Nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chính trị cơ sở ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 126)

2.2. Một số giải pháp

2.2.2. Nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở

Nhiệm vụ quan trọng nhất của chính quyền cơ sở là nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành bằng cách thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chính sách,

pháp luật của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn sinh sống theo đúng pháp luật; nâng cao đời sống mọi mặt cho người dân; tổ chức và quản lý tốt các mặt an ninh, trật tự ở địa bàn dân cư; thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Từ đó, xây dựng một chính quyền thực sự được lòng dân, được dân tin tưởng và ủng hộ. Vì vậy, cần phải chú ý tới những biện pháp để đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả và uy tin của chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và hoạt động tự quản của dân ở cơ sở, cụ thể như sau:

2.2.2.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân cấp xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở cơ sở, đồng thời là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương. Hội đồng nhân dân xã quyết định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, an toàn xã hội tại cơ sở; quyết định trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội và đời sống; quyết định việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo, quyết định trong lĩnh vực thi hành pháp luật; lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính; bầu và phê chuẩn các chức danh hành chính theo luật định.

Với những tồn tại, yếu kém như hiện nay (đã phân tích ở phần thực trạng), vai trò của Hội đồng nhân dân ở các xã, thị trấn ở huyện Can Lộc cần phải được tăng cường đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra, cụ thể:

Một là, cần chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân; có những hoạt động cụ thể, thiết thực, vừa tầm có thể thực hiện được. Hàng năm, Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn trong toàn huyện cần xác định rõ và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và các đại biểu trong việc quyết định các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành của Thường trực Hội đồng nhân dân, hoạt động của các ban, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban, tổ đại biểu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo luật định. Mặt khác, cần nâng cao chất lượng việc ban hành nghị quyết Hội đồng nhân dân, sao cho các nghị quyết phải hướng vào hoạt động cụ thể, giải quyết được yêu cầu thực tiễn đang đặt ra; phù hợp với điều kiện phát triển mọi mặt của địa phương, với sức dân và lòng dân, nhằm

đảm bảo và phát huy hiệu quả cao nhất theo tinh thần của Nghị quyết được ban hành. Tránh việc ban hành các nghị quyết một cách chung chung, không phù hợp với tình hình thực tiễn và không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đang cần giải quyết ở địa phương.

Hai là, đổi mới cơ cấu tổ chức sao cho Hội đồng nhân dân xã thực sự biểu thị được quyền lực của nhân dân. Cần tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân là những quần chúng ngoài Đảng nhằm phát huy quyền lực trực tiếp tham gia quản lý chính quyền của quần chúng. Tránh tình trạng Hội đồng nhân dân hầu hết là đảng viên và đang giữ chức vụ, làm cho tiếng nói của quần chúng nhân dân bị hạn chế, ảnh hưởng đến quyền trực tiếp tham gia quản lý chính quyền của quần chúng.

Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân bằng cách chuẩn bị tốt nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân, tăng số lượng và thời gian các phiên họp Hội đồng nhân dân để có thể bàn bạc, thảo luận, chất vấn, kiểm tra, quyết định những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, tài chính, ngân sách liên quan mật thiết tới cuộc sống của nhân dân và được nhân dân quan tâm.

Bốn là, phải đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân. Tập trung bồi dưỡng cho đại biểu Hội đồng nhân dân xã những nội dung cơ bản về nhà nước, pháp luật, tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; các kỹ năng cần thiết của người đại biểu Hội đồng nhân dân, nhất là kỹ năng tự giám sát và tham gia Đoàn giám sát như: xác định cách tiếp cận để nghiên cứu vấn đề cần giám sát; kinh nghiệm nêu vấn đề, đặt câu hỏi hợp lý với cơ quan hữu quan để làm rõ các nội dung cần xem xét; thảo luận và đi đến kết luận giám sát; xây dựng kiến nghị giám sát và theo dõi kết quả thực hiện yêu cầu của Đoàn giám sát đối với các nội dung đang triển khai ở xã. Tăng cường những cuộc tiếp xúc giữa đại biểu với cử tri, mở rộng môi trường hoạt động của các đại biểu, để họ kiêm nhiệm thêm các công tác xã hội tại cơ sở, cùng tham gia vào các hoạt động tự quản với dân.

