1.3 .1Đấu tranh trong các nhà tù thực dân
2.1. Chủ trương của Đảng về công tác vận động quần chúng trong tình hình mới.
2.1.2. Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng
Đứng trước những thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, các đảng phái chính trị tại Việt Nam đều ra sức hoạt động nhằm thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân. Sự thay đổi về chủ trương sách lược vào thời khắc biến động của lịch sử luôn có những tác dụng nhất định, tạo nên những bước đột phá quan trọng, có những tác động lớn đến toàn cục của quá trình tranh đấu cách mạng.
Với tư cách là một chính đảng lớn nhất, mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và đường lối rõ ràng nhất Đông Dương lúc ấy, ngày 26- 7- 1936, dưới sự chủ toạ của đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiến hành họp Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương tại Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị đã căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản, trên cơ sở nhận thức những biến động của tình hình quốc tế, trên cơ sở nghiên cứu những điều kiện cụ thể tại Việt Nam, Hội nghị đã vạch ra những những chủ trương có tính chất chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng:
quốc và phong kiến. Nhưng để phù hợp với tình hình mới, Đảng xác định mục tiêu trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai.
- Về khẩu hiệu đấu tranh, tạm thời chưa nêu “Đánh đổ đế quốc Pháp” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”, mà nêu “Tự do, dân chủ cơm áo và hoà bình”
- Về tổ chức, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương bao gồm các giai cấp và đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau.
- Về phương pháp đấu tranh, kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.” {35; 327, 328}
Hội nghị phê phán tư tưởng “tả” khuynh hẹp hòi, bảo thủ chỉ chú trọng công tác không hợp pháp, chỉ biết có quần chúng công nông mà không chịu hợp tác với các tầng lớp nhân dân khác; đồng thời cũng đề phòng tư tưởng hữu khuynh, không giáo dục cho đảng viên, quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng là giải phóng Đông Dương khỏi ách đế quốc, thực dân, xoá bỏ tàn tích phong kiến, lìa bỏ lập trường giai cấp, ngăn cản không cho công nhân đấu tranh với tư sản và nông dân với địa chủ, vv...
Có thể khẳng định, Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 26 tháng 7 năm 1936 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, những quyết nghị của nó đã bổ sung cho những khuyết điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1935, mở ra cho cách mạng Đông Dương một thời kỳ phát triển mới.