Thực hiện chế độ ưu đãi nhà ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện phú bình (thái nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 (Trang 82 - 90)

1.2.2.3 .Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe

2.2 Qúa trình chỉ đạo thực hiện

2.2.4 Thực hiện chế độ ưu đãi nhà ở

Hỗ trợ NCCVCM về nhà ở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tri ân đối với những người có cơng đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi cho người có cơng về nhà ở, ngày 26/04/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 22/2013/QĐ-TTg (gọi tắt là quyết định số 22) về hỗ trợ người có

cơng với cách mạng về nhà ở góp phần ổn định đời sống của đối tượng người có cơng. Đây là chính sách giúp cho các đối tượng có cơng “an cư lạc nghiệp”

khi về với cuộc sống xã hội. Nhà nước trực tiếp hỗ trợ gia đình NCCVCM để có nhà ở ổn định, an tồn và chắc chắn.

Để thực hiện tốt chế độ ưu đãi về nhà ở cho người có cơng trên địa bàn huyện. UBND huyện Phú Bình đã ban hành quyết định số 3905/QĐ-UBND huyện ngày 25/9/2013 về việc phê duyệt đề án triển khai thực hiện quyết định số 22/2013/QD-TTg ngày 26/04/2013 của thủ tướng chính phủ, hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở trên địa bàn huyện Phú Bình quyết định phê

duyệt đề án triển khai thực hiện quyết định số 22 chỉ đạo thực hiện, tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu của đề án đến hết năm 2014, phấn đấu 100% số hộ có cơng với cách mạng trong huyện được hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà ở, sau khi hoàn thành các hộ có nhà ổn định, an toàn, vững chắc bảo đảm “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).

Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi trong huyện đó là những NCCVCM đã được các cơ quan có thẩm quyền cơng nhận. Hộ đối tượng đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương, hồn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn khơng có khả năng xây dựng nhà ở hoặc ở trong những căn nhà dột nát. Các đối tượng áp dụng bao gồm 12 đối tượng theo Pháp lệnh số 04 (Pháp lệnh người có cơng sửa đổi năm 2012)

Nguyên tắc hỗ trợ nhà ở cho đối tượng người có cơng được xác định như sau:

Nhà nước trực tiếp hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình là đối tượng NCCVCM có nhà bị hư hỏng, dột nát phải phá đi xây dựng nhà ở mới hoặc nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung-tường và thay mới mái nhà. Điều kiện áp dụng cho tất cả các hộ đối tượng người có cơng kể cả những hộ đã được hỗ trợ theo chính sách khác trước đây mà nay nhà ở bị hư hỏng, dột nát. Mục đích của việc thực hiện chính sách để đảm bảo cho các đối tượng xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở hiện có, bảo đảm nâng cao điều kiện nhà ở của người có cơng.

Đối với trường hợp xây dựng nhà ở mới càn đảm bảo 3 tiêu chuẩn cứng (nền cứng, khung tường cứng, mái cứng) có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m². Nếu là hộ độc thân có thể xây dựng nhà ở với diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m² nhưng khơng thấp hơn 24m², có tuổi thọ 10 năm trở lên.

Đối với nhà ở thuộc diện sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà thì sau khi sửa chữa phải đảm bảo tiêu chuẩn 2 cứng (khung - tường cứng, mái cứng) có tuổi thọ từ 10 năm trở lên nhưng không yêu cầu phải theo đúng tiêu chuẩn về kích thước như đối với diện nhà ở xây mới.

Nhà ở của các hộ gia đình có cơng với cách mạng được hỗ trợ phải đảm bảo vệ sinh mơi trường, bao che kín đáo, tránh được những tác động xấu của khí hậu, thời tiết. Các hộ gia đình có thể sử dụng các mẫu thiết kế điển hình do Sở Xây dựng cấp hoặc tham khảo các mẫu nhà ở truyền thống, thông dụng tại địa phương để lựa chọn quy mơ và hình thức nhà ở phù hợp với hồn cảnh cụ thể của từng hộ.

Để chính sách ưu đãi về nhà ở được thực hiện có hiệu quả ở địa phương, Đảng bộ huyện Phú Bình đã triển khai và thực hiện đề án. Thành lập ban chỉ đạo, lập đề án triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có cơng trên địa bàn

huyện. Ban hành các quyết định, công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên ngành và UBND các xã, thị trấn phối hợp với các đoàn thể ở địa phương tiến hành rà soát, thống kê các các hộ gia đình có cơng với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ theo tiêu chí quy định, bảo đảm đúng quy trình. Chịu trách nhiệm trực tiếp và tồn diện trong việc rà sốt xác định hộ gia đình NCCVCM được hỗ trợ về nhà ở.

Các thơn, làng, tổ dân phố tổ chức tuyên truyền phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ NCCVCM về nhà ở theo quyết định số 22/2013/QĐ-Ttg tới tất cả các đối tượng người có cơng với cách mạng trên địa bàn thơn.Trưởng thơn có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng có đủ tiêu chuẩn điều kiện được hỗ trợ nhà ở làm đơn đề nghị đươc hỗ trỡ theo mẫu. Trưởng thơn có trách nhiệm tập hợp đơn của các đối tượng và lập danh sách gửi về UBND xã, thị trấn. UBND xã có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho NCCVCM của xã gồm đại diện chính quyền cấp xã, đại diện UBMTTQ xã, Hội Cựu chiến binh, tiến hành tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở. Sau khi tiến hành kiểm tra UBND cấp xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn về số lượng, mức vốn hỗ trợ dư kiến rồi gửi về UBND huyện.

UBND huyện căn cứ vào báo cáo của UBND xã, thị trấn sẽ chỉ đạo Phòng LĐTBXH chủ trì phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách các đối tượng người có cơng đang quản lý, phê duyệt danh sách đối tượng người có cơng trên địa bàn huyện báo cáo với UBND tỉnh để tiến hành triển khai thực hiện đề án.

Phịng LĐBXH huyện có trách nhiệm cơng bố cơng khai các đối tượng, tiêu chuẩn hỗ trợ, tổng hợp và phê duyệt danh sách NCCVCM được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn (gồm các hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng và sửa chữa, số tiền đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền đã huy động từ các

nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị trong quá trình thực hiện). Trên cơ sở đó lên dự tốn về tổng hợp kinh phí và phê duyệt như cầu kinh phí hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở trê địa bàn huyện từng năm, phân loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định sau dây: Hộ gia đình người có cơng mà nhà ở có nguy cơ sập đổ, khơng an tồn khi sử dụng; Hộ gia đình mà người có cơng cao tuổi; Hộ gia đình mà người có cơng là dân tộc thiểu số; Hộ gia đình nguời có cơng có hồn cảnh khó khăn; Hộ gia đình người có cơng thuộc vùng thường xun xẩy ra thiên tai…

Phương thức thực hiện: Các hộ gia đình sau khi nhận được khoản tiền tạm ứng kinh phí hỗ trợ theo quy định thì tự tổ chức xây dựng nhà ở. Trong trường hợp hộ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo đơn, khuyết tật,...) khơng có khả năng tự xây dựng nhà ở thì UBND xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình này. UBND xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở. Đồng thời phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như: MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, tận dụng cao nhất vật liệu có sẵn ở địa phương, huy động các nguồn lực từ cộng đồng, dòng họ anh em và hộ gia đình người có cơng, khai thác vật liệu tự có như cát, sỏi, gỗ để giám giá thành xây dựng.. Khi tiến hành hồn thành xong phần nền, móng, khung tường của ngôi nhà các hộ phải báo cáo với trưởng thôn. UBND cấp xã tiến hành lập biên bản xác nhận xây dựng nhà ở đã được hoàn thành theo giai đoạn và khi hoàn thành toàn bộ hạng mục cơng trình thì phải lập biên bản xác nhận hoàn thành nhà ở đưa vào sử dụng.

