Thực trạng của việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nƣớc ngoài ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong đời sống hiện nay ở Việt Nam và Hàn Quốc (Trang 29 - 39)

CHƢƠNG 1 : CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM

2.1.Thực trạng của việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nƣớc ngoài ở

2.1. Thực trạng của việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nƣớc ngoài ở Việt Nam Việt Nam

2.1.1. Nhu cầu tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài ở Việt Nam

Nhu cầu học tiếng nư ớc ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố chính sách của Nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Để tìm hiểu nhu cầu này chúng tôi đã kh ảo sát bằng phiếu hỏi (phụ lục 1) đối với 1548 người ở các khu vực thành thị, nông thôn và miền núi. Trong đó thành thị 643 người, nông thôn 471 người, miền núi 434 người. Kết quả thu được như sau:

Thành thị Nông thôn Miền núi

SL điều tra Tỷ lệ có nhu cầu SL điều tra Tỷ lệ có nhu cầu SL điều tra Tỷ lệ có nhu cầu 643 SL Tỷ lệ % 471 SL Tỷ lệ % 434 SL Tỷ lệ % 498 77.4 267 56.68 43 10.1

Bảng 2.1. Nhu cầu học tiếng nước ngoài ở Việt Nam

29 77.4 56.68 10.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Thành thị Nông thôn Miền núi Vùng

%

Thành thị Nông thôn Miền núi

Biểu đồ 2.1. Nhu cầu học tiếng nước ngoài ở Việt Nam

Số liệu ở hình và bảng trên cho thấy: Ở Việt Nam có 52.1 % người dân được khảo sát có nhu cầu ho ̣c tiếng nước ngoài . Tuy nhiên, nhu cầu này có sự chênh lệch rất lớn giữa thành thị, nông thôn và miền núi. Số người có nhu cầu tiếp thu và sử dụng ngoại ngữ chủ yếu là tập trung ở thành thị (77.4%), nông thôn (56.68%), miền núi (10.1%). Nhìn chung, nhu cầu ho ̣c tiếng nước ngoài ở Viê ̣t Nam tăng nhanh trong những năm gần đâ y. Nhiều ngoại ngữ trước đây không được học ở Việt Nam thì hiện nay được học và s ử dụng khá phổ biến như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Bồ Đào Nha…Hình thức học cũng đa dạng và thuâ ̣n lợi hơn.

Theo chúng tôi, nhu cầu ho ̣c tâ ̣p và s ử dụng tiếng nước ngoài ở Việt Nam có những thay đổi trên là do các nguyên nhân sau:

Do nhu cầu hội nhập quốc tế, Việt Nam quan hệ với nhiều quốc gia nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong quá trình hội nhập diễn ra sự giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học…đòi hỏi các nước phải sử dụng ngôn ngữ của nhau để trao đổi thông tin. Điều này dẫn đến người lao động ở các thành phố có nhu cầu học ngoại ngữ rất lớn.

30

Hợp tác kinh tế trong đó có hợp tác lao động diễn ra mạnh mẽ. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hàng chục nghìn lao động sang các quốc gia. Để thích ứng với môi trường làm việc mới và tăng thêm thu nhập, người lao động phải sử dụng được ngôn ngữ của nước sở tại. Vì vậy, ngoại ngữ là tiêu chí quan trọng mà các nhà tuyển dụng đặt ra đối với người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.

Ngay tại Việt Nam cũng có hàng nghìn công ty, doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh với nước ngoài đang và sẽ đăng ký hoạt động. Các doanh nghiệp này khi đặt ra các tiêu chí tuyển dụng lao động bao giờ cũng quan tâm đến tiêu chí ngoại ngữ. Có thể nói, sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông thạo mở ra cơ hội lớn để người lao động có khả năng tìm việc làm với mức lương cao. Nguyên nhân này dẫn đến hầu hết học sinh, sinh viên sắp tốt nghiệp tập trung vào học ngoại ngữ, chuẩn bị cơ hội để tìm kiếm việc làm.

Đối với cán bộ công chức nhà nước, cán bộ nghiên cứu, học sinh sinh viên, nhân viên của các công ty nước ngoài và liên doanh với nước ngoài thì ngoại ngữ là phương tiện làm việc. Ngoại ngữ giúp họ nghiên cứu tài liệu chuyên môn, giao dịch với người nước ngoài, mở rộng cơ hội để hợp tác quốc tế, tăng thêm thu nhập và giúp họ thăng tiến trong công việc.

