Những đóng góp tích cực và hạn chế trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên việt nam hiện nay (Trang 91 - 101)

đin tử đối vi tng lp thanh niên Vit Nam, nguyên nhân và mt s

vn đềđặt ra.

Trong thời gian qua, mạng điện tử nước ta đã tham gia một cách tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế

lực thù địch. Hàng loạt những bài viết, những phóng sự được đăng tải trên nhiều website lớn, có uy tín; đây sớm được coi là kênh thông tin hữu ích và tiện lợi để cung cấp cho người dân Việt Nam trong và ngoài nước có những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, trong quá trình “xây” và “chống” ấy, hệ thống mạng điện tử nước ta vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, thiếu sót. Tìm hiểu những đóng góp tích cực cũng như những mặt hạn chế trong cuộc chiến chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của chủ

nghĩa đế quốc trên lĩnh vực mạng điện tử là một việc làm cần thiết. Nhìn nhận đúng vấn đề này, tìm ra những nguyên nhân của các hạn chế đó sẽ

giúp chúng ta có được những giải pháp tối ưu để cuộc đấu tranh này thu

2.2.1 Nhng đóng góp tích cc và nguyên nhân

Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử, chúng ta đã sử dụng chính mạng

điện tử - thứ vũ khí mà kẻ thù dùng để chống phá ta, như một thứ vũ khí đặc dụng để chống lại chính âm mưu của chúng. Và trong thời gian qua, hệ

thống mạng điện tử nước ta đã có những đóng góp tích cực. Điều đó được thể hiện qua những mặt sau:

Mt là, thường xuyên và kịp thời phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật, vu cáo của kẻ địch, kịp thời vạch trần động cơ, ý đồ đen tối đằng sau các sự kiện. Website chính thức của các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, tạp chí cộng sản, …đã thể hiện rõ mặt này, đã duy trì thường xuyên chuyên mục “Chuyện thời sự’ – là chuyên mục đăng tải các bài có tính chiến đấu cao trước những việc làm, luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch từ bên ngoài chống phá nước ta. Trên trang web của báo Công an nhân dân www.cand.com.vn có mục “Diễn đàn”, báo An ninh thế

giới www.antg.cand.com.vn có mục “Hồ sơ mật”; đây là các chuyên mục thường dịch và đăng nhiều tài liệu quý giá có liên quan tới những việc làm của các chính quyền và nhân vật quan trọng trên thế giới. Không chỉ kịp thòi phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, hệ thống báo mạng điện tử nước ta còn kịp thời, nhạy bén nhân các sự kiện nào đó để

bình luận, đả kích, vạch trần chính sách của những nhà cầm quyền hoặc tình trạng nhân quyền, tự do ở các nước phương Tây.

Hai là, mạng điện tử đã phát huy được thế mạnh của loại phương tiện truyền thông này trong công tác đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Với việc phản ánh năng động, sáng tạo, lý luận sắc bén, cách viết giản dị, sinh động, khách quan, dễ đi vào lòng người, mang tính phổ thông; các bài viết này đã được đông đảo quần chúng nhân dân đón nhận. Đặc biệt, nhiều trang báo điện tử còn có mục Diễn đàn, nơi trao đổi,

nhân hơn, với cùng mục đích góp phần ngăn chặn những thông tin xấu mà chủ nghĩa đế quốc đã xuyên tạc về đất nước ta, cùng nhau xây dựng và làm sáng tỏ những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đang diễn ra tại đất nước mình. Ngay trên website của báo Nhân dân www.nhandan.org.vn có mục “Chuyện thời sự” là chuyên mục có nhiều bài viết ngắn gọn, xúc tích, lời lẽ sinh động, tùy từng thời điểm, sự kiện để phản bác hoặc cứng rắn, hoặc mỉa mai, đả kích đã gây hứng thú cho người đọc.

Ba là, bước đầu thực hiện tính chủ động, tích cực của chúng ta trong cuộc chiến chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tính chất chiến đấu của mạng Internet chống lại chiến lược “Diễn biến hòa bình” ngày càng rõ ràng hơn, thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ thụ động phản bác các luận điệu, thụ động vạch trần âm mưu đằng sau các sự

kiện vừa xảy ra cho đến việc chủ động tấn công, đả kích, châm biếm, mỉa mai chính ngay các khuyết tật của xã hội tư bản, từ thụ động đối phó với những lời chỉ trích từ bên ngoài đến chủ động trình bày chính diện quan

điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam một cách có hệ thống trên những vấn

đề lớn như: tự do, dân chủ, nhân quyền, sở hữu, kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, … Các cơ quan báo chí online trực tiếp của Đảng, những tờ báo chính trị và lý luận của Đảng đã đi đầu và làm nòng cốt chống “diễn biến hòa bình”. Gía trị sâu sắc của các tác phẩm mang tính chiến đấu trên báo mạng điện tử là đưa định hướng chính trị, tư tưởng đúng

đắn của Đảng vào nhận thức của đông đảo quần chúng. Trên trận địa thông tin và lý luận, đây là một xuất phát điểm của những tác động dây chuyền mang tính chiến đấu.

