Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chính trị cơ sở ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 32)

huyện Can Lộc

Theo Báo cáo số 100 ngày 10/9/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy Can Lộc về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 19/8/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về “nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn”, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Can Lộc có ưu điểm và hạn chế chung như sau:

Về ưu điểm: hệ thống chính trị cơ sở từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Các tổ chức trong hệ thống chính trị đã quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chủ trương, chính sách và pháp luật Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chăm lo xây dựng tổ chức trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu quả lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Đối với tổ chức Đảng: đã tập trung đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; đổi mới phương thức lãnh đạo, cách thức ra nghị quyết; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tổng kết rút kinh nghiệm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Kết quả phân loại năm 2013, có 18 đơn vị (chiếm 78.3%) đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, 2 đơn vị (chiếm 8.69%) hoàn thành tốt nhiệm vụ, 3 đơn vị (chiếm 8.69%) hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với chính quyền cơ sở: hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có nhiều đổi mới, bám sát chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, chính quyền cơ sở đã kịp thời cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ cấp trên giao bằng các đề án, kế hoạch và chương trình hành động; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân ngày càng được nâng cao. Đại biểu Hội đồng nhân dân ngoài việc thực hiện nhiệm vụ trong các kỳ họp, còn được phân công thường xuyên bám sát các phong trào, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cử tri. Kết quả đánh giá phân loại hoạt động năm 2013 của Hội đồng nhân dân có 6 đơn vị (chiếm 26%) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 7 đơn vị (chiếm 30.3%) hoàn thành tốt nhiệm vụ, 10 đơn vị (chiếm 43.6%) hoàn thành nhiệm vụ.

Hoạt động quả lý, điều hành của Ủy ban nhân dân có nhiều đổi mới, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới lề lối làm việc, phân công nhiệm vụ rõ ràng, quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng thành viên ủy ban, cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân. Phân loại kết quả hoạt động năm 2013 có 6 đơn vị (chiếm 26%) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 13 đơn vị (chiếm 57%) hoàn thành tốt nhiệm vụ, 4 đơn vị (chiếm 16%) hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: đã phát huy được vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, cải tiến phương thức hoạt động, tăng cường tập hợp đoàn viên, hội viên, xây dựng tổ chức trong sạch vững mạnh. Kết quả phân loại năm 2013:

Vững mạnh: Mặt trận Tổ quốc 13 đơn vị (57%); Đoàn thanh niên 17 đơn vị (74%); Hội Phụ nữ 11 đơn vị (48%); Hội Nông dân 17 đơn vị (74%); Hội Cựu chiến binh 21 đơn vị (91.3%); Công đoàn cơ sở 18 đơn vị (78%).

Khá: Mặt trận Tổ quốc 10 đơn vị (43%); Đoàn thanh niên 5 đơn vị (21.7%); Hội Phụ nữ 12 đơn vị (52%); Hội Nông dân 6 đơn vị (26%); Hội Cựu chiến binh 2 đơn vị (7.8%); Công đoàn cơ sở 5 đơn vị (22%).

Trung bình: Đoàn thanh niên 01 đơn vị (4.3%).

Về hạn chế, yếu kém: bên cạnh những kết quả đạt được, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Can Lộc còn bộc lộ những hạn chế yếu kém sau:

Đối với tổ chức Đảng: năng lực lãnh đạo của một số Đảng bộ, chi bộ, nhất là chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở còn yếu; chậm đổi mới phương thức lãnh đạo. Việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu, có nơi biểu hiện ngại khó; một số cán bộ, đảng viên nói không đi đôi với làm. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình và tự phê bình còn yếu; nề nếp sinh hoạt, ý thức tổ chức kỷ luật chưa nghiêm. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên.

Đối với chính quyền: chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã còn bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ; hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã và một số đại biểu Hội đồng nhân dân chưa cao; vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đối với chính quyền còn hạn chế.

Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: chậm đổi mới phương thức hoạt động, thiếu chủ động trong tham mưu cho cấp ủy chính quyền trong công tác vận động quần chúng; lề lối làm việc nặng về hành chính; tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên còn hạn chế. Sự phối hợp giữa Mặt trận, các đoàn thể với chính quyền ở một số xã chưa tốt, không có quy chế phối hợp; nhiều xã chưa tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tham gia giám sát và phản biện xã hội đối với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoạt động góp ý xây dựng Đảng và chính quyền hàng năm nhìn chung còn hình thức.

Tóm lại, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Can Lộc đã có nhiều nổ lực trong việc nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị

cơ sở, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Xây dựng Nông thôn mới tỉnh, đến tháng 8/2014 số xã đạt chuẩn (theo tiêu chí nông thôn mới) về hệ thống chính trị của huyện Can Lộc còn thấp, chỉ có 6/22 xã chiếm 27,2% đạt chuẩn; 6/22 xã đạt 90%; 5/22 xã đạt 80%; 2/22 xã đạt 85%; 2/22 xã đạt 75% và 1/22 xã đạt 70%. Tuy nhiên, Để có cơ sở đánh giá khách quan hơn, cần đi sâu phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của các thành tố cấu thành hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Can Lộc.

