Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty cổ phần MISA

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập TỔNG hợp đơn vị thực tập công ty cổ phần MISA (Trang 37 - 39)

3. BÀI HỌC RÚT RA VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty cổ phần MISA

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty, bộ máy kế toán của công ty luôn là một công cụ trợ giúp đắc lực, hữu hiệu cho các nhà quản trị. Bộ máy kế toán đã không ngừng được cải tổ, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả lao động cũng như luôn cố gắng để đưa ra được những số liệu chính xác phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị có những quyết định và chiến lược kinh doanh hợp lý, hiệu quả.

Qua thời gian thực tập tại công ty, với những quan sát và tìm hiểu của mình, chúng em nhận thấy công tác kế toán tại đơn vị nói riêng đã đạt được một số yêu cầu, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được hoàn thiện.

3.1.1. Ưu điểm

- Về bộ máy quản lý của công ty: Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Ban giám đốc công ty và các cán bộ quản lý tích cực quan tâm tới chất lượng sản phẩm, hiểu quả kinh tế và chấp hành đúng chế độ quy định của nhà nước trong việc quản lý công ty nói chung và quản lý tài chính nói riêng.

- Về bộ máy kế toán của công ty: Các phần hành kế toán được tổ chức phù hợp, phân công nhiệm vụ rõ ràng và có quan hệ mật thiết với nhau làm luồng thông tin lưu chuuyển dễ dàng, tạo hiệu quả tốt nhất trong công việc. Với sự quản lý của trưởng phòng kế toán, phòng tài chính kế toán của công ty đã làm tốt nhiệm vụ quản lý và cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo để đưa ra quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Về vận dụng chế độ kế toán: Công ty áp dụng kịp thời theo chế độ kế toán TT200/2014/TT - BTC của Bộ Tài chính.

- Về áp dụng kế toán máy: Công ty sử dụng phần mềm MISA giúp cho việc thực hiện kế toán của Công ty thuận tiện và nhanh chóng hơn, đem lại hiệu quả trong công tác thực hiện và quản lý, tiết kiệm được chi phí. Hầu như các công đoạn kết chuyển đều do phần mềm tự động thực hiện nên kết quả mang lại thường chính xác, nhanh chóng và kịp thời.

38

- Về hệ thống tài khoản kế toán: Công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản được xây dựng dựa trên tài khoản do Bộ Tài chính ban hành trong TT200. Kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào đúng tài khoản theo quy định kế toán cho doanh nghiệp vửa và nhỏ. - Về chứng từ sử dụng: Công ty sử dụng đúng mẫu chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. Hàng tháng, hàng quý, các chứng từ gốc được tập hợp theo từng nhóm, từng chủng loại khác nhau. Chứng từ của năm tài chính được lưu trữ trong các ngăn tài liệu, luôn sẵn sàng cho các cuộc thanh tra, kiểm tra.

- Về sổ sách kế toán: Công ty sử dụng hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chung phù hợp với tổ chức kế toán của Công ty. Hình thức này kết hợp chặt chẽ giữa ghi chép theo thời gian và ghi chép theo hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết nên thuận lợi trong việc kiểm tra đối chiếu và lập báo cáo.

- Về phương pháp kế toán

Kế toán tại công ty đã vận dụng các nguyên tắc kế toán như: cơ sở dồn tích, nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc phù hợp… trong hạch toán nói chung và trong ghi nhận doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh.

Phương pháp hạch toán: công ty đã thực hiện tương đối chính xác, phù hợp với chế độ kế toán cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị như: hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty đánh giá tài sản cố định là đánh giá theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại, tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, là hợp lý và phù hợp với quy mô tài sản cố định của công ty vì phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán giúp cho việc hạch toán.

Áp dụng nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh theo đúng quy định, công ty xác định kết quả kinh doanh vào cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành các bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí lên TK 911 để xác định kinh doanh, cụ thể cho từng bộ phận kinh doanh trong công ty. Điều này có ý nghĩa lớn và là công cụ hữu hiệu đối với công tác điều hành của hội đồng quản trị theo dõi tài sản cố định được dễ dàng, thuận tiện.

Hệ thống sổ sách, chứng từ tương đối hoàn chỉnh và được sắp xếp khoa học giúp cho quá trình hạch toán sau này có thể duy trì trạng thái ổn định.

39 3.1.2. Hạn chế

- Về bộ máy kế toán của Công ty: Hiện nay với khối lượng công việc khá nhiều nhưng với số lượng nhân sự có sự hạn chế, các phần hành kết toán chưa được chi nhỏ, một kế toán phải đảm nhiệm nhiều công việc nên áp lực và khối lượng công việc của từng thành viên trong Bộ máy kế toán là khá nhiều.

- Về luân chuyển chứng từ: Hệ thống chứng từ và vận dụng chứng từ tại công ty luôn được thực hiện theo đúng yêu cầu quy định, tuy nhiên việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban và bