Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chống “diễn biến hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên việt nam hiện nay (Trang 101 - 121)

thanh niên Vit Nam hin nay.

Âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp. Cùng với sự phát triển của mạng điện tử với những tính năng ưu việt mà phương tiện truyền thông này đem lại, mạng

điện tử đã trở thành phương tiện hữu ích nhất hiện nay mà kẻ thù triệt để sử

dụng để tiếp tục nuôi ước mơ làm bá chủ thế giới của chúng thông qua hoạt

động “Diễn biến hòa bình”. Việc lấy chính mạng điện tử làm phương tiện

đấu tranh chống âm mưu thâm độc này của kẻ thù là việc làm tối ưu.

Trên cơ sở nhận thức rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cuộc

đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam; để nâng cao chất lượng, hiệu quả

của cuộc đấu tranh đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp chủ yếu.

2.3.1 Nâng cao nhn thc ca các lc lượng, trong đó có thanh

niên v âm mưu, thủđon “Din biến hòa bình” ca các thế lc thù địch,

• Lĩnh vực chính trị - tư tưởng:

Mục tiêu chính của kẻ thù khi tiến hành chiến lược “Diễn biến hòa bình” là đánh vào hệ tư tưởng chính trị của chủ nghĩa xã hội, con đường cũng như khả năng đi lên chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, hệ thống mạng điện tử của chúng ta phải giải quyết những vấn đề sau:

Khẳng định giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác – Lênin; bảo vệ sự đúng đắn của các giá trị khoa học, các luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; đồng thời tiếp thu những thành tựu khoa học, những tiến bộ của nền văn minh nhân loại; tổng kết thực tiễn; phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin như học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết duy vật lịch sử, phép biện chứng duy vật, học thuyết về

chuyên chính vô sản, về đấu tranh giai cấp và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Khẳng định và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam; sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là một tất yếu của lịch sử; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho cách mạng Việt Nam thành công.

Hệ thống các trang báo mạng điện tử nước ta hiện nay cần làm rõ cơ

sở khoa học của các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đoàn kết dân tộc, dân chủ, nhân quyền, về hệ thống chính trị, về nhà nước của dân, do dân, vì dân, …Báo mạng điện tử cần làm rõ những quan

điểm của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, các nghị quyết, văn kiện của Trung

ương; những thành tựu và tồn tại cũng như bài học kinh nghiệm trong thời kỳ đổi mới. Tuyên truyền thực hiện thắng lợi cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn liền với việc thực hiện chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh, tăng cường sự thống nhất trong Đảng và nâng cao tính chiến đấu của Đảng.

Để giáng trả đích đáng những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù không thể xuất phát từ những nhận thức cảm tính mà cần có sự phân tích, phê phán triệt để các luận điệu đó với đầy đủ cơ sở khoa học. Phân tích có lý lẽ, giải thích đúng nguồn gốc nguyên nhân của những sai lầm, thất bại, tồn tại, hạn chế, vạch rõ sự xuyên tạc, bôi nhọ với các thủ đoạn thâm độc của kẻ thù. Làm như vậy, chúng ta sẽ bảo vệ được sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở

nước ta.

Chúng ta cần nâng cao tư tưởng chính trị cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia mạng điện tử.

Đối với báo mạng, giải pháp có ý nghĩa quan trọng là việc xây dựng, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí từ lãnh

đạo đến các chuyên gia, phóng viên, biên tập viên cho đến các nhân viên kỹ

thuật, nghiệp vụ. Ở Việt Nam hiện nay, tại khoa Báo chí, ĐH KHXH&VN thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, môn báo trực tuyến (với 2-3 đơn vị học trình)

được đưa vào giảng dạy từ năm 2002 ở tất cả các lớp nhưng mới chỉ ở Học viện Báo chí và tuyên truyền là có chuyên ngành đào tạo báo điện tử.

Đối với blog và forum (diễn đàn) – hai tiện ích khác của mạng internet, Nhà nước ta đã có sự quan tâm kịp thời. Ngày 18/12/2008, Bộ

Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động cung cấp thông tin trên blog. Thông tư này hướng dẫn Nghịđịnh 97/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên internet. Thông tư này cũng đã tạo ra “hành lang” cụ thể cho người tham gia môi trường internet có mở trang thông tin cá nhân, thông qua năm loại hành vi thuộc danh mục cấm.