2.2.2.2. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân cùng cấp, là cơ quan hành chính ở địa phương, có nhiệm vụ thực hiện quản lý Nhà nước một cách toàn diện trên địa bàn xã. Việc nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân là mắt khâu quan trọng nhằm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững

mạnh toàn diện. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở cấp cơ sở nói chung và các xã, thị trấn của huyện Can Lộc nói riêng, hiệu lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân có mặt còn hạn chế, yếu kém. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân, cụ thể:

Thứ nhất, đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ ở địa phương

Một là, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý kinh thế - xã hội trên địa bàn theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân có chức năng quản lý toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra ở địa phương do mình phụ trách. Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Ủy ban nhân dân xã cần xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình. Trong kế hoạch đó phải đưa ra được các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm, từng quý, từng tháng và các giải pháp, biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu.

Sau khi xây dựng được kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Ủy ban nhân dân phải tổ chức thực hiện kế hoạch; đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, phòng ban chuyên môn và thời gian thực hiện từng mục tiêu, kế hoạch đặt ra. Đặc biệt, cần phải vận động được mọi người dân tham gia tích cực vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn.

Ủy ban nhân dân phải có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy nội dung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà cấp trên đã định ra trên địa bàn xã, thống nhất trong Ủy ban nhân dân, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định và trình Ủy ban nhân dân cấp trên phê duyệt.

Hai là, đề cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp xã và sự chỉ đạo của cấp trên. Có như thế, thì chủ trương, chính sách, nghị quyết, quyết định mới thực sự đi vào cuộc sống của cộng đồng dân cư và được hiện thực hóa trong hoạt động thực tiễn.

Ba là, đề cao trách nhiệm của ủy ban nhân dân trong việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, đảm bảo quyền giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức.

Tổ chức tốt công tác tiếp dân là biểu hiện cụ thể của quan điểm "dân là gốc" của Đảng và Nhà nước ta, góp phần phát huy bản chất "Nhà nước của dân, do dân và vì dân". Thông quan công tác tiếp dân, cơ quan nhà nước nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thấy được mức độ phù hợp của chủ trương, chính sách, có điều kiện kiểm tra, đánh giá lại cơ chế chính sách, công tác điều hành chỉ đạo của mình để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ các nội dung không còn phù hợp. Mặt khác, bảo đảm tốt công tác tiếp dân và quyền khiếu nại tố cáo của nhân dân, quyền giám sát của nhân dân sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, tranh thủ được trí tuệ của nhân dân; huy động được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân vào các hoạt động quản lý xã hội; góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Làm tốt công tác tiếp dân sẽ hạn chế việc khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp cũng như nhiều bất cập khác của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tuy nhiên, để làm tốt công tác trên, trước hết Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Việc tiếp dân phải được thực hiện theo các hình thức: tiếp dân hàng ngày (theo giờ làm việc của ủy ban nhân dân) hoặc tiếp dân theo định kỳ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cần tiếp dân mỗi tuần ít nhất một ngày (không kể các trường hợp phải tiến hành theo yêu cầu khẩn thiết), lịch tiếp dân phải được công bố công khai để dân biết. Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực của Ủy ban nhân dân xã phải chịu trách nhiệm tiếp công dân một cách ân cần, chu đáo; luôn biết lắng nghe, nắm bắt, xử lý, phản ánh thông tin nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả để người dân luôn cảm thấy hài lòng và đồng tình cao. Chú ý đổi mới trong việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, trong các thủ tục hành chính theo hướng tôn trọng dân, giảm bớt phiền hà cho nhân dân.