Ngoài các nguyên nhân trên thì một nguyên nhân cũng khá quan trọng chính sách của Nhà nước đối với việc dạy học và sử dụng ngoại ngữ. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học tập tiếng nước ngoài. Trong trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học, tiếng nước ngoài được quan tâm dạy và học nhiều hơn. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học tiếng nước ngoài tốt hơn nhiều so với trước đây. Tiếng nước ngoài không những được dạy trong trường mà còn được dạy ở các trung tâm để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

31

Xuất phát từ nhu cầu thực tế để phục vụ cho công việc như đọc tài liệu; giao tiếp thông thường; giao dịch làm ăn buôn bán; phát triển nghề nghiệp chuyên môn; du học và xuất khẩu lao động; tìm việc làm…Trên thực tế, mỗi người học tiếng nước ngoài đều có một mục đích nhất định.

Tìm hiểu động cơ , mục đích của 808 người có nhu cầu ho ̣c tiếng nước ngoài chúng tôi thu được kết quả sau:

TT Mục đích, động cơ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Đọc tài liệu 264 32.6

2 Giao tiếp thông thường, du lịch 383 47.4

3 Giao dịch, làm ăn buôn bán 481 59.5

4 Phát triển nghề nghiệp, chuyên môn 477 59

5 Du học và xuất khẩu lao động 361 44.67

6 Tìm việc làm 492 60.9

Bảng 2.2. Mục đích, động cơ tiếp thu và sử dụng tiếng nước ngoài ở Việt Nam

Ghi chú: 808 là số người có nhu cầu học tập tiếng nước ngoài trong tổng số 1548 người được điều tra

Số liệu trên cho thấy, động cơ tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ bắt nguồn từ nhu cầu của từng cá nhân và tổ chức. Trong các lý do thúc đẩy việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ thì lý do "tìm việc làm" chiếm tỷ lệ cao nhất (60.9%), phát triển chuyên môn (59%), đọc tài liệu (32.6%), giao dịch làm ăn buôn bán (59.5%), du học và xuất khẩu lao động (44.67%), giao tiếp thông thường, du lịch (47.4%).

32 32.6 47.4 59.5 17.98 44.67 60.9 0 10 20 30 40 50 60 70 T ỷ lệ % Đọc tài liệu

Giao tiếp thông thường Giao dịch, làm ăn buôn bán

Phát triển nghề nghiệp, chuyên môn

Du học và xuất khẩu lao động

Tìm việc làm

Biểu đồ 2.2. Mục đích, động cơ tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài ở Việt Nam

Điều này chứng tỏ rằng trong quá trình hội nhập yêu cầu người lao động phải sử dụng tiếng nư ớc ngoài là tất yếu, đó là tiêu chí cơ bản khi tuyển dụng của các cơ quan, danh nghiệp hiện nay nên người lao động muốn có được việc làm ổn định bắt buộc họ phải tư trang bị cho mình một ngoaị ngữ phù hợp với yêu cầu công việc. Động cơ phát triển nghề nghiệp, chuyên môn tập trung chủ yếu vào những người đang đảm nhiệm công việc ổn định nên để thuận tiện giải quyết công việc họ bắt buộc phải tìm hiểu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Động cơ đọc tài liệu tập trung chủ yếu ở thành phần trí thức, làm công tác nghiên cứu khoa học và những người đi sâu vào vấn đề phát triển chuyên môn nghiệp vụ, phần lớn đối tượng này là những người có học vị tương đối cao trong xã hội như thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư… một số là sinh viên của các trường đại học. Động cơ về giao dịch làm ăn buôn bán lại tập trung chủ yếu vào đội ngũ marketing của các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp… du học và xuất khẩu lao động đó là những học

33

sinh, sinh viên, những người lao động có nguyện vọng học tập và làm việc ở nước ngoài. Đối với giao tiếp thông thường thì chỉ có những người làm dịch vụ và thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài nên để thuận tiện trong công việc bắt buộc họ phải sử dụng ngoại ngữ phần lớn đối tượng này là những người làm công tác hướng dẫn viên du lịch, nhân viên nhà hàng, khách sạn…

