Cân bằng nước khối tuyết

Một phần của tài liệu Nguyên lý thủy văn ( NXB ĐH Quốc gia Hà Nội ) - Chương 7 pdf (Trang 41 - 42)

1990. Được xuất bản dưới sự cho phép của NXB IAHS)

7.9.1Cân bằng nước khối tuyết

Một trong những thách thức chính trong thủy văn học tuyết là đánh giá cân bằng nước khối tuyết và sự biến đổi trong không gian của nó bên trong một lưu vực. Một vấn đề cơ bản là việc lấy mẫu thích hợp. Vì các khối tuyết có xu hướng thể hiện nhiều tính biến thiên không gian hơn một lượng mưa rơi tương đương bởi vì những hiệu ứng khác nhau của việc trôi dạt, sự ép (nén) và bộ phận chảy ra (ví dụ Barry, 1983; Ferguson, 1985; Rango, 1985) (xem thêm mục 2.7.2). Thậm chí ở những vùng tuyết rơi không lớn, những sự biến đổi trong không gian và theo thời gian có thể là đáng kể. Ví dụ, ở Cairngorms, Scotland, cân bằng nước cực đại đã được chỉ ra thay đổi xung quanh giá trị 50 mm trong những mùa đông ôn hoà còn trong các mùa đông khốc liệt hơn lên tới 200 mm. Sự thay đổi theo không gian từ một vài millimeters trong một phần của một lưu vực đến hơn 2000 mm nơi khác (Soulsby và những người khác, 1997).

Những phương pháp truyền thống của phép đo đạc đã sử dụng những thiết bị cảm ứng áp suất đặt lên những thùng áp suất kim loại để đo đạc các số liệu quý giá dần dần đang được thay thế bởi những phương pháp đo khác đó là mô hình địa thế kỹ thuật số và các phần tử nhạy điều khiển từ xa. Những thiết bị này đã tạo ra những thành công trong việc vẽ bản đồ phạm vi phân bố của khối tuyết trên những vùng lớn trong chu kỳ lặp lại của tuyết (Ví dụ Van de Griend và Engman, 1985; Rango và những người khác, 1990). Tuy nhiên, phạm vi phân bố phản ánh đặc điểm cục bộ của dòng chảy tuyết tan trong tương lai thì ít hiệu quả hơn những thông tin về cân bằng nước khối tuyết vì nó là một hàm của đặc tính và độ sâu khối tuyết.

Hai ví dụ minh họa tự nhiên của quá trình nghiên cứu tuyết đang thực hiện, Kuittinen (1989) đã đánh giá những cân bằng nước ở Phần Lan bằng việc thiết lập một mối quan hệ giữa những vùng tuyết rơi tự do và cân bằng nước của những vùng tuyết bao phủ còn lại. Hình tượng vệ tinh sau đó được sử dụng để đo những vùng tuyết tự do. Cân bằng nước cũng được suy ra từ tỷ lệ giữa sự phát xạ tia gam-ma từ mặt đệm trần trụị và sự phát xạ từ mặt đệm có tuyết phủ và được kiểm tra định kỳ bởi phép đo hiệu suất. Rango và Katwijk (1990) cũng đã mô tả một phương pháp đánh giá dòng chảy tuyết tan cho một lưu vực vùng núi ở Colorado, USA. Một 'họ' những đường cong rút hết lớp phủ tuyết đã được phát triển, mà bao phủ một phạm vi những giá trị phân bố cân bằng nước tuyết tại thời điểm bắt đầu mùa tuyết tan ở mỗi vùng trong ba khu vực vùng cao. Phép đo vệ tinh của lớp vỏ tuyết đã được sử dụng để lựa chọn đường cong rút hết lớp phủ tuyết thích hợp cho mùa tuyết tan trong điều nói đến ở trên. Những đánh giá dòng chảy được cập nhật với những sự quan trắc hàng tuần của nhiệt độ dòng chảy và không khí thực tế.

Một phần của tài liệu Nguyên lý thủy văn ( NXB ĐH Quốc gia Hà Nội ) - Chương 7 pdf (Trang 41 - 42)