Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn

4.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường

4.2.4.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh

a. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh

Nội dung nước sạch, hợp vệ sinh là một trong những nội dung được huyện Lâm Thao coi trọng của tiêu chí môi trường. Để hoàn thành nội dung nước sạch, nước hợp vệ sinh này Huyện Ủy; HĐND; UBND; UBMTTQ huyện Lâm Thao đã lập tổ chức thực hiện hướng người dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh giai đoạn 2016-2018, định hướng 2030 như sau:

Bảng 4.7. Hiện trạng cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho các hộ dân trên địa bàn huyện Lâm Thao giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu Số hộ sử dụng nước sạch Tỷ lệ % sử dụng nước sạch 1 Hiện trạng năm 2016 - 95% 2 Hiện trạng năm 2018 25.929 98,36%

Nguồn: UBND huyện Lâm Thao (2018)

Năm 2018, huyện Lâm Thao phấn đấu tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch là 98,36% người dân được sử dụng nước sạch nước hợp vệ sinh. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, bên cạnh việc tuyên truyền cho người dân về sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi phát thanh truyền thông của huyện. Ngoài ra huyện Lâm Thao cũng tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng và cải tạo các hệ thống đường nước tới từng hộ dân. Khi chính quyền có chủ trương lắp đặt nước sạch, người dân đồng thuận nhất trí cao, vì vậy mà đến hết năm 2018, số xã hoàn thành nội dung đánh giá về nước sạch 14/14 xã, thị trấn tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt tỷ lệ cao, hoàn thành kế hoạch đề ra cho từng giai đoạn. Theo bảng 4.8 tại các xã, thị trấn được nghiên cứu đã hoàn thành nội dung đánh giá về nước sạch với tỷ lệ cao trên 95% (Cao Xá đạt: 99,8%; Xuân Lũng: 96,7%; Thị trấn Hùng Sơn: 98,7%).

Bảng 4.8. Kết quả sử dụng nước sạch hợp vệ sinh

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Kết quả sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2018 Số hộ Số hộ sử dụng nước HVS Tỷ lệ số hộ sử dụng nước HVS (%) Đánh giá Toàn huyện Hộ 26.361 25.929 98,36 Đạt 1 Cao Xá Hộ 2.166 2.161 99,8 Đạt 2 Xuân Lũng Hộ 1.604 1.551 96,7 Đạt 3 TT. Hùng Sơn Hộ 2.626 2.592 98,7 Đạt

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Lâm Thao (2018)

Các hộ dân tại xã Cao Xá, Xuân Lũng, Thị trấn Hùng Sơn đều đã sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh cho sinh hoạt và sản xuất. Điều đó chứng tỏ được người dân Lâm Thao đã được tuyên truyền khá cụ thể và thường xuyên về việc sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của người dân còn khác nhau vì vậy kết quả sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của các xã, thị trấn cũng có sự khác nhau. Tại xã Cao Xá có 2,166 hộ, trong đó số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh là 2.616 hộ; xã Xuân Lũng có 1.604 hộ, trong đó số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh là 1.551 hộ; tại thị trấn Hùng Sơn có 2.626 hộ, trong đósố hộ sử dụng nước hợp vệ sinh là 2.592 hộ.

- Đối với nước sinh hoạt và ăn uống hàng ngày

Tại các xã Cao Xá, Xuân Lũng người dân đã ý thức cao trong việc sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh. Vì vậy tỷ lệ người dân các xã, thị trấn đã được sử dụng nước máy khá cao lần lượt là 100% đối với xã Cao Xá; 93,3% đối với Xuân Lũng, riêng Thị trấn Hùng Sơn người dân được xếp vào sử dụng nước sạch đô thị tỷ lệ 100%. Tuy nhiên bên cạnh đó, người dân mua bình nước lọc ở các xã, thị trấn là do họ muốn đảm bảo hơn cho nguồn nước họ sử dụng trực tiếp ăn uống hàng ngày.

- Đối với nước dùng cho sản xuất

Theo nghiên cứu trên địa bàn là các xã, thị trấn có tỷ lệ người dân làm nông nghiệp cao. Các hộ gia đình luôn sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng khơi, sử dụng cho sản xuất chế biến. Nước ao, kênh, mương, sông dùng cho sản xuất như trồng trọt và các hoạt động sản xuất của gia đình để tiết kiệm chi phí sinh hoạt về nước sạch.

