Giai đoạn 1932 1935

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng từ năm 1930 đến năm 1939 (Trang 99 - 101)

1.3 .1Đấu tranh trong các nhà tù thực dân

2.2 Quá trình tổ chức thực hiện công tác quần chúng giai đoạn 1936-1939

3.1.2 Giai đoạn 1932 1935

Cuộc đấu tranh của Đảng ta trong thời kỳ này trọng tâm nhằm phục hồi lực lượng nên không gian hoạt động chủ yếu diễn ra ngay tại các nhà tù đế quốc nơi có hàng vạn quần chúng, đảng viên Cộng sản và đảng phái và các tổ chức chính trị khác. Chính tại các “trường học cách mạng”, những hoạt động của những người cộng sản kiên trung đã có những tác động sâu sắc không chỉ cho phong trào cách mạng hiện thời mà còn để lại bài học lịch sử vô giá cho hậu thế về sự sáng tạo, dũng cảm và ý chí kiên định cách mạng của những người cộng sản.

- Thắng lợi của công tác vận động truyên truyền tư tưởng cách mạng cộng sản đúng đắn của những tù chính trị cộng sản đối với những bạn tù khác đã tăng cường thêm cho lực lượng cách mạng một đội quân đông đảo để khi có dịp đội quân này sẽ đảm nhận những trọng trách mà Đảng giao phó.

- Ngay trong tại các nhà lao đế quốc, những người cộng sản kiên trung đã biết nương tựa vào nhau để thể hiện tinh thần dũng khí cách mạng của mình, vượt qua sự tra tấn, lung lạc của kẻ thù. Qua đó chiến thắng kẻ thù và chiến thắng chính những hạn chế mang tính bản năng trong mình, tự rèn luyện mình để trở thành những người cộng sản kiên trung, “hầu hết những chính trị phạm được thả ra trong dịp Mặt trận Bình dân lên cầm quyền ở bên Pháp năm 1936 đều đã được “trang bị” bằng lý luận và kinh nghiệm cách mạng để nhảy luôn vào trường hoạt động, gây lại phong trào. Vì vậy, nói đến quá trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến cách mạng tháng Tám, chúng ta phải ghi nhớ, nhắc nhở luôn những thành tích của các “trường học cách mạng” tại các nhà tù của thực dân Pháp và phần đóng góp to lớn của nó với cách mạng. Đây cũng là một trong những đặc điểm của cách mạng Việt Nam.”{39, 105}. Ngay cả khi phải đối diện với cái chết những đồng chí như Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Lý Tự Trọng…vẫn luôn “giữ vững ý chí chiến đấu” để khẳng định cho các đồng chí của mình, cho những đảng viên các đảng phái, tổ chức chính trị khác, cho đông đảo quần chúng trong và ngoài nhà lao thấy được bản lĩnh và tinh thần đấu tranh của những người cộng sản chân chính.

- Qua các cuộc đối thoại và tranh luận trực tiếp trong thời kỳ này của những người cộng sản với các đảng phái tư sản, tiểu tư sản, Tơrôtxkit…trên cả lĩnh vực chính trị hay văn học nghệ thuật đều đã có ý nghĩa quan trọng như: khẳng định với quần chúng sự đúng đắn của đường lối cách mạng vô sản; vạch ra những hạn chế thậm chí là phản động của các đường lối chính trị khác ngoài vô sản; vạch mặt nạ của bọn Tơrốtxkít giả danh cách mạng nói xấu những người cộng sản chân chính; thu hút được đông đảo những quần chúng cách mạng còn phân vân chưa biết nên theo con đường đấu tranh nào; thu hút cả những quần chúng đã lầm đường tin theo bọn Tơrốtxkít, các đảng phái tư sản, tiểu tư sản; lôi kéo và mang về cho Đảng cả những đảng viên nhiệt tình của các đảng phái này…

- Cũng trong thời kỳ này các đảng viên đã bắt đầu tiến hành những hình thức đấu tranh công khai, bán công khai, “hợp pháp và nửa hợp pháp”, cụ thể là đấu tranh trên mặt trận báo chí, tham gia đấu tranh nghị trường… Đảng đã khéo léo sử dụng biện pháp đấu tranh công khai, nửa công khai để che giấu và phục hồi tổ chức

bí mật, bước đầu mạnh dạn công khai chương trình chủ trương đường lối chính trị của Đảng mình trước quần chúng. Chính những kinh nghiệm đấu tranh công khai đầu tiên này là những tiền đề vô cùng quan trọng để Đảng ta gặt hái những thành công lớn trong thời kỳ Mặt trận dân chủ kế sau đó.

Tất cả những thắng lợi đạt được trong thời kỳ này của công tác vận động quần chúng đã góp phần phục hồi lực lượng cách mạng sau khủng bố trắng. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất đối với tiến trình cách mạng. Trải qua cuộc đấu tranh sống mái với kẻ thù, Đảng nhanh chóng trưởng thành, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh quý báu. Đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng được rèn luyện và sàng lọc. Đây là một trong những nguyên nhân thắng lợi có ý nghĩa quyết định cho giai đoạn sau- thời kỳ đấu tranh công khai dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng từ năm 1930 đến năm 1939 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)