Chương II. Thực trạng về xây dựng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân xã Đội Cấn.
PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN. CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN. I. Khái niệm văn hóa công sở:
1.Khái niệm văn hóa:
Hàng ngày chúng ta nói rất nhiều từ văn hóa, ở khắp nơi, khắp nước ai cũng nói đến hai từ văn hóa. Vậy có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Sau đây tôi xin đưa ra một số khái niệm điển hình hơn 2000 định nghĩa nói về văn hóa.
Tại hội nghị UNESCO tháng 7 năm 1982, với 500 nhà nghiên cứu về văn hóa đã thống nhất định nghĩa văn hóa với ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này: “Văn hóa là một phức thể - tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, trí thức, tình cảm…. khắc họa nên một bản sắc của một gia đình, cộng đồng, xóm làng, vùng miền, quốc gia, dân tộc…. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, hệ thống những giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng, những di sản văn hóa hữu thể và di sản văn hóa vô hình”.
Trong từ điển tiếng việt, có định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhưng nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”.
Ngày nay chúng ta đều cho rằng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, phản ánh trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh của những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ con người với con người. Những giá trị đó nhằm thỏa mãn ngày càng cao hơn, tốt đẹp hơn cho cuộc sống con người, làm cho
môi trường sống của con người và môi trường thiên nhiên ngày càng bền vững hơn. Văn hóa vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
2.Văn hóa công sở là gì? 2.1.Khái niệm công sở:
Công sở là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, thành lập theo luật định.có trụ sở và nhân sự để hoạt động. Công sở được sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ. Công sở là một pháp nhân.
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được giao. Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân. Do đó, công sở là bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước.
Công sở là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận. Công sở có vị trí, chức năng nhiệm vụ quyền hạn, có cơ cấu tổ chức do luật công quy định, được nhà nước giao công sản và nhân lực, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.
2.2.Khái niệm văn hóa công sở.
VHCS là những trang phục, giao tiếp và ứng xử xã hội của cán bộ công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, cách bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Có ý kiến cho rằng VHCS đồng nghĩa với văn hóa giao tiếp ứng xử trong công sở: “VHCS được hiểu là những quy tắc, các chuẩn mực của cán bộ công chức với nhau và với đối tương giao tiếp là các công dân nhằm phát huy tối đa năng lực của những người tham gia giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc công sở”.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) thì văn hóa công sở là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường – cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao.
VHCS được tiếp cận từ góc độ rộng hơn, đó là “tập hợp các định hướng và giá trị, chuẩn mực do truyền thống hay do thói quen tạo nên, đặc trưng riêng của hoạt động công vụ tại cơ quan thể hiện ở mục tiêu của tổ chức, quan điểm, thái độ của con người đối với công việc, cách xử lý xung đột”.
Nói đến VHCS tức là nói đến của cơ quan tổ chức, có giới hạn không gian là cơ quan và đối tượng thực hành VHCS là cán bộ công chức trong cơ quan. VHCS được hiểu là là hệ thống các giá trị, các quy tắc giao tiếp ứng xử, chuẩn mực đạo đức của cán bộ công chức, các phương thức, cách thức, cách thức quản lý gắn với việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công sở tại cơ quan.
VHCS chịu ảnh hưởng bởi những nét chung của văn hóa dân tộc và đặc điểm riêng của từng địa phương, đồng thời vừa phải tiếp thu những văn hóa nhân loại. Trong mỗi công sở cũng có những nét riêng của công sở và mỗi cán bộ công chức lại có những phương thức làm việc riêng, tạo nét văn hóa riêng của mỗi cá nhân trong cơ quan công sở.
Tuy nhiên có thể hiểu văn hoá công sở một cách đơn giản rằng đó chính là văn hoá trong môi trường làm việc nơi công sở. Nó bao gồm nhiều yếu tố như trang phục, cách ứng xử (giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh), phong cách làm việc…
3. Đặc trưng, bản chất của văn hoá công sở
Văn hoá công sở là sự pha trộn của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Xuất phát từ đặc điểm của công sở là trụ sở công mà ở đó có tổ chức (cơ cấu, đội ngũ cán bộ, công chức); có cơ sở vật chất (nhà cửa, phòng làm việc
v.v..) cho thấy văn hoá công sở rộng hơn, bao trùm lên cả văn hoá tổ chức. Xét trên ý nghĩa công sở là một tập hợp có tổ chức, có thể hiểu văn hoá công sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bản thân bộ máy hành chính của cơ quan. Như vậy, văn hoá công sở là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xử trong hoạt động công sở, mà các cán bộ công chức trong công sở cùng tiếp nhận để ứng xử với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ cộng đồng với sự tác động của hệ thống quan hệ thứ bậc mang tính quyền lực và tính xã hội.