Gần đây nhất, nghịđịnh 72/2013/NĐ – CP của chính phủ, quy định về

việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng đã

được ban hành ngày 15/07/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/09/2013. Nghị định gồm 6 chương, 46 điều, quy định chi tiết về dịch vụ internet; nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; việc cung cấp dịch vụ trò chơi

điện tử và bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng. Nghị định 72 cũng sẽ tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của các loại hình thông tin mới bên cạnh các phương thức truyền thống, phù hợp với sự phát triển của thực tế phát triển internet tại Việt Nam.

Về vấn đề xử lý các trang tin mạo danh tổ chức, cá nhân và phát tán các thông tin sai lệch, đây là công việc cần sự kết hợp và nỗ lực của nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng như và cả cộng đồng chứ không đơn thuần là xử lý hành chính hay chặn bằng các biện pháp kỹ thuật một cách đơn thuần. Để đấu tranh các thông tin sai lệch, vi phạm pháp luật thì một trong những biện pháp quan trọng đó là sự nỗ lực của cộng đồng cơ quan truyền thông cũng như ý thức của chính bản thân những người sử dụng để định hướng, chọn lọc các thông tin đúng và lành mạnh trên internet. Một trong những nội dung điểm mới quan trọng của Nghị định 72 là quy định về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. Điều 22, chương III của Nghị định có nêu rõ: "Các tổ chức, cá nhân, khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng hoặc truy cập từ Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy

định pháp luật có liên quan".

Việc không ngừng quan tâm, đưa ra những nghị định, chỉ thị quy định hành vi của người tham gia sử dụng internet là rất quan trọng trước sự thay

đổi, phát triển như “vũ bão” của mạng điện tử toàn cầu cũng như ở Việt Nam nhằm đấu tranh, chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp hơn.

Ngoài ra, các tờ báo mạng điện tử của chúng ta cần chú trọng đến việc tuyên truyền công tác giáo dục, bồi dưỡng và nâng cao khả năng nhận thức cho đảng viên trong sinh hoạt chi bộ. Bởi “Diễn biến hòa bình” đã nguy hiểm nhưng “tự diễn biến” còn nguy hiểm hơn. Lập trường tư tưởng – chính trị của đảng viên phải thực sự vững vàng, phẩm chất đạo đức phải thường xuyên được trau dồi mới có thể đánh bại được âm mưu đen tối của kẻ thù. Niềm tin của đảng viên vào Đảng Cộng sản, vào chế độ xã hội chủ nghĩa phải là niềm tin sắt đá, đảng viên phải thực sự sống, chiến đấu và hy sinh cho sự nghiệp cách mạng cao cả ấy thì mới gây dựng được niềm tin trong nhân dân. Để đạt được điều đó, các chi bộ cơ sở phải thường xuyên trau dồi kiến thức và củng cố bản lĩnh chính trị cho đảng viên; tuyên truyền sâu rộng,

đầy đủ, chính xác, kịp thời và chính diện những thông tin liên quan đến tình hình đất nước, khu vực và thế giới, cũng như về âm mưu, thủ đoạn chống phá nước ta của các thế lực thù địch, nhằm trang bị cho đảng viên cái nhìn toàn diện và sâu sắc mọi vấn đề, từ đó nâng cao nhận thức, ý chí chiến đấu của đảng viên trong mọi hoàn cảnh. Có như thế mới bảo vệ được chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng Cộng sản và Nhà nươc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới chống lại được cuộc “chiến tranh không có khói súng” một cách hiệu quả.

• Lĩnh vực kinh tế:

Để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” của mình, các thế lực thù

địch đã lợi dụng sự hội nhập,mở cửa của chúng ta để tấn công vào định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa, khuyến khích xu hướng thị trường tự do, kêu gọi mở

rộng kinh tế tư nhân, tách rời sự quản lý của Nhà nước, từng bước làm cho nền kinh tế nước ta phụ thuộc và chịu sựđiều khiển của nước ngoài.

Mục đích cuối cùng của chúng vẫn là nhằm hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; phủ nhận đường lối, chính sách phát triển kinh tế và thành tựu đổi mới của đất nước. Vì thế, hệ thống mạng điện tử của chúng ta phải là những kênh thông tin đa dạng, nhiều chiều, trên phạm vi thông tin

rộng, lượng thông tin lớn và kịp thời, góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Một mặt, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống; mặt khác, là kênh thông tin phản ánh các vấn đề thực tiễn sinh động đang diễn ra, tổng kết thực tiễn và bổ sung lý luận, kiểm tra sự đúng đắn trong đường lối, chính sách của

Đảng. Bên cạnh đó, hệ thống báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật có hiệu quả và tuân theo hành lang quản lý của Nhà nước.