1.3.1. Đảng bộ xã

Tính đến tháng 5 năm 2014, Đảng bộ huyện Can Lộc có 47 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó có 22 Đảng bộ xã, 1 Đảng bộ thị trấn, 8 Đảng bộ cơ quan trực thuộc và 16 chi bộ cơ sở trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Có 7.998 đảng viên, trong đó có 44 đảng viên là giáo dân.

Trong 9 xã được tiến hành điều tra, mỗi xã đều tổ chức thành 01 Đảng bộ cơ sở, với số lượng ít nhất là 216 đảng viên (Đảng bộ xã Yên Lộc), nhiều nhất là 379 đảng viên (Đảng bộ xã Vượng Lộc). Tính trung bình mỗi Đảng bộ có trên 200 đảng viên.

Trong đó, tính trung bình đảng viên nữ chiếm khoảng 30% đến 40% tổng số đảng viên trong mỗi Đảng bộ, ít nhất là Đảng bộ xã Thượng Lộc: 65/315, chiếm 20.63%; cao nhất là Đảng bộ xã Thiên Lộc: 143/312, chiếm 45.83%. Số đảng viên từ 25 đến 40 tuổi chiếm 35.34%; 40 đến 60 tuổi chiếm 32.30%; trên 60 tuổi chiếm 31.37%. Có 2 Đảng bộ có đảng viên là giáo dân: Yên Lộc 2 đồng chí (1.38%), Thuận Thiện 1 đồng chí (0.33%).

Trong tổng số 2.643 đảng viên của 9 Đảng bộ được tiến hành điều tra có chất lượng cụ thể như sau: Trình độ văn hóa: Tiểu học chiếm 12.49%; Trung học cơ sở chiếm 32.92%; Trung học phổ thông chiếm 54.59%. Trình độ lý luận chính trị: sơ cấp chiếm 28.83%; trung cấp chiếm 12.22%, cao cấp có 9 đồng chí chiếm 0.34%.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 17.63% đảng viên tốt nghiệp đại học; 11.50% đảng viên tốt nghiệp cao đẳng; 12.90% đảng viên tốt nghiệp trung cấp.

Số lượng các chi bộ (chi bộ thôn, xóm, cơ quan, trường học, trạm xá) trực thuộc Đảng bộ xã trung bình từ 10 - 12 chi bộ/Đảng bộ. Đảng bộ có số chi bộ nhiều nhất là Đảng bộ xã Vượng Lộc với 15 chi bộ; Đảng bộ có số chi bộ ít nhất là Đảng bộ xã Yên Lộc với 7 chi bộ.

Trong 9 xã tiến hành điều tra có 123 đảng ủy viên (nam 86.99%, nữ 12.20%), trong đó: 2/9 xã 14 người, 2/9 xã 13 người, 2/9 xã 12 người, 3/9 xã 15 người, với chất lượng như sau: về trình độ văn hóa: trung học cơ sở 4.88%, trung học phổ thông 95.12%. Về trình độ chuyên môn: trung cấp 44.72%, đại học, cao đẳng 39.84%. Về trình độ chính trị: trung cấp 75.51%, cao cấp 0.81%.

Xác định được vai trò hạt nhân chính trị và lãnh đạo toàn diện, trong những năm qua Đảng ủy các xã đã chú trọng nâng cao chất lượng ban hành nghị quyết.

Ngoài nghị quyết Đại hội Đảng bộ theo nhiệm kỳ, các cấp uỷ Đảng còn ban hành các nghị quyết chuyên đề về: phát triển kinh tế - xã hội; văn hóa - giáo dục - y tế; quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng, chính quyền; về vận động quần chúng và các nghị quyết chuyên đề đột xuất khác khi có vấn đề nảy sinh. Qua điều tra 9 xã trong 3 nhiệm kỳ hoạt động (2000 - 2005, 2005 - 2010, 2010 - 2015), phản ánh kết quả việc ban hành các nghị quyết chuyên đề như sau:

Hàng năm, Đảng ủy các xã đều ban hành các nghị quyết chuyên đề phát triển kinh tế - xã hội như: nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp (lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu, Đông Xuân; đẩy mạnh phát triển kinh tế sau chuyển đổi ruộng đất; phát triển trang trại; phát triển mô hình chăn nuôi; thành lập quỹ tín dụng nhân dân; phát triển mô hình kinh tế nuôi trồng thủy sản); xóa đói giảm nghèo; phát triển giao thông nông thôn; lãnh đạo, chỉ đạo giải phóng mặt bằng; nhiệm kỳ 2010 - 2015, 66.67% Đảng ủy xã ban hành nghị quyết về tập trung lãnh đạo xây dựng nông thôn mới; 44% Đảng ủy ban hành nghị quyết về phát triển văn hóa - giáo dục - y tế như: thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; xây dựng nhà văn hóa và thiết chế văn hóa; thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục; xây dựng trường chuẩn quốc gia, trạm y tế chuẩn quốc gia (nhiệm kỳ 2005 - 2010: 67%, nhiệm kỳ 2000 - 2005: 56%); 33% Đảng ủy ban hành nghị quyết về xây dựng Đảng, chính quyền như: tăng cường công tác kết nạp đảng viên; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính. Ngoài ra, một số Đảng ủy xã còn ban hành nghị quyết về vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới; lãnh đạo phòng chống ma túy; phòng chống bão lụt.