2.1.2. Các ngôn ngữ được tiếp thu và sử dụng ở Việt Nam

Trong số 808 người có nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nước ngoài mà chúng tôi khảo sát thì có 453 người lựa chọn tiếng Anh, 364 người lựa chọn tiếng Trung Quốc, 215 người chọn tiếng Hàn Quốc, 189 người chọn tiếng Nhật, 114 người chọn tiếng Đức, 69 người chọn tiếng Nga và 142 người chọn tiếng Pháp . Có hơn 50% số ngườ i được hỏi tiếp thu 2 ngoại ngữ . Tỷ lệ được liệt kê vào bảng và được mô tả bằng biểu đồ sau:

TT Ngôn ngữ được tiếp thu và sử dụng

Số lượng Tỷ lệ %

1 Tiếng Anh 453 56.06

2 Tiếng Trung Quốc 364 45.04

3 Tiếng Hàn Quốc 215 30.32

4 Tiếng Nhật 189 23.39

5 Tiếng Đức 114 14.10

6 Tiếng Nga 69 8.53

7 Tiếng Pháp 142 17.57

Bảng 2.3. Ngôn ngữ nước ngoài được tiếp thu và sử dụng ở Việt Nam

34 56.06 45.04 30.32 23.39 14.1 8.53 17.57 0 10 20 30 40 50 60 T ỷ lệ % Ngôn ngữ Tiếng Anh Tiếng Trung Hàn Quốc Tiếng Nhật Tiếng Đức Tiếng Nga Tiếng Pháp

Biểu đồ 2.3. Tiếng nước ngoài được tiếp thu và sử dụng ở Việt Nam

Trình độ ngoại ngữ và chính sách giáo dục đi kèm với thái độ và động lực học tập của học sinh đã trở thành vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển đất nước Việt Nam và sự thăng tiến cá nhân của người Việt trong hai mươi năm qua. Xã hội thay đổi đã dẫn đến việc thay đổi ngoại ngữ và vì vậy, thái độ và nghề nghiệp cũng thay đổi. Trong những năm gần đây, tác động của ngoại ngữ, đặc biệt là sự nổi bật trở lại của tiếng Anh, đã đóng góp vào sự phát triển trong nhiều khía cạnh của xã hội Việt Nam.

Bắt đầu năm 1986 Việt Nam đã nhận thấy chính sách đóng cửa là một sự thất bại trong kinh tế, sự đói nghèo và tình trạng chậm tiến. Trong quan hệ ngoại giao, lời kêu gọi hợp tác giữa Việt Nam với tất cả các quốc gia bất kể sự khác biệt về chính trị đã trở thành một điều cần thiết. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường theo định hướng đã được thông qua. Đất nước đã chứng kiến một thay đổi mới ở cấp cao nhất của trung tâm quyền lực và cố gắng thủ tiêu nạn quan liêu một cách tập trung (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 1991; Báo chí thế giới nhận xét, 1988).Tất cả những điều này đã giúp thu

35

hút một số lượng du khách nói tiếng Anh như là khách du lịch và doanh nhân đến Việt Nam.

Ở Việt Nam tiếng Anh đã khiến cho việc hợp tác và phát triển kinh tế với nước ngoài dễ dàng hơn. Như Branigin (1994) nhận định, hiện nay tình hình của Việt Nam bằng cách nào đó đã có được " một hỗn hợp của cạnh tranh ảnh hưởng ... nền kinh tế năng động cùng với sự nghèo nàn còn lại của cả nước, những di sản của nhiều giai đoạn của nước ngoài tham gia và vẫn còn phát triển” [24. tr47]. Ngoài ra, tiếng Anh đã làm tăng cường trao đổi và tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là trong giáo dục đại học. Hàng ngàn trường đại học có giảng viên và sinh viên đã đi du học tại nước tư bản, nơi mà tiếng Anh là bắt buộc. Hơn nữa, trong vài năm qua, tiếng Anh đã trải qua sự bùng nổ; hàng trăm trung tâm ngôn ngữ đã được thiết lập trên cả nước với một lượng lớn các học viên học tiếng Anh (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Ngọc Quang, 1993). Trước thách thức của nền kinh tế thị trường cộng với chủ trương và chính sách của nhà nước nên phần lớn người dân Việt Nam đã nhận thức được tiếng Anh là ngôn ngữ cần thiết cho sự phát triển do đó tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao nhất 56.06 % trong số các ngôn ngữ nước ngoài tồn tại ở Việt Nam.

