Quan niệm vàn ội dung chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên việt nam hiện nay (Trang 67 - 91)

tng lp thanh niên Vit Nam hin nay

Nhận định về nguy cơ “Diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra, các nhà chính trị, tư tưởng nước ta cho rằng : “Diễn biến hòa bình” làm phá hoại niềm tin, gây ra sự tan rã từ bên trong, dần dần đưa tư tưởng tư

sản xâm nhập vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và cuối cùng là xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tại hội nghị đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã chỉ ra 4 nguy cơ với đất nước ta trong giai đoạn mở cửa hội nhập quốc tế, xây dựng Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 4 nguy cơ đó là :

- Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

- Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. - Nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu.

- Nguy cơ “Diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra.

Tại Đại hội IX của Đảng, các đại biểu đã thảo luận, cân nhắc kỹ và hầu hết các đại biểu (hơn 93%) đồng ý với nhận định rằng 4 nguy cơ này cho đến nay vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào.

Âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra có ảnh hưởng rất lớn đến sự thịnh suy, tồn vong của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” và

bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ trọng yếu, hàng đầu, cơ bản và cấp bách của Cách mạng Việt Nam.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X khẳng định: “Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ” [12; 109]. Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “… Chủđộng ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta…”

Đồng thời, trước những tác hại của “Diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, trong đó có một bộ phận thanh niên, Nghị quyết Đại hội XI nhấn mạnh: “Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên”.

Để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch đã sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó mạng điện tử được coi là phương tiện hữu hiệu nhất hiện nay. Cho nên, để phòng chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực mạng điện tử đối với thanh niên, phòng ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của thanh niên, chúng ta cần sử dụng tổng hợp mọi lực lượng, mọi phương thức, phương tiện, trong đó có mạng điện tử. Chính vì vậy, mạng điện tử nước ta có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Quan nim và ni dung ch yếu trong cuc đấu tranh chng “din biến hòa bình” ca Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vc mng đin t

• Quan niệm:

Chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam là cuộc đấu tranh có mục đích, có tổ chức chặt chẽ của chủ thể, sử dụng mạng điện tử cùng các phương tiện thông tin khác, các hình thức, phương pháp đa dạng, nội dung phong phú để ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn sử dụng mạng điện tử của các thế lực

thù địch tiến hành “Diễn biến hòa bình” đối với thanh niên Việt Nam, góp phần đẩy lùi những tiêu cực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của thanh niên, đồng thời xây dựng, phát triển đội ngũ thanh niên Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Mục tiêu: đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi làm thất bại âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên mạng điện tử đối với thanh niên; bảo vệ, phát triển tầng lớp thanh niên phát huy truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Chủ thể (lực lượng): + Các hệ thống chính trị

+ Các cơ quan chức năng, tư tưởng văn hóa, an ninh; các cơ quan khoa học

+ Các nhà khoa học + Thanh niên

- Phương thức:

+ Phối hợp các lực lượng, các phương tiện truyền thông. + Quy định pháp luật về giám sát thông tin mạng.

+ Bảo đảm an ninh mạng

+ Phê phán, đấu tranh tư tưởng – lý luận. + Giáo dục, tuyên truyền

- Phương tiện: phát triển mạng xã hội và sử dụng có hiệu quả.

Là một công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng, các website

điện tử nước ta thường xuyên có những bài chống lại các luận điệu thù địch, uốn nắn những tư tưởng lệch lạc nảy sinh trong cán bộ, đảng viên và quần chúng. Từ lâu chúng ta cũng đã nhận thức được sự nguy hại của các phương tiện thông tin đại chúng mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá chủ

nghĩa xã hội, để kích động, xúi giục các lực lượng chống đối chế độ, chống

đối Đảng, chống đối nhân dân. Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là những minh chứng sống cho âm mưu và tác động của các phương tiện thông tin đại

chúng trong việc phá hoại hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong hơn chục năm trở lại đây, khi mạng internet được hình thành và phát triển tại Việt Nam, thì các thế lực thù địch cũng đã tận dụng triệt để phương tiện truyền thông nhiều tính năng ưu việt này để tiếp tục thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” của chúng.