Bảng 4.9. Tình hình sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của hộ

Nội dung

Cao xá Xuân Lũng TT. Hùng Sơn Số hộ (n=30) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=30) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=30) Tỷ lệ (%)

1. Nước Sinh hoạt

Nước máy 30 100 28 93,3 30 100

Dùng nước giếng khoan,

giếng khơi qua bể lọc 2 6,7 5 16,7 2 6,7

2. Nước ăn uống hàng ngày

Mua bình nước lọc 4 13,4 3 10 4 13,4 Dùng nước máy 30 100 28 93,3 30 100

3. Nước dùng cho sản xuất

Nước giếng khoan, giếng khơi 5 16,66 3 10 6 20 Nước ao, sông 29 96,6 28 93,3 28 93,3

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2018)

b. Ý kiến đánh giá về việc thực hiện chỉ tiêu sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh

Nước sạch luôn là nhu cầu thiết yếu của người dân, nhất là người dân khu vực nông thôn. Xác định rõ điều này huyện Lâm Thao đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, góp phần cải thiện chất lượng đời sống, nâng cao sức khỏe cho người dân. Việc có ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân trong việc sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh sẽ giúp cho công tác quản lý, vận hành việc cung cấp nước cho người dân ngày càng tốt hơn.

Hiện tại trên địa bàn huyện Lâm Thao đã và đang được xây dựng, hoàn thiện và cung cấp cho 14 xã, thị trấn. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đến hết năm 2018 là 98,36%. Hệ thống cung cấp nước đã và đang đi vào hoạt động của huyện hiện nay hầu hết được xây dựng dựa trên nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới, vốn vay của chương trình Mục tiêu Quốc gia tài trợ. Ở địa phương có phòng sinh hoá để kiểm tra nguồn nước được cung cấp. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ đã phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng của huyện để kiểm tra nguồn nước, tạo lòng tin cho người dân. Đây chính là lý do mà cán bộ ở 2 xã Cao Xá và Xuân Lũng đánh giá về lưu lượng nước cung cấp và chất lượng nước cung cấp được đánh giá cao 100%. Ở các thị trấn Hùng Sơn người dân được sử dụng nước sạch đô thị tỷ lệ chất lượng nước cung cấp ổn định.

Bảng 4.10. Bảng ý kiến đánh giá của cán bộ về việc cung cấp và chất lượng sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh năm 2018

STT Chỉ tiêu Số cán bộ

Lưu lượng nước

cung cấp Chất lượng cung cấp Ổn định

(%) Ổn định (%) Bảo đảm tốt ( %) Chưa tốt (%)

2 Cao Xá 6 100 - 100 -

3 Xuân Lũng 4 100 - 100 -

4 TT. Hùng Sơn 7 85,7 14,3 85,7 14,3 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Xác định việc cung cấp nước sạch đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Những năm qua, nhân dân Lâm Thao luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và thực hiện có hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Đưa nước sạch về vùng nông thôn để cải thiện cuộc sống cho bà con, chính quyền và nhân dân Lâm Thao đã tập trung huy động mọi nguồn lực để người dân có nước sạch và nước hợp vệ sinh sử dụng. Cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng của các trạm cấp nước, đầu tư thêm hệ thống đường ống dẫn nước để đưa nước sạch đến từng hộ gia đình vùng nông thôn; xây mới, cải tạo các công trình cấp nước.

Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện đạt trên 88%; trong đó: Tỷ lệ trạm Y tế có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 94%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia đạt 98,36%.

Bảng 4.11. Bảng ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh năm 2018

STT Chỉ tiêu dụng nước Số hộ sử HVS

Lưu lượng nước sinh

hoạt cung cấp Chất lượng nước sinh hoạt Tỷ lệ ổn

định(%) Tỷ lệ không ổn định(%) Bảo đảm tốt( %) tốtChưa (%)

1 Cao xá 30 100 - 100

2 Xuân Lũng 30 100 - 100

3 TT.Hùng Sơn 30 93,33 6,67 83,33 16,67 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Việc đưa nước sạch đến từng hộ dân nhằm cải thiện cuộc sống cho nhân dân chính là mục tiêu mà huyện Lâm Thao luôn hướng tới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó trong thời gian tới, UBND huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ hơn về cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch. Đồng thời huyện cũng cần có những cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tham gia vào công tác xã hội hóa đầu tư các dự án nước sạch, khuyến khích các doanh nghiệp chung tay mang nước sạch đến với người dân.

4.2.4.2. Đánh giá tình hình thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh

Xác định nội dung về cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường là một nội dung khó thực hiện. Vì vậy dựa trên hiện trạng về các cơ sở SXKD trên địa bàn huyện Lâm Thao cùng với các hướng dẫn chỉ đạo của các cấp đã xây dựng kế hoạch thực hiện cho các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn môi trường.

Để các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn môi trường thì theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền yêu cầu phòng chuyên môn các cơ sở phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý thủ tục về môi trường như: Có báo cáo tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản/ Cam kết bảo vệ môi trường và Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và các nội dung thực hiện bảo vệ môi trường các cơ sở cam kết.

Đến hết năm 2018 số xã hoàn thành nội dung đánh giá về các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 14/14 xã chiếm 100% số xã. Nhìn chung các chỉ tiêu thực hiện đạt so với kế hoạch đặt ra.