Trung Quốc trong thời gian gần đây đã chứng tỏ là một trong những cường quốc về vấn đề phát triển kinh tế, sự nổi bật của sự phát triển ảnh hưởng rất nhiều đến ngôn ngữ của họ đối với các quốc gia khác trong đó không loại trừ Việt Nam. Nên tiếng Trung quốc chiếm tỷ lệ thứ 2 trong việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài 45.04 % ở Việt Nam.

Nền công nghiệp Hàn Quốc thu hút lượng lớn lao động nước ngoài, trong đó lao động Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Đối với người lao động Việt Nam có nguyện vọng làm việc ở nước ngoài thì Hàn Quốc luôn được xem là lựa chọn số 1, nên nhu cầu sử dụng tiếng Hàn cũng chiếm một tỷ lệ

36

tương đối 30.32%. Tiếng Đức, Tiếng Nga, Tiếng Pháp trong giai đoạn hiện nay chiếm một tỷ lệ tương đối thấp, nó giảm dần qua các giai đoạn lịch sử.

2.1.3. Hình thức tiếp thu

Ngoài các hình thức truyền thống là học tập và tiếp thu qua đào tạo như học ở trường, học ở trung tâm, học các lớp ngắn hạn. Ngày nay, trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi một bộ phận không nhỏ người Việt Nam ý thức được sự cần thiết của ngôn ngữ nước ngoài trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và đến gần với cuộc sống hằng ngày của con người. Nên tự học, học qua các phương tiện thông tin đại chúng, học qua mạng internet là những hình thức được nhiều người lựa chọn. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà những người có nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nước ngoài tự lựa chọn cho mình một hình thức học phù hợp. Trong số 808 người có nhu cầu học ngoại ngữ trong số 1548 người mà chúng tôi khảo sát thì hình thức học tập chủ yếu của họ được thể hiê ̣n ở bảng sau:

TT Hình thức SL Tỷ lệ %

1 Học chính khoá trong nhà trường 501 62 2 Học ở các trung tâm ngoại ngữ 437 54.08

3 Tự học 327 40.47

4 Du học 298 36.88

5 Học qua các phương tiện, thông tin đại chúng

177 21.9

6 Học qua mạng Internet 466 57.67

Bảng 2.4. Hình thức tiếp thu, sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ở Việt Nam.

37 62 54.08 40.47 36.88 21.9 57.67 0 10 20 30 40 50 60 70 T ỷ lệ %

Hình thức tiếp thu

Học ở trường

Học ở các trung tâm ngoại ngữ Tự học

Du học

Học qua các phương tiện tông tin đại chúng

Học qua mạng internet

Biểu đồ 2.4. Hình thức tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài ở Viê ̣t Nam

Tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài ở nhà trường là hình thức tiếp thu chủ yếu ở Viê ̣t Nam , hình thức này chiếm 62% số những người được điều tra . Những người tiếp thu ngoa ̣i ngữ ở trường ch ủ yếu là học sinh, sinh viên đang, ho ho ̣c theo chương trình giáo du ̣c ngoa ̣i ngữ bắt buô ̣c của Nhà Nước .

Học tại các trung tâm ngoại ngữ chiếm tỉ lệ cao 54.08%. Sơ dĩ hình thức ho ̣c tâ ̣p này được nhiều người lựa chon là do nhiều trung tâm đượ c thành lập tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho việc học tập . Do nhu cầu của người học ngày càng cao nên các lớp ngắn hạn đã được thành lập và thu hút một lượng lớn người tham dự. Ngoài đối tượng là học sinh, sinh viên còn có nhiều cán bộ công chức, những người đã và đang thực hiện các công việc trên mọi lĩnh vực.

Học tập qua internet cũng được nhiều người lựa chọn do phù hợp với nhiều đối tượng, điều kiê ̣n và thời gian khác nhau. Hầu hết những người có

38

nhu cầu ho ̣c ngoa ̣i ngữ được chúng tôi điều tra đều đã ít nhiều ho ̣c tâ ̣p từ các các web dạy ngoại ngữ trên internet.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong đời sống hiện nay ở Việt Nam và Hàn Quốc (Trang 29 - 39)