Mạng điện tử là một hình thức phương tiện thông tin đại chúng ra đời muộn nhất so với các phương tiện truyền thông khác. Tuy nhiên với lợi thế

tích hợp nhiều tính năng của các phương tiện thông tin đại chúng tiền nhiệm, mạng điện tử đã được chủ nghĩa đế quốc sử dụng làm vũ khí chiến lược quan trọng của chúng trong giai đoạn hiện nay. Mạng điện tử được sử

dụng rộng rãi và trở thành một phương tiện truyền thông thu hút được sự

quan tâm của đông đảo độc giả, đặc biệt trong thời đại “cuộc sống số” thì

ảnh hưởng của mạng internet càng lớn. Tính tới thời điểm này, đã có nhiều website được coi như “cơ quan ngôn luận” quan trọng của các tờ báo lớn nhỏ ở Việt Nam. Sự ra đời của các website này cung cấp thêm một phương tiện thuận lợi giúp cho các bạn đọc quan tâm tìm hiểu các vấn đề, sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng được cập nhật từng giờ từng ngày. Những tờ báo điện tử như: www.vietnamnet.vn, www.dangcongsan.com, www.dantri.com.vn, www.vtv.vn, www.vovnews.vn, www.cand.com, www.qdnd.vn, ... đã trở thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng phục vụ

cho cuộc sống của người dân Việt Nam. Ngoài ra hiện nay đài truyền hình Việt Nam, đài tiếng nói Việt Nam cũng đều có website riêng tiện để người

đọc truy cập và tiếp nhận thông tin mọi lúc mọi nơi.

Dưới sự lãnh đạo về tư tưởng của Đảng, trực tiếp là của Ban tư tưởng văn hóa Trung Ương, cùng với ý thức chính trị vốn có, hệ thống các trang báo điện tử dù thuộc các cấp ủy Đảng hay các tổ chức chính trị - xã hội hoặc các bộ, ngành đều đã quan tâm đến công tác đấu tranh tư tưởng, chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực mạng điện tử là một phần quan trọng và thiết yếu của đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng. Kẻ thù chống phá ta, bôi nhọ, đả kích, bóp méo, xuyên tạc tình hình ở nước ta. Vì vậy trong cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, chúng ta không chỉ “chống” lại những luận điệu phản động của các thế lực thù địch mà còn “xây”, xây dựng và củng cố tư tưởng, niềm tin cho nhân dân vào Đảng Cộng sản, vào Nhà nước, vào con đường mà cả dân tộc ta đã lựa chọn.

Bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch đã tấn công chúng ta trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, xây dựng Đảng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền,…, chúng ra sức bôi nhọ chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mưu toan làm cho chúng ta hoài nghi dẫn đến bác bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thay hệ

tư tưởng của giai cấp công nhân bằng hệ tư tưởng của giai cấp tư sản.

Để phản bác lại những âm mưu thâm độc đó, trong những năm qua hệ

thống mạng điện tử ở nước ta đã xuất hiện hàng loạt các bài viết của các nhà lãnh đạo, nhà lý luận xuất sắc đấu tranh thẳng thắn, kiên quyết, triệt để trên từng lĩnh vực, nhằm bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ con đường đi đúng đắn, sáng suốt của cả dân tộc.

• Nội dung đấu tranh:

Th nht, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự

nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân.

Đây chính là vấn đề chủ yếu trên bình diện lý luận và lịch sử. Kẻ địch

đã và sẽ còn tiếp tục tấn công vào cơ sở lý luận và ý thức hệ của xã hội ta,

đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, bảo vệ

chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua mạng internet là một nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hàng loạt các bài viết đã được đăng tải trên các website, các trang báo điện

tử,…đã góp phần tuyên truyền sâu rộng về những giá trị thời đại của chủ

nghĩa Mác – Lênin, phê phán và bác bỏ những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, xét lại những tư tưởng cách mạng, khoa học và nhân văn của các nhà kinh điển. Trong sốđó, trang web của báo Nhân dân, báo An ninh nhân dân, tạp chí Cộng sản, …đăng tải các bài báo ra thường kỳđã hoàn thành tốt việc tuyên truyền và bồi dưỡng kiến thức đúng đắn cho người dân về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong dịp kỷ niệm ngày thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, website của báo Quân đội nhân dân, báo Nhân dân, tạp chí Cộng sản đã

