2.2 .Khái niệm văn hóa công sở
3. Đặc trưng, bản chất của văn hoá công sở
Văn hoá công sở là sự pha trộn của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Xuất phát từ đặc điểm của công sở là trụ sở công mà ở đó có tổ chức (cơ cấu, đội ngũ cán bộ, công chức); có cơ sở vật chất (nhà cửa, phòng làm việc
v.v..) cho thấy văn hoá công sở rộng hơn, bao trùm lên cả văn hoá tổ chức. Xét trên ý nghĩa công sở là một tập hợp có tổ chức, có thể hiểu văn hoá công sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bản thân bộ máy hành chính của cơ quan. Như vậy, văn hoá công sở là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xử trong hoạt động công sở, mà các cán bộ công chức trong công sở cùng tiếp nhận để ứng xử với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ cộng đồng với sự tác động của hệ thống quan hệ thứ bậc mang tính quyền lực và tính xã hội.
Quan niệm văn hoá công sở như trên là dựa vào tính đặc thù của công sở của cơ quan: công sở là một tập hợp có tổ chức dựa trên quan hệ thứ bậc: cấp trên với cấp dưới; lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với nhân viên; cán bộ công chức với nhân dân. Đây chính là mối quan hệ ràng buộc của ba nhóm yếu tố: quyền lực, phục tùng, phục vụ. Các thành viên trong công sở gắn bó với nhau bằng sự chi phối của cơ cấu tổ chức, công việc, lợi ích, tình cảm mang tính nhân văn, nhân ái, nhân bản sâu xa (phục tùng, tôn trọng, tự nguyện làm việc, trách nhiệm, vô tư không vụ lợi, phục vụ nhân dân v.v..).
Tính đặc thù của công sở quy định tính đặc thù của văn hoá công sở - một thực thể của văn hoá xã hội. Công sở muốn tồn tại bền vững, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và phát triển ngày càng tốt đẹp thì phải dựa vào trình độ văn hoá, trình độ ứng xử giữa nguời với người của các quan hệ trong công sở. Văn hoá công sở như một môi trường văn hoá đặc thù với những giá trị chuẩn mực văn hoá chi phối mọi hoạt động, các quan hệ trong nội bộ công sở cũng như đối với công dân với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước hay một cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công.
Xét trên ý nghĩa công sở là một trụ sở công, nơi có đầy đủ mọi điều kiện, phương tiện để thực thi công vụ thì các sản phẩm vật chất như công trình kiến trúc, thiết kế nhà cửa, phòng làm việc, trang trí nội thất, ánh sáng, màu sắc phù hợp, giao tiếp, tiếp khách, tiếp dân, đến cách trang phục, ăn mặc
của cán bộ công chức.
Nói tới văn hoá công sở là nói tới việc phát huy những năng lực, bản chất của cán bộ, nhân viên trong công sở nhằm hoàn thiện chế độ công vụ, công chức.Hình ảnh tốt hay xấu của công sở đều có thể nhận thấy qua con người, nhất là những cán bộ, công chức đang giữ những vị trí then chốt trong công sở, những người phản ánh chất lượng, hiệu quả hoạt động của công sở.
Những phân tích trên đây cho thấy bản chất của văn hoá công sở chứa đựng những giá trị, niềm tin, truyền thống và những thói quen, khả năng (bản sắc riêng). Những vấn đề này quy định hành vi của mỗi thành viên trong công sở, ngày càng phong phú, thay đổi theo từng bối cảnh cụ thể và mang lại cho mỗi công sở một bản sắc riêng.