Bảng 4.12. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường năm 2018

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2018 Toàn huyện Số cơ sở đạt tiêu chuẩn MT

Tỷ lệ % đạt

1 CSSXKD Cơ sở 64 64 100% Đạt

2 Trang trại Cơ sở 39 39 100% Đạt 3 Gia trại Cơ sở 595 595 100% Đạt

Đối với chỉ tiêu về các Cơ sở SXKD thực hiện như sau: Năm 2018 số cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường là 64 cơ sở đạt tỷ lệ 100%. Kết quả thực năm 2018 cho thấy sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng đồng thuận của người dân Lâm Thao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ quy mô nhỏ, các cơ sở ở làng nghề đã đáp ứng đủ hồ sơ pháp lý và các nội dung thực hiện BVMT các cơ sở cam kết như có kết cấu hạ tầng thu gom, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định, bên cạnh đó một số cơ sở SXKD đã có ý thức cao trong việc BVMT….

Đối với các chỉ tiêu trang trại: Năm 2018 đạt so với kế hoạch đề ra các công trình xử lý chất thải ở trang trại không được đầu tư xây dựng đạt chuẩn trước khi đưa vào hoạt động.

Đối với chỉ tiêu gia trại: năm 2018 đạt 100%. Kết quả thực hiện hoàn thành kế hoạch đặt ra: Năm 2018 hoàn thành kế hoạch 100%. Có được kết quả đó xuất phát từ lý do quy mô chăn nuôi hiện nay còn nhỏ lẻ chỉ ở mức hộ, gia đình và mang tính tự cung tự cấp chưa phát triển thành chăn nuôi sản xuất hàng hóa nên việc đánh giá đạt tiêu chuẩn môi trường ở các xã là đạt.

4.2.4.3. Đánh giá thực hiện thu gom xử lý rác thải sinh hoạt

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao tiếp tục phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, đời sống tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; cùng với đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, trong khi đó công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là kinh phí thuê xử lý rác và phương tiện thu gom.

Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý thải chất thải rắn sinh hoạt là một trong các hoạt động trọng tâm của huyện Lâm Thao. Ngay từ khi triển khai xây dựng kế hoạch, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Lâm Thao đã xây dựng đề án Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2016; UBND huyện đã ban hành Văn bản số 485/UBND-TNMT ngày 18/5/2012 về việc đôn đốc các xã, thị trấn triển khai thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 24/01/2013 của Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Lâm Thao.

Đồng thời xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Lâm Thao giai đoạn tiếp theo 2016 – 2020 điều đó được thể hiện qua bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tình hình thực hiện thu gom xử lý chất thải, bảo vệ môi trường huyện Lâm Thao

STT Chỉ tiêu ĐVT Hiện trạng năm 2010 Năm 2016 2018 2020

Khu vực nông thôn

1 Rác thải sinh hoạt Tấn/ ngày Chưa 33,90 44,20 46,30 - Đã tổ chức thu gom Tấn/ ngày tổ chức 32,20 42,88 46,30 - Tỷ lệ rác thải được thu gom % thu gom 95 97 100 2 Công trình xử lý rác thải

1 Tỷ lệ % số xã có bãi chôn lấp rác hợp vệ

sinh % 0 0 0 0

2 Tỷ lệ số xã có bãi chôn lấp tập trung % 0 0 0 0 3 Tỷ lệ % số xã có lò đốt rác % 0 0 0 0 4 Tỷ lệ % số xã có tổ đội thu gom % 0 16 16 20 5 Tỷ lệ % số xã có xe ô tô thu gom rác thải % 0 32 32 35

Nguồn: Phòng TN và MT huyện Lâm Thao (2018)

Với quyết tâm, nỗ lực cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lâm Thao giai đoạn 2011- 2016 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt là công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt (đây là vấn đề hết sức quan trọng của chương trình

xây dựng NTM), hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn khoảng 30-40

tấn/ngày được thu gom đưa đi xử lý, hạn chế được việc gây ô nhiễm môi trường cho rác thải sinh hoạt; chỉ đạo cụ thể hóa Nghị quyết HĐND tỉnh về thu gom, vận chuyển rác thải; tổ chức mô hình vận chuyển, thu gom ở các xã và tổ chức đầu mối cấp huyện, tạo chuyển biến căn bản về môi trường, đáp ứng tiêu chí về môi trường.

Kết quả thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường huyện Lâm Thao được thể hiện tại bảng 4.14. và bảng 4.15 như sau:

Bảng 4.14. Kết quả thực hiện thu gom rác thải, bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2018, định hướng 2020

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm

2016 2017 2018 2020 Khu vực nông thôn

1 Rác thải sinh hoạt

- Tổ chức thu gom Tấn/ ngày 33,90 41,66 44,20 46,30 - Tỷ lệ rác thải được thu gom Tấn/ ngày 32,20 39,58 42,88 46,30

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 81)