nhà tạm, nhà dột, khơng cịn lo lắng khi mùa mưa bão đến. Tạo nên sự phấn khởi, vui tươi giúp cho các đối tượng người có cơng n tâm tập trung phát triển kinh tế để đảm bảo cuộc sống gia đình.
Chế độ ưu đãi nhà ở đã được thực hiện nghiêm minh và thu được những kết quả quan trọng trong quá trình thực hiện. Hỗ trợ kịp thời xây mới, sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình NCCVCM là việc làm mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với những người đã hy sinh
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Huyện Phú Bình đã kịp thời chỉ đạo, giám sát chặt chẽ trong triển khai thực hiện tiến độ thi công. Đây là niềm động viên tình thần to lớn, tạo điều kiện cho người dân có nơi ở ổn định, từ đó tạo tiền đề cho họ vươn lên trong cuộc sống. Năm 2009 huyện đã tổ chức xây mới 65 căn nhà và sửa chữa cho 129 căn nhà với tổng số tiền là 4,5 tỷ đồng [46]. Chế độ ưu đãi nhà ở góp phần thiết thực trong việc giải quyết nhu cầu về chỗ ở ổn định cho người có cơng, giúp họ n tâm làm ăn, phát triển kinh tế nâng cao đời sống của gia đình. Tồn huyện phấn đấu thực hiện xóa bỏ nhà dột nát và nhà tạm bợ trên trong huyện. Nhiều hộ được hỗ trợ nhà ở đã phấn khởi yên tâm lao động sản xuất.
* * *
Phú Bình là huyện trung du miền núi với những điều kiện kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển. Đây chính là nhân tố nền tảng giúp cho việc thực hiện có hiệu chính sách ưu đãi người có cơng. Đồng thời truyền thống lịch sử - văn hóa của địa phương cũng là nhân tố quan trọng trong việc vận động đông đảo nhân dân tham gia v các phong trào tình nghĩa. Tạo nên một sức mạnh tổng hợp giữa Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng.
Với đặc điểm độc đáo của huyện Phú Bình là một địa phương có số lượng người có cơng cao nhất của tỉnh Thái Nguyên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình cơng tác thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng trên ba lĩnh vực chủ yếu là chế độ trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi về chăm sóc