đăng tải hàng loạt bài mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng sâu sắc; đó là các bài như: “Lênin, người mở thời đại mới”, “Gía trị vĩnh hằng của cách mạng tháng Mười Nga” … Hầu hết các bài viết này đều do các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước các nhà nghiên cứu lý luận và lịch sử viết dưới dạng chuyên luận, và được đăng trang trọng. Nội dung của những bài viết này thường có hàm lượng lý luận cao, sự kiện không chỉđược xem dưới góc độ lịch sử mà quan trọng hơn là gắn với thời đại ngày nay, phân tích giá trị nhiều mặt của cách mạng tháng Mười Nga, rút ra những bài học quý giá cho chúng ta trong việc nhận thức thời đại, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và những biện pháp phải thực hiện. Đó là bài báo của đồng chí Võ Nguyên Giáp đăng trên website của báo Quân đội nhân dân www.qdnd.vn với nhan đề là “Đi theo con đường của cách mạng tháng Mười với tinh thần thực tiễn hơn nữa, dân chủ hơn nữa”. Hay bài viết “Cuộc đấu tranh quyết liệt bảo vệ chủ nghĩa Cộng sản khoa học ” của Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thanh thông qua việc phân tích các nội dung quan trọng của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do Mác và Ăngghen viết, chỉ ra những giá trị còn nguyên đối với điều kiện Việt Nam hiện nay, tác giả cho thấy cuộc đấu tranh lý luận để bảo vệ

tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay là một nhiệm vụ rất nặng nề như Nghị quyết Đại hội X đã xác định "kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, phê

phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch". Tại hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa X đã có nghị quyết chuyên đề về "Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới", thể hiện sự quan tâm của Đảng ta đối với công tác đấu tranh lý luận hiện nay, đặc biệt là xung quanh những vấn đề

nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn những thành quả đạt được và những bài học đau xót của những sai lầm ấu trĩ, chúng ta tổng kết, xây dựng lý luận để soi sáng con đường chúng ta đi. Điều quan trọng là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động thực tiễn của Đảng. Đúng như lời tựa viết cho bản "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" bằng tiếng Đức xuất bản năm 1872 do Các Mác và Ăng - ghen viết "Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý

đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời và do đó không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II". Mặt khác, chúng ta cần hình thành những hệ thống lý luận sắc bén, khoa học, đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với những trào lưu lý luận phản động chống chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kể cả việc chống lại những mặt tiêu cực xuất hiện ngay trong một bộ phận không nhỏ cán bộ,

đảng viên và nhân dân như mơ hồ về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của ta, ngộ nhận về chủ nghĩa tư bản hiện đại, không thấy rõ bản chất thực sự của nó, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phi chính trị hóa quân đội… Có thể thấy, hơn bao giờ hết, cuộc đấu tranh lý luận ngày càng đặt ra nhiều vấn đề mới mà chúng ta cần công phu tìm tòi, khám phá để phát triển lý luận cho phù hợp với thực tiễn mới đang đặt ra, như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đòi hỏi: “Thường xuyên tng kết thc tin, b sung, phát trin lý lun, gii quyết đúng đắn nhng vn đề do cuc sng đặt ra”.

Sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, sự chuyển hướng chế độ chính trị ở Nga, giới chính khách và học giả phương Tây cho rằng đó là một “sai lầm lịch sử”, một sự “ngẫu nhiên đầy tác hại” của cách mạng tháng Mười Nga. Trong khi đó các bài viết đăng trên các trang mạng

điện tử của chúng ta đã phản bác lại những luận điệu đó một cách thuyết phục, có tác dụng rất tốt trong việc củng cố niềm tin trong Đảng và trong nhân dân.

Trên website của báo Nhân dân còn đăng tải hàng loạt các bài mang tính lý luận cao như: “C. Mác – người phát hiện và khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” của giáo sư Đỗ Tư, “Về con người trong tư

tưởng của Mác” của tiến sỹ Chu Hồng Thanh. Còn trên trang web của tạp chí cộng sản www.tapchicongsan.org.vn lại có những bài viết đáng chú ý khác như “Những tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản sống mãi” của trung tướng – giáo sư Trần Xuân Trường, …Nhìn chung các bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên việt nam hiện nay (Trang 67 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)