Bn là, thực hiện tốt phương châm kết hợp “chống” và “xây’; “chống” quyết liệt và “xây” tích cực. Đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” không chỉ là thụđộng phản bác những luận điệu xuyên tạc, bóp méo, vu cáo, bịa đặt của địch mà điều quan trọng là việc khẳng định tính đúng đắn của những chính sách, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, là xây

dựng cách nhìn, quan điểm đúng đắn cho đông đảo quần chúng, đặc biệt là

đội ngũ cán bộđảng viên. Chúng ta đã nêu bật được thành tựu của đất nước, tinh thần yêu nước và cách mạng của nhân dân ta, truyền thống tốt đẹp với những giá trị cao quý của dân tộc ta. Đặc biệt là nêu được tình cảm tốt đẹp và niềm tin vững chắc của nhân dân đối với đường lối, cương lĩnh và sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

đất nước.

Những đóng góp tích cực trên đây mà hệ thống mạng điện tử nước ta

đã đạt được là những nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng, Nhà nước ta cũng như của toàn thể nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình’ của chủ nghĩa đế quốc.

Sở dĩ gặt hái được những thành quả này do các nguyên nhân chủ yếu: - Sự lãnh đạo, quan tâm của Đảng đối với các phương tiện thông tin

đại chúng nói chung và với mạng điện tử nói riêng. Những website chính thức của các tờ báo có mặt trên mạng Internet đều đặt dưới sự lãnh đạo của các cơ quan chủ quản. Nhưng dù thuộc Ban, Bộ, Ngành của Đảng hay của chính phủ, thuộc các hội khoa học, văn học, nghệ thuật hay các đoàn thể

chính trị, dù là website của Trung ương hay địa phương thì các trang web này đều chịu sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

- Thêm vào đó, được sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị, Trung

ương Đảng, Chính phủ thông qua các cơ quan chức năng là Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ văn hóa – thông tin; trước những sự kiện quan trọng của đất nước hoặc theo định kỳ; các website chính thức của các cơ

quan ngang Ngành, Bộ, Sở, … đều nhận được sự chỉ đạo về tư tưởng của các cơ quan có trách nhiệm và của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Việc nhiều trang báo điện tử có nhiều bài viết đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái của chủ nghĩa đế quốc đã thể hiện sự chỉ đạo kịp thời của

- Hơn nữa, nói về báo mạng điện tử nói riêng, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm báo mạng điện tử có ý thức chính trị ngày càng cao, có tay nghề ngày càng vững, do được đào tạo, bồi dưỡng cả về lý luận lẫn nhận thức. Cùng với đó là trình độ dân trí ngày càng cao; người đọc ngày càng có yêu cầu cao hơn đối với những thông tin mà báo mạng điện tử cung cấp, từđó thúc đẩy báo mạng điện tử cũng phải tự nâng mình lên cho xứng tầm.

- Hiện nay, qua hơn chục năm mạng internet có mặt tại Việt Nam, các dịch vụ tiện ích của mạng điện tử này như: báo mạng điện tử, các diễn đàn, các blog, …đã được phát huy triệt để để nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước về những hoạt động, sự kiện thường nhật của Việt Nam và thế giới, để mọi người dân có thể tiếp nhận những chủ

trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, và cũng để vạch trần bộ mặt xấu xa của các thế lực thù địch khi thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” của chúng thông qua mạng điện tửở nước ta.

Với những đóng góp tích cực này, mạng điện tử đã trở thành một thứ

vũ khí sắc bén giáng những đòn quyết liệt vào những âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ.

2.2.2 Mt s hn chế, khuyết đim và nguyên nhân

Mặc dù chúng ta đã có sự chuẩn bị nghiêm túc, có sựu nhất quán và quyết tâm cao; mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc

đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thê lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử ở nước ta nhưng có một thực tế là, hiện nay những hoạt động này của chúng ta còn không ít những hạn chế, bộc lộ không ít những khiếm khuyết. Đó là:

Th nht, để chống “Diễn biến hòa bình” có hiệu quả trên lĩnh vực mạng điện tử nói riêng cũng như trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng nói chung, có những vấn đề lý luận, quan điểm cơ bản chúng ta chưa nghiên cứu thật sâu, chưa làm sáng tỏ, nhất là những nhận thức chính thống và đúng đắn về

nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những vấn đề

nhạy cảm và cụ thể như: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn

đề dân chủ xã hội chủ nghĩa, vấn đề Đảng cầm quyền, hay như việc nghiên cứu về “Diễn biến hòa bình” và đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, đi sâu vào việc dự báo các ý đồ, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, …chúng ta chưa làm được nhiều. Hệ thống báo điện tử của ta chưa tạo được một cách chắc chắn sự “miễn dịch” đối với các thông tin trái chiều về những vấn đề trên.

Th hai, dù trong những năm gần đây, sự quan tâm và chỉ đạo, phối hợp của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng là có tập trung trong việc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, nhưng sự tham gia của các trang báo điện tử là chưa rầm rộ, chưa đồng đều.