Quan niệm văn hoá công sở như trên là dựa vào tính đặc thù của công sở của cơ quan: công sở là một tập hợp có tổ chức dựa trên quan hệ thứ bậc: cấp trên với cấp dưới; lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với nhân viên; cán bộ công chức với nhân dân. Đây chính là mối quan hệ ràng buộc của ba nhóm yếu tố: quyền lực, phục tùng, phục vụ. Các thành viên trong công sở gắn bó với nhau bằng sự chi phối của cơ cấu tổ chức, công việc, lợi ích, tình cảm mang tính nhân văn, nhân ái, nhân bản sâu xa (phục tùng, tôn trọng, tự nguyện làm việc, trách nhiệm, vô tư không vụ lợi, phục vụ nhân dân v.v..).
Tính đặc thù của công sở quy định tính đặc thù của văn hoá công sở - một thực thể của văn hoá xã hội. Công sở muốn tồn tại bền vững, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và phát triển ngày càng tốt đẹp thì phải dựa vào trình độ văn hoá, trình độ ứng xử giữa nguời với người của các quan hệ trong công sở. Văn hoá công sở như một môi trường văn hoá đặc thù với những giá trị chuẩn mực văn hoá chi phối mọi hoạt động, các quan hệ trong nội bộ công sở cũng như đối với công dân với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước hay một cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công.
Xét trên ý nghĩa công sở là một trụ sở công, nơi có đầy đủ mọi điều kiện, phương tiện để thực thi công vụ thì các sản phẩm vật chất như công trình kiến trúc, thiết kế nhà cửa, phòng làm việc, trang trí nội thất, ánh sáng, màu sắc phù hợp, giao tiếp, tiếp khách, tiếp dân, đến cách trang phục, ăn mặc
của cán bộ công chức.
Nói tới văn hoá công sở là nói tới việc phát huy những năng lực, bản chất của cán bộ, nhân viên trong công sở nhằm hoàn thiện chế độ công vụ, công chức.Hình ảnh tốt hay xấu của công sở đều có thể nhận thấy qua con người, nhất là những cán bộ, công chức đang giữ những vị trí then chốt trong công sở, những người phản ánh chất lượng, hiệu quả hoạt động của công sở.
Những phân tích trên đây cho thấy bản chất của văn hoá công sở chứa đựng những giá trị, niềm tin, truyền thống và những thói quen, khả năng (bản sắc riêng). Những vấn đề này quy định hành vi của mỗi thành viên trong công sở, ngày càng phong phú, thay đổi theo từng bối cảnh cụ thể và mang lại cho mỗi công sở một bản sắc riêng.
4. Các yếu tố cấu thành văn hoá công sở
Có rất nhiều các yếu tố công sở đều có mối liên hệ chặt chẽ qua lại với nhau: Đó là hệ thống giá trị, đạo đức của cán bộ công chức, tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động công vụ, thiết kế và bài trí trụ sở cơ quan, giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức trong công sở, phương pháp, cách thức quản lý, phong cách tổ chức điều hành, mối quan hệ, lề lối làm việc.
+Hệ thống giá trị: Hệ thống giá trị trong công sở tạo niềm tin, xác định động cơ, thái độ làm việc của các thành viên, tạo nên bầu không khí, môi trường trong tổ chức.
Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công sở tạo nên giá trị của nó.Công sở hoạt động vì mục tiêu đặc thù mà không có tổ chức nào khác, đó nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phục vụ chung của xã hội, hướng tới phục vụ nhân dân, bảo vệ các quyền lợi và giải quyết nhu cầu chính đáng của dân. Trong xu hướng chuyển từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ” hiện nay ở nhà nước Việt nam dân chủ, nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, cán bộ công chức là công bộc của dân. Các giá trị cần được xây dựng và phát huy trong công sở là: Coi trọng rèn luyện các phẩm chất của cán bộ công chức, tinh thần vì lợi ích chung, vì lợi ích của nhân dân, tôn trọng phát huy dân chủ, công khai, minh
bạch các hoạt động công sở.
