Các hình thức xử lý nước thải tại các xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)

STT Công tác xử lý Cao xá Xuân Lũng TT. Hùng Sơn Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) (n=30) Số hộ Tỷ lệ ( %) (n=30) Số hộ Tỷ lệ ( %) 1 Không xử lý, đổ thẳng ra môi trường 1 3,3 2 6,7 3 10 2 Có rãnh thoát nước ra vườn/ ra ruộng/ ra ao 3 10 1 3,3 17 56,7 3 Đổ tập trung vào

mương thoát nước

của khu 26 86,7 27 90 10 33,3 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2018)

Thực tế trên địa bàn huyện Lâm Thao cơ bản các xã, thị trấn trong huyện chưa đồng bộ hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải ở mốt số khu vực dân cư gần khu vực thị trấn hoặc trên các tuyến đường liên xã đổ tập trung vào mương thoát nước của hệ thống đường giao thông theo bảng 4.19 cho thấy: Cao Xá là 86,7%; Xuân Lũng là 90%. Lượng nước thải của các hộ, khu vực vẫn còn thải nước ra vườn, ruộng, hoặc ao, hồ. Nhiều hộ còn không xử lý và đổ thẳng ra môi trường gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm. Thị trấn Hùng Sơn có diện tích ao, hồ nhiều nên tỷ lệ các hộ xả ra vườn, ao hồ vẫn còn 56,7%.

4.2.4.7. Tình hình tham gia định kỳ vệ sinh môi trường

Cùng với các hoạt động về xử lý rác thải trên địa bàn huyện, hoạt động bảo vệ môi trườngcũng được huyện triển khai đồng bộ trên toàn huyện để huy động mọi người dân chung tay bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường.

Bảng 4.20. Ý thức tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường thôn xóm tại các xã nghiên cứu STT Chỉ tiêu Cao Xá Xuân Lũng TT. Hùng Sơn Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %) Số hộ (n=30) Tỷ lệ ( %)

1 Công tác định kỳ tổng vệ sinh môi trường 30 100 30 100 30 100

2 Chỉnh trang hàng rào 29 90 29 90 100 100 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2018)

Trong công tác tổ chức định kỳ tổng vệ sinh môi trường tại các xã nghiên cứu trên bảng 4.20. cho thấy công tác vệ sinh môi trường có sự tham gia của người dân là cao đạt trên 90%. Điều đó cho thấy công tác vận động, tuyên truyền người dân là khá tốt. Còn trong công tác tổ chức VSMT và công tác chỉnh trang hàng rào không làm cản trở đến giao thông của các hộ tại các xã nghiên cứu là khá cao thị trấn Hùng Sơn là 100% hộ được phỏng vấn thực hiên công tác tổ chức VSMT và chỉnh trang hàng rào không làm cản trở đến giao thông; còn xã Cao Xá và Xuân Lũng đều đạt 90%. Có thể thấy rằng các hộ dân đã nhận thức tốt, tham gia rất tích cực trong công tác dọn vệ sinh của gia đình mình.

4.2.4.8. Tình hình xây dựng môi trường sống trong lành

Để xây dựng môi trường sống ngày càng trong lành hơn, trong kế hoạch xây dựng NTM của mình huyện Lâm Thao phấn đấu đến năm 2018 số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 85%. Kết quả thực hiện đến năm 2018 huyện Lâm Thao đã hoàn thành kế hoạch đề ra và tại các xã tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 86,76%, góp phần xây dựng môi trường sống trong lành hơn.

Bảng 4.21. Kết quả các hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Lâm Thao và các xã nghiên cứu năm 2018

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Kết quả sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2018 Số hộ dụng nhà tiêu Số hộ sử hợp vệ sinh Tỷ lệ số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (%) Toàn huyện Hộ 28.029 24.318 86,76 % 1 Cao Xá Hộ 2.157 1.722 79,8 % 2 Xuân Lũng Hộ 1.512 1.204 79,6 % 3 TT. Hùng Sơn Hộ 2.325 1.999 86,0 %

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2018)

Theo bảng 4.21. cho thấy tại thị trấn Hùng Sơn do vị trí địa lý tốt, có các trung tâm thương mại, chợ lớn nên thuận lợi cho người dân buôn bán, bên cạnh đó hệ thống giao thông thuận lợi giúp người dân giao thương, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy người dân rất chú trọng trong việc xây dựng công trình vệ sinh cho gia đình, tỷ lệ số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh lần lượt là 86,0%.

4.2.4.9. Tình hình thực hiện quy hoạch quản lý nghĩa trang huyện Lâm Thao

trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng.

Đất nghĩa trang là loại đất đặc biệt và việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng rất đặc biệt là bởi nó gắn liền với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc và từng dòng họ.

Hiện nay trên toàn địa bàn huyện Lâm Thao có khoảng 60 nghĩa trang. Các nghĩa trang này hiện đã có đã được quy hoạch, có người quản trang. 100% nghĩa trang này đã có “Quy chế về việc xây cất mồ mả”. Bằng nhiều hình thức tổ chức thực hiện khác nhau, song các xã, thị trấn đều bảo đảm việc quản lý nghĩa trang, xây cất mồ mả đi vào nền nếp. Hầu hết các nghĩa trang đều đã được tôn tạo, mở rộng diện tích đáp ứng được nhu cầu của các địa phương và người dân trong huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)