Th ba, các bài viết đăng trên các trang web điện tử có nội dung đấu tranh chống lại chiến lược “Diễn biến hòa bình” tuy đã có mục đích rõ ràng nhưng cách viết còn thiếu tính chủ động, nhiều bài viết tính thuyết phục chưa cao, thường bị động, đôi khi còn mang nặng tính thời sự, chính trị, chưa có luận cứ khoa học vững chắc, đôi khi còn lúng túng trong việc phản bác lại các luận điệu tuyên truyền phản động của thế lực phản động. Tính thiếu chủ động trong việc thông tin một số vụ việc tiêu cực đã để cho báo chí nước ngoài dường như giành được thế chủđộng trong loại thông tin này. Một số cơ quan báo chí trong nước thông tin trái ngược nhau. Tình trạng này dẫn đến làm giảm hiệu lực trong việc tạo dư luận, định hướng dư luận - một nhiệm vụ hàng đầu của báo chí.

Th tư, hệ thống các trang web của bọn phản cách mạng, của các thế

lực thù địch như www.Vietnamnewsnetwork (mạng tin tức Việt Nam), www.cnn.com, http://vietpage.com, www.bbcvietnamese.com, www.talawas.org, www.vietbao.com, www.nguoiviet.com, www.vietnamvietnam.com, www.vietnamtudo.net, www.diendandanchu.net, … càng ngày càng truyền bá nhiều thông tin thiếu tính chính xác về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Tuy đã có

biện pháp khắc phục, ngăn chặn nhiều website phản động nhưng về thực chất, chưa có một chế tải cụ thể nào có thể nhằm tạo ra “bức tường lửa”, ngăn chặn hoàn toàn những trang web đó có mặt trong hệ thống mạng điện tử tại Việt Nam.

Th năm, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng một số báo điện tử vẫn

để xảy ra sai sót trong xử lý tin, bài, độ chín, sự nhạy cảm chính trị xã hội của phóng viên có lúc chưa cao. Qua đó cho thấy một vấn đề đáng quan tâm: Báo điện tử đã "nhanh" nhưng cần phải "nhạy" hơn, "tinh" hơn; tránh nhanh nhảu "đoảng".

Một vấn đề đặt ra cần nhìn nhận nghiêm túc hơn với một số báo điện tử là việc giải quyết quan hệ giữa thu hút quảng cáo và bảo đảm tính định hướng, không vi phạm pháp luật. Trên giao diện của một tờ báo điện tử có lúc đã đăng tải những nội dung nhắn tin gây tò mò, kích động, không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Việc một số tờ báo cho phép các công ty kinh doanh dịch vụ nhắn tin có thưởng, nhắn tin giải đáp vướng mắc sức khoẻ, sinh lý...gây tranh cãi thời gian qua cho thấy có lúc, có nơi ban biên tập báo

điện tử chưa thật sự chú ý quản lý nội dung quảng cáo theo pháp lệnh quảng cáo và những quy định của pháp luật.

Th sáu, ngoài dịch vụ internet là các trang báo điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến đối với người dân khi muốn tiếp nhận thông tin hàng ngày một cách thuận tiện, thì mạng điện tử còn bao gồm nhiều dịch vụ tiện ích khác: forum (diễn đàn), blog,…Phần lớn những cư dân mạng sử dụng dịch vụ này là những thanh thiếu niên trẻ tuổi. Mặt tích cực của blog, diễn

đàn thì hầu như ai cũng biết khi chúng ta có thể được tự do ngôn luận, sẻ

chia những cảm xúc, những chính kiến, suy tư của cá nhân và giao lưu, học hỏi cùng bè bạn khắp nơi, nhưng mặt tiêu cực từ các dịch vị này thì không phải ai cũng nhận ra. Hiện tượng các blog “bẩn” hiện nay ở Việt Nam đang tạo nên một làn sóng. Theo bảng báo cáo mới gần đây của ScanSafe thì 80%

blog hiện nay chứa đựng nội dung xấu. Đây là một thực tế đáng buồn. Phải chăng Việt Nam đang thiếu một hệ thống kiến thức giáo dục cho các bạn trẻ

khi muốn gia nhập thành viên của “cư dân mạng”. Đó là những kiến thức về đạo đức, về lòng yêu nước, về trách nhiệm và nghĩa vụ của các bạn trẻ Việt Nam khi sử dụng mạng điện tử.

Th by, các trang báo mạng nước ta chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu cơ bản cả về lý luận và nghiệp vụ đối với các nhà báo và các cán bộ quản lý các trang báo mạng này; chưa có sự quan tâm, tăng cường thích đáng về phương tiện, chính sách, chế độ đối với những người trực tiếp tham gia vào công việc này.

Việc đấu tranh chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót này là do những nguyên nhân sau:

- Chống “Diễn biến hòa bình” chưa trở thành ý thức thường xuyên, thành bản lĩnh chính trị của các cấp ngành, các cơ quan chủ quản của các trang báo điện tử nói riêng và mạng điện tử nói chung. Trong nhận thức, không phải không có cán bộ, đảng viên còn coi nhẹ nhiệm vụ này, vẫn có người còn nghĩ “Diễn biến hòa bình” chỉ là việc “lên gân chính trị”, vì làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên việt nam hiện nay (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)