Việc thực hiện chế độ sinh hoạt của Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy và các chi bộ trực thuộc ở các xã tiến hành điều tra được duy trì thường xuyên, Đảng ủy, các chi bộ trực thuộc của 9/9 xã (100%) 1 tháng họp 1 lần; Thường vụ Đảng ủy của 7/9 xã (chiếm 77.78%) 1 tháng họp 1 lần, 2/9 xã, một tháng họp 2 lần. Tất cả các Đảng ủy và Ban Thường vụ Đảng ủy đều triệu tập những cuộc họp đột xuất hoặc hội ý Ban Thường vụ khi có việc gấp cần triển khai.

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Đảng ủy các xã (100%) đều ban hành hướng dẫn nội dung sinh hoạt trên cơ sở nội dung sinh hoạt theo Hướng dẫn 09- HD/BTCTW, ngày 02/3/2012 và căn cứ thực tiễn của địa phương. Tất cả các xã đều định hướng nội dung trọng tâm sinh hoạt cho các chi bộ theo từng tháng, trong đó: có 5/9 xã (chiếm 55.56%) định hướng bằng hình thức gửi văn bản về chi bộ; 4/9 xã (chiếm 44.44%) định hướng bằng cách phổ biến thông qua họp giao ban hàng tháng.

Về phương thức lãnh đạo đối với Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể: Đối với Hội đồng nhân dân: để lãnh đạo Hội đồng nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, trước các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân, cấp ủy các xã (100%) tập trung lãnh đạo chuẩn bị nhân sự cho bầu cử theo hướng dẫn của cấp trên; Đảng ủy và Thường vụ Đảng ủy các xã tổ chức hội nghị để nghe và cho ý kiến vào chương trình, nội dung kỳ họp. Giữa các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Đảng ủy và Thường vụ Đảng ủy tổ chức nghe Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả giám sát của Hội đồng nhân dân và tình hình hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân. Hàng năm, Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy của 7/9 xã, chiếm 77.78% thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với đảng viên, đảng ủy viên được giới thiệu bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, hàng năm Đảng ủy 8/9 xã đã lãnh đạo thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân đối với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu.

Đối với Ủy ban nhân dân: để nâng cao vai trò lãnh của Đảng đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, 6/9 xã bố trí các đồng chí chủ tịch Ủy ban nhân dân là Phó Bí thư Đảng uỷ, các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân là uỷ viên Ban Thường vụ hoặc là Đảng uỷ viên. Ngoài ra, thực hiện Thông báo số 223-TB/TW, ngày 24/02/2009 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW, ngày 06/3/2009 của Ban Tổ chức Trung ương, Huyện ủy

Can Lộc đã chỉ đạo và lựa chọn một số xã có đủ điều kiện thực hiện thí điểm mô hình Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Trong 9 xã tiến hành điều tra, có 3/9 xã, chiếm 33.33% (Thanh Lộc, Khánh Lộc, Yên Lộc) đang thực hiện mô hình này.

Hàng năm, có 78% Đảng ủy thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với đảng viên, đảng ủy viên là cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, Đảng uỷ các xã đã phân công và giới thiệu các đồng chí uỷ viên Thường vụ vào đứng đầu Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Theo số liệu khảo sát, 9/9 xã (100% ), Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc là ủy viên Thường vụ Đảng ủy, 5/9 xã (55.56%) Phó Chủ tịch Mặt trận là đảng uỷ viên; Đối với các đoàn thể, hầu hết người đứng đầu đều là đảng uỷ viên, cụ thể: Bí thư Đoàn thanh niên 7/9 xã (chiếm 77.78%), Chủ tịch Hội phụ nữ: 8/9 xã (chiếm 88.89%), Chủ tịch Hội nông dân: 6/9 xã (chiếm 66.67%), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 3/9 xã (chiếm 33.33%).

Hàng năm, Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy các xã thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đảng viên, đảng ủy viên được phân công tham gia vào Ban chấp hành, Ban Thường vụ các đoàn thể cấp xã.

Định kỳ Thường trực, Ban Thường vụ cấp ủy giao ban với Mặt trận và các đoàn thể để cho ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể: 44.45% xã thực hiện chế độ giao ban theo tháng, 33.33% theo quý, 22.22% một năm thực hiện giao ban hai lần.

Để đảm bảo kinh phí hoạt động cho Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, các xã đã có chủ trương cấp kinh phí hoạt động cho các tổ chức này. Tuy nhiên, mức độ đảm bảo kinh phí hoạt động cho các tổ chức ở các xã khác nhau: 22.22% xã đảm bảo tốt, 22.22% xã đảm bảo khá, 55.56% xã đảm bảo mức trung bình. Ngoài ra, để khuyến khích cán bộ đoàn thể, ngoài cơ chế trợ cấp cán bộ các đoàn thể của Trung ương, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chính trị cơ sở ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 32)