+Đạo đức của cán bộ công chức: Đạo đức của cán bộ công chức được đánh giá qua hành vi, thái độ lối sống, phong cách làm việc của cán bộ công chức, thể hiện trong mối quan hệ công chức với nhân dân, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau. Các phẩm chất cách mạng “ cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, sự nỗ lực để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của công việc luôn là những chuẩn mực hành vi của cán bộ công chức.
+Tính tuân thủ trong hoạt động công vụ: Hoạt động công vụ là hoạt động có tổ chức, có tính thứ bậc chặt chẽ. Mọi cá nhân hay các phòng, ban chỉ thực hiện công việc trong phạm vi quyền hạn của mình theo pháp luật và quy chế hoạt động. Cán bộ công chức được sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi nhiệm vụ. Xuất phát những đặc điểm trên mà yếu tố tạo nên VHCS chính là tính tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ.
+Thiết kế và bài trí trụ sở của cơ quan: Trụ sở là yếu tố không thể thiếu đối với các hoạt động của cơ quan vì đó là nơi làm việc của cán bộ công chức là nơi hoạt động của nhà nước, là nơi đưa ra những quyết sách quan trọng của đất nước, nơi đón tiếp hay giải quyết nhu cầu và lợi ích của công dân tổ chức. Dưới góc độ văn hóa trụ sở của cơ quan phải thể hiện đúng tầm quan trọng từ hình dáng uy nghiêm bên ngoài đến sự ngăn nắp gọn gàng, sự khoa học trong sắp xếp, bài trí nội thất bên trong. Trụ sở cơ quan phải là nơi dễ nhận thấy, tiện lợi cho việc đi lại, tiện lợi cho việc giao tiêp, đi lại của nhân dân.
+Giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức trong công sở: Giao tiếp trong công sở là quá trình trao đổi thông tin, suy nghĩ bày tỏ tình cảm giữa các đồng nghiệp trong cơ quan với nhau, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cấp dưới với cấp trên, hoặc giữa cán bộ công chức với các tổ chức và nhân dân . Thông qua giao tiếp chủ thể có được các thông tin cần thiết để quyết định công việc của mình. Hoạt động giao tiếp trong công sở vừa thể hiện tính được tính uy nghiêm của quyền lực nhà nước vừa thể hiện được các chuẩn mực xã hội, lối sống, phong
cách của mỗi cán bộ công chức luôn hướng đến sự hoàn thiện chân, thiện,mĩ. Có thể nói hình thức và thái độ của những cán bộ công chức là người đại diện của cơ quan khi tiếp xúc với dân sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và cách cư xử của người dân, đồng thời cũng là biểu hiện văn hóa công sở. Tính chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử thể hiện ở cách xưng hô cách nghe, cách nói, cử chỉ nét mặt, ánh mắt nụ cười, ở tác phong và nghi thức giao tiếp như (chào hỏi, bắt tay, trang phục, tiếp khách….) . Điều này được cảm nhận rõ khi bước chân vào công sở, từ thái độ, giao tiếp ứng xử của cán bộ giải quyết công việc đến lãnh đạo.
+Phương pháp, cách thức quản lý, phong cách tổ chức điều hành, mối quan hệ, lề lối làm việc của cơ quan công sở : Tổ chức và điều hành hoạt động của công sở luôn hướng tới hiệu quả tối ưu trong những điều kiện cụ thể nhất định. Vì vậy yếu tố văn hóa công sở luôn gắn với việc tìm kiếm và áp dụng phương pháp, cách thức quản lý trong cơ quan, áp dung các phong cách tổ chức điều hành nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, loại bỏ những điều kiện hoạt động, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động lạc hậu, thiếu hiệu quả. Đồng thời, đặc trưng VHCS còn thể hiện ở việc thực hiện chúng trở thành thói quen, được mọi cán bộ, nhân viên trong cơ quan thực hiện một cách tự giác, nhất quán.
Xây dựng văn hóa tổ chức tại cơ quan công sở là xây dựng nề nếp, phương thức làm việc co kỷ cương, dân chủ, thống nhất, đồng bộ, khoa học, chủ động, sáng tạo.
Biểu hiện khác của văn hóa tổ chức có thể thấy trong việc chú trọng đề ra các nội quy, quy định, quy chế hoạt động của cơ quan. Thể chế nội bộ cơ quan cần