Nếu hệ thống mạng điện tử của chúng ta nói chung và báo điện tử nói riêng làm tốt được những vấn đề này sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu lực quẩn lý của Nhà nước, tăng cường định hướng xã hội chủ

nghĩa, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực kinh tế.

• Lĩnh vực văn hóa – xã hội:

Văn hóa – xã hội là nền tảng của xã hội, là động lực thúc đẩy tiến bộ

xã hội.Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, xây dựng xã hội mới, con người mới. Đây là lình vực rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm gắn với tư tưởng, tâm tư tình cảm của con người. Các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng, tiến hành các thủđoạn chiến tranh tâm lý để chống phá cách mạng nước ta. Mảng đề tài này cần chiếm vị

trí chủ lực trên các trang báo điện tử. Vấn đề cần được quan tâm tuyên truyền sâu rộng và làm sáng tỏ là những vấn đề được đặt thành quốc sách như: giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; những vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến bản chất chế độ như: phân hóa giàu nghèo, công bằng xã hội…Tăng cường tuyên truyền nhiều hơn nữa giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, đề cao đạo đức, lối sống, định hướng thẩm mỹ; phê phán thói lai căng, kệch cỡm, mất gốc…Các website chính thức của các cơ quan ngôn luận từ Trung ương đến địa phương phải làm nhiệm vụ định hướng rõ nét cho quần chúng nhân dân. Vì “Diễn biến hòa bình” mà kẻ thù tập trung tấn công chúng ta là nhằm xóa bỏ truyền thống văn hóa dân tộc,

bao gồm cả truyền thống lịch sử và cách mạng, các giá trị đời sống văn hóa tinh thần chuẩn mực đã được hình thành, giữ gìn và phát triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Ngoài ra, hệ thống báo điện tử của chúng ta cần quan tâm hơn đến vấn đề thông tin đối ngoại. Vì mục đích chính của thông tin đối ngoại là tuyên truyền cho nước ngoài (gồm cả cư dân Việt Nam và nhân dân thế giới) hiểu đúng về ta, đồng thời ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.3.2. Cn tăng cường s lãnh đạo, chỉ đạo ca Đảng, nâng cao

hiu qu qun lý ca Nhà nước đối vi h thng mng đin tửở nước ta.

Theo chỉ thị 06/2004/CT/BBCVT về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin Bưu chính, Viễn thông và Internet trong tình hình mới có uy định như sau: “Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bưu chính, viễn thông và internet; có trách nhiệm bảo đảm an ninh thông tin trong hoạt

động bưu chính, viễn thông và internet; thực hiện các yêu cầu vềđảm bảo an toàn mạng lưới, an ninh thông tin của Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và các nội dung quy định tại Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-TCBĐ-BCA ngày 7/6/2001. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và internet phối hợp với Công an địa phương xây dựng phương án hành động khi có tình huống bạo động, bạo loạn gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia”.

Đối với báo điện tử, một dịch vụ quan trọng của mạng điện tử, vì thuộc vào hệ thống báo chí của nước ta nên hoạt động của báo điên tử trước hết chịu sự quy định của các chỉ thị, các luật ban hành áp dụng cho báo chí nói chung. Theo chỉ thị 22/CT – TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị về

tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lánh đạo quản lý công tác báo chí, xuất bản nêu rõ: “báo chí – xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội, và là diễn đàn của nhân dân,

luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chủ đề trọng tâm của hoạt động báo chí – xuất bản là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội””.

Hơn thế nữa, hệ thống báo điện tử cũng có những chỉ thị riêng quy

định chặt chẽ sự hoạt động của loại hình này thông qua chỉ thị số 52-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay. Chỉ thịđã nêu rõ chủ

trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về báo điện tử, xác định các nhiệm vụ

và giải pháp chủ yếu để phát triển và quản lý cũng như trong việc định hướng tổ chức và thực hiện loại hình báo chí này. Một trong những công việc cần làm trước mắt được nêu trong Chỉ thị này là việc các bộ, ban, ngành hữu quan tham mưu cho Chính phủ xây dựng Pháp lệnh về Internet và sửa đổi Luật báo chí trình Quốc hội thông qua việc cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hạ tầng pháp lý, trong đó có luật về tội phạm mạng tin học, sớm thành lập "Trung tâm phn ng nhanh các s c máy tính Vit Nam" (VN CERT) theo thông lệ quốc tế và theo cam kết của VN trong APEC và ASEAN.

Bên cạnh đó, chúng tac cần có sự xử lý nghiêm minh và kịp thời đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên việt nam hiện nay (Trang 101 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)