Bốn là, thành lập và củng cố các tổ tự quản ở tất cả các xã trong toàn huyện, Ủy ban nhân dân cần phát huy vai trò tự quản ở thôn, xóm, khối phố. Bởi vì, tổ tự quản là nơi nhân dân gửi gắm tình cảm, tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu bức xúc của mình đối với các cấp quản lý. Tuy đó không phải là cấp chính quyền, nhưng đó lại là tổ chức quần chúng có chức năng tự quản lý và giải quyết các công việc nội bộ của cộng đồng; đảm bảo đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và sản xuất. Có thể sử dụng tổ tự quản tham

gia quản lý các dự án được triển khai tại cơ sở để họ có trách nhiệm và nghĩa vụ giám sát, bảo vệ và duy tu, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là đùn đẩy mọi công việc, trách nhiệm xuống cho thôn, xóm; buông lỏng quản lý đối với tổ chức này. Mà cần phải xây dựng được mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã với cộng đồng tự quản ở thôn, xóm, khối phố. Phân định rõ và thống nhất về chức năng, nhiệm vụ trong từng công việc cụ thể của Ủy ban nhân dân và tổ tự quản để tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Đánh giá đúng và tranh thủ được những người có uy tín, có tiếng nói, có sức ảnh hưởng trong quần chúng, được nhân dân tin tưởng, đánh giá cao nhằm phát huy vai trò, sức lan tỏa của tổ tự quản một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Ủy ban nhân dân.

Mọi chương trình, kế hoạch, nghị quyết nhằm phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế... của địa phương đã được thông qua và phê duyệt, nhưng có triển khai đạt hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tổ chức và hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở và mức độ hưởng ứng, tham gia hoạt động của quần chúng nhân dân. Vì vậy, cần phải có các giải pháp để nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân như:

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo chế độ công vụ, công chức, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đề cao kỷ luật, xiết chặt kỷ cương, thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị 35 và Kết luận 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.

Cần nâng cao năng lực của cán bộ công chức, trước hết là năng lực tổ chức, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; quan hệ giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân với Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Bí thư Đảng ủy cơ sở. Muốn vậy, mỗi cán bộ, công chức phải công tâm, thạo việc, trách nhiệm và liêm khiết; nắm vững và am hiểu chủ trương, chính sách, pháp luật để triển khai các hoạt động đúng theo thẩm quyền quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; tránh tình trạng làm bừa, làm ẩu, bất chấp quy định, bất chấp ý kiến của nhân dân. Đặc biệt cần phải có năng lực tổ chức, điều hành sao cho tinh gọn, nhanh nhạy, kịp thời; phải phối hợp nhịp nhàng với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Mặt trận và các đoàn thể trong việc triển khai các hoạt động để tạo sự thống nhất, đồng thuận từ trên xuống dưới.

Từ đó, kịp thời ban hành các quy định, quyết định, chương trình, kế hoạch đúng với chức năng, quyền hạn trên cơ sở tình hình cụ thể của địa phương; tạo cơ chế cho các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ở địa phương mình.

Để tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo, "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", Ủy ban nhân dân cấp xã cần xây dựng và đảm bảo thực hiện tốt quy chế hoạt động; trong đó, có sự phân công rành mạch giữa chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Đồng thời, cần tăng cường chức trách của ủy viên Ủy ban nhân dân xã; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong việc gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật và quy định của các cấp có thẩm quyền.

Thứ ba, đảm bảo điều kiện và phương tiện làm việc cho Ủy ban nhân dân

Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, ngoài các yếu tố như chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, con người thì việc đảm bảo điều kiện và phương tiện làm việc cho Ủy ban nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, cần xây dựng trụ sở làm việc phục vụ chung cho các cơ quan trong hệ thống chính trị cơ sở; trang bị các phương tiện làm việc cần thiết và từng bức hiện đại hóa theo yêu cầu tin học hóa hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Bảo đảm tốt hệ thống truyền thanh, nhà bưu điện - văn hóa, các phòng ban tiếp dân, các hòm thư góp ý... để nhân dân tiếp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chính trị cơ sở ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 126)