Theo báo cáo số 81/BC-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2013 của UBND huyện Phú Bình về tổng hợp số liệu người có cơng với cách mạng đề nghị hỗ trợ

nhà ở theo quyết định 22/2013/QĐ-TTg, đề án chia lộ trình thực hiện trong 2

đồng:

Năm 2013, tổng số đối tượng đề nghị hỗ trợ là 713 hộ với số vốn hỗ trợ 19.657.800.000 đồng trong đó: Số nhà đề nghị làm mới là: 265 nhà với tổng số tiền là 10.600.000.000 đồng ; Số nhà đề nghị sửa chữa là: 448 nhà với tổng số tiền là 8.960.000.000 đồng [78]

Năm 2014, tổng số đối tượng đề nghị hỗ trợ là 181 hộ với số vốn hỗ trợ là 6.291.300.000 đồng, trong đó: Số nhà đề nghị làm mới là: 132 nhà với tổng sô tiền là 5.280.000.000 đồng ; Số nhà đề nghị sửa chữa là: 49 nhà với tổng số tiền là 980.000.000 đồng [54]

Nguồn lực tài chính chi cho ưu đãi người có cơng từ ngân sách nhà nước là nguồn chi thường xuyên bảo đảm ổn định nhằm hỗ trợ người có cơng về nhà ở để các đối tượng có cuộc sống n ổn, khơng phải sống trong các căn nhà tạm bợ, dột nát như trước. Tuy nhiên, Phú Bình là huyện trung du miền núi, một số xã trong huyện như xã Tân Hịa, Tân Khánh, Đồng Liên, Bàn Đạt giao thơng không thuận tiện, việc đi lại, vận chuyển các nguyên vật liệu là rất khó khăn. Do vậy để dự án xây dựng nhà ở cho đối tượng người có cơng được hồn thành đúng tiến độ thì việc hỗ trợ chung tay góp sức của cả của cộng đồng là rất cần thiết. Huy động sự giúp đỡ hỗ trợ của người dân trong các làng xóm tham gia đóng góp ngày cơng xây dựng, vận chuyển cát, sỏi, gạch…phục vụ cho xây dựng.

Mặt khác, trong thời điểm giá cả nhiều mặt hàng cao như hiện nay nếu chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì việc thực thi đề án người có cơng khơng đảm bảo. Cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ bằng những việc làm thiết thực (hỗ trợ thêm tiền, hỗ trợ ngày cơng), góp phần nâng cao chất lượng các cơng trình. Căn cứ vào Quyết định UBND tỉnh và nguồn tiền được phân bổ, cấp ủy và chính quyền thị trấn và thôn đã vận động con, em

trong họ, nhân dân trong thơn xóm cùng chung tay giúp đỡ ngày cơng, nguyên vật liệu hoặc hỗ trợ thêm tiền… để căn nhà người có cơng được triển khai đúng tiến độ, xây dựng chắc chắn và khang trang hơn.

Việc triển khai chính sách hỗ trợ người có cơng về nhà ở đã được huyện ủy – UBND huyện Phú Bình triển khai thực hiện thực hiện bài bản, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành thống kê tình trạng nhà ở của các gia đình có cơng, thơng báo chính sách hỗ trợ người có cơng về nhà ở trên đài phát thanh thôn, xã, trong các cuộc họp chi bộ, thơn và đến tận từng gia đình có cơng; tổ chức việc bình xét, thẩm định, lập danh sách những hộ được hưởng chính sách hỗ trợ theo đúng quy định...

Chương trình hỗ trợ NCCVCM về nhà ở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện truyền thống tốt đẹp “đền ơn, đáp nghĩa” của dân tộc ta, tạo được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và của toàn xã hội. Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà cho người có cơng trong điều kiện nguồn vốn từ trung ương chuyển về chưa đủ, huyện Phú Bình sẽ chủ động nguồn kinh phí để tạm ứng cho đề án Hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở; trước mắt, tập trung tạm ứng vốn hỗ trợ cho những hộ xây nhà, phấn đấu đến giữa năm 2014, huyện Phú Bình sẽ hồn thành việc hỗ trợ người có cơng xây nhà. Huyện Phú Bình hỗ trợ thêm 6 triệu đồng/căn nhà xây mới và 3 triệu đồng/căn nhà sửa chữa; đồng thời phát động đa dạng hố các hình thức hỗ trợ bằng tiền, vật tư, nguyên liệu, công lao động...

Đến nay toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ gia đình người có cơng với cách mạng trên địa bàn huyện theo đúng kế hoạch và là một trong số các địa phương có số lượng lớn hồn thành đầu tiên trong tỉnh Thái Nguyên. Đề án hồn thành khơng những có hiệu quả thiết thực cho hộ gia đình người có cơng cải thiện nhà ở ổn định cuộc sống; thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”; đồng thời có ý nghĩa củng cố

lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái. Đồng thời việc hồn thành Đề án có ý nghĩa chính trị to lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có cơng với cách mạng để lập thành tích chào mừng Đại hội đảng các cấp. Tính đến tháng 12/2014, tồn huyện Phú Bình đã hồn thành xong 100% giai đoạn 1 của đề án hỗ trợ nhà ở cho người có cơng với cách mạng theo quyết đinh số 22 cuả thủ tướng chính phủ, với tổng số đối tượng hỗ trợ là 181 hộ với số vốn hỗ trợ là 6.291.300.000 đồng [54].

Việc triển khai hỗ trợ nhà ở đảm bảo nghiêm túc; đúng đối tượng, điều kiện; kết quả xây dựng, sửa chữa nhà ở tại các địa phương đảm bảo theo quy định: Nhà ở sau khi được hỗ trợ đảm bảo tiêu chí "3 cứng", diện tích nhà ở đa số trên 30m2 (mức quy định là 24m2), chất lượng đảm bảo; hồ sơ giải ngân và hồn cơng đảm bảo theo hướng dẫn của Tỉnh; có nhiều hộ gia đình người có cơng được sự chung tay của gia đình, dịng họ và cộng đồng đã xây dựng lại nhà ở khang trang, to đẹp hơn với kinh phí lớn nhiều so với kinh phí được hỗ trợ (ở các xã: Điềm Thụy, thị trấn Hương Sơn, Lương Phú, Nhã Lộng…).

Có được kết quả đó là nhờ Chính quyền địa phương trong q trình triển khai đã tích cực hướng dẫn, kiểm tra, đơn đốc các hộ gia đình thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở; đồng thời chủ động báo cáo, đề xuất BCĐ tỉnh hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để kịp thời triển khai. Tiêu biểu như: Nga My, Hà Châu, Tân Đức. Qua đợt mưa lũ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2014, theo báo cáo của các địa phương thì khơng có hộ gia đình người có cơng nào đã được hỗ trợ nhà ở theo quyết định số 22 bị ảnh hưởng nặng; nhà ở cơ bản đảm bảo chắc chắn, chịu được mưa bão.

* * *

Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhứ nguồn, ăn quả

công như một sự tri ân, bày tỏ lịng biết ơn và kính trọng đến những đối tượng. Đồng thời, qua việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng đã giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau có ý thức và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ những thành quả đạt được.

Nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của đất nước nói chung. Lãnh đạo Đảng bộ huyện Phú Bình đã kịp thời và đúng đắn đề ra các chủ trương, biện pháp để thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có cơng. Những kết quả đã đạt được từ năm 2010 đến năm 2014 đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện phú bình (thái nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 (Trang 82 - 90)