Cao trào 1930 1931

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng từ năm 1930 đến năm 1939 (Trang 97 - 99)

1.3 .1Đấu tranh trong các nhà tù thực dân

2.2 Quá trình tổ chức thực hiện công tác quần chúng giai đoạn 1936-1939

3.1.1 Cao trào 1930 1931

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản vừa được thành lập với đường lối chính trị rõ ràng, cao trào 1930- 1931 mà đỉnh cao là xô viết Nghệ Tĩnh đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia đấu tranh và đạt được nhiều thắng lợi quan trọng. Thành công của cuộc đấu tranh cách mạng nói chung và của quá trình vận động quần chúng của Đảng ta nói riêng trong thời kỳ này có một ý nghĩa lịch sử quan trọng, tác động mạnh mẽ đến nội tình chính trị của Việt Nam, Đông Dương cũng như quốc tế.

- Những thắng lợi trong công tác vận động quần chúng đạt được trong thời kỳ 1930- 1931 đã khẳng định đường lối cách mạng do Đảng ta đề ra là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của nước ta, đáp ứng được nguyện vọng của đa số quần chúng nhân dân.

Khác với những phong trào đấu tranh đã từng diễn ra trong lịch sử, những người cộng sản Việt Nam đã mang đến một đường lối đấu tranh hoàn toàn mới, nó là sự kết hợp của lý luận đấu tranh tiên tiến nhất của thời đại là chủ nghĩa Mác – Lê Nin với thực tiễn kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc và thế giới. Và chính con đường này đã mang đến một niềm tin mãnh liệt cho quảng đại quần chúng. Bằng chứng dễ nhận thấy nhất chính là lực lượng quần chúng tham gia đấu tranh trong thời kỳ này, theo nhà sử học Lê Mậu Hãn: “Cao trào cách mạng nổ ra năm 1930 có tính quần chúng rộng rãi, nhất là những địa phương phong trào lên đến đỉnh cao nhất như Nghệ An, Hà Tĩnh đã cuốn hút mạnh mẽ sức mạnh đoàn kết dân tộc, không chỉ có công nông mà còn có các tầng lớp trí thức, một số sỹ phu, phú nông, trung tiểu địa chủ và một số quan lại nhỏ ở nông thôn.” {29; 29}.

- Qua cuộc đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân trong cao trào cách mạng này nổi bật và rõ ràng nhất là vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Có thể còn có sự tranh cãi về việc có hay không sự lãnh đạo của Đảng ngay từ khi

phong trào cách mạng này mới bắt đầu, tuy nhiên, có một điều chắc chắn không

thể phủ nhận được là do những ảnh hưởng có tính quyết định từ phong trào dân tộc dân chủ cuối năm 1928 đầu năm 1929 mà chủ lưu theo đường lối vô sản nên phong trào cách mạng 1930- 1931 mới trở nên mạnh mẽ đặc biệt đến vậy. Càng về sau thì vai trò đi đầu và lãnh đạo của phong trào công nhân và Đảng Cộng sản càng hiện rõ, điều này cho thấy trong cách mạng dân tộc dân chủ giai cấp công nhân ở nước ta đóng vai trò tiên phong và Đảng Cộng sản xứng đáng là lực lượng lãnh đạo ưu tú đủ năng lực đưa cách mạng đến toàn thắng.

- Với thắng lợi của cao trào cách mạng này khối liên minh công nông đã được thực hiện.

Lần đầu tiên trong cuộc đấu tranh chống áp bức của nhân dân ta phong trào đấu tranh của quần chúng mà chủ yếu là công nhân và nông dân đã chính thức kết thành những làn sóng mạnh mẽ dội vào kẻ thù. Từ Bắc chí Nam hễ một khi có phong trào đấu tranh dù của bất kỳ là giai cấp nông dân hay công nhân châm ngòi thì cũng ngay lập tức có sự bùng nổ đấu tranh của giai cấp còn lại trong liên minh công nông. Điều này cho thấy tính chất tương hỗ của quần chúng cách mạng trong cuộc đương đầu với kẻ thù gian ác, chỉ có sự đoàn kết theo tiinh thần chỉ đạo của những người cộng sản mới mang lại hiệu quả đấu tranh xứng đáng với xương máu mà quần chúng đã đổ xuống. Đây chính là những cơ sở thực tiễn đầu tiên cho Đảng ta nhiều bài học trong quá trình xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất về sau.

- Đối với công tác vận động quần chúng, đây là lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của một chính đảng của giai cấp công nhân quần chúng đã được tập dượt đấu tranh một cách mạnh mẽ, trực tiếp đương đầu với một kẻ thù hung hãn, gian xảo… Vượt qua những sóng gió của thời kỳ này không chỉ Đảng trưởng thành về độ ngũ cán bộ và tổ chức mà lực lượng quần chúng còn có thêm nhiều kinh nghiệm đấu tranh chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám sau này. Và trước hết có thể khẳng định “không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930- 1931, trong đó công nông đã vung ra nghị lực một cách phi thường của mình thì không thể có cao trào những năm 1936- 1939”. {10; 38, 39}

- Thắng lợi của cuộc vận động quần chúng giai đoạn này nói riêng và cao trào 1930 – 1931 nói chung có những ảnh hưởng nhất định ra bên ngoài, tức là nó mang ý nghĩa quốc tế. Trước hết, thắng lợi của giai đoạn này của cách mạng nước ta đã gây hiệu ứng tích cực tới các phong trào đấu tranh ở PhNôm Pênh, Viêng Chăn…Và trong những nước nằm trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân vùng dậy đấu tranh ở giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới thì cao trào 1930- 1931 ở Việt Nam đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đã gây được tiếng vang lớn, ảnh hưởng tích cực đến phong trào đấu tranh của nhiều dân tộc khác trên thế giới. Ngày 11 tháng 4 năm 1931 Quốc tế Cộng sản chính thức công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một chi bộ độc lập thuộc Quốc tế Cộng sản. Sự kiện này còn chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành nhanh chóng trong quá trình lãnh đạo quần chúng đáu tranh, ngoài ra nó còn góp phần động viên tinh thần đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân ta… Trong thời kỳ này Quốc tế Cộng sản còn kêu gọi nhân dân các nước phát động phong trào đấu tranh để bảo vệ, ủng hộ và cứu tế cho Xô viết Nghệ Tĩnh… Như vậy, nhìn về một khía cạnh khác, Xô viết Nghệ Tĩnh và Cao trào 1930- 1931 ở Việt Nam đã trở thành một nội dung hoạt động của Quốc tế Cộng sản, góp phần làm phong phú thêm phong trào hoạt động của cách mạng thế giới.

Xô viết Nghệ Tĩnh và phong trào quần chúng Việt Nam đấu tranh trong những năm 1930- 1931 đã thực sự gây được một ấn tượng mạnh đối với quốc tế, “đây là cao trào cách mạng công nông đầu tiên trong hệ thống thuộc địa thế giới. Nó làm cho kẻ địch rất lo ngại và tìm đủ mọi cách tiêu diệt Đảng Cộng sản, nhưng Đảng ngày càng mạnh, càng ăn sâu trong quần chúng lao động.”{2; 155}. Trong thư gửi các Đảng Cộng sản Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Quốc tế Cộng sản đã khẳng định ý nghĩa của phong trào quần chúng thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng cộng sản trong các xứ thuộc địa, nhất là các nước Phương Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng từ năm 1930 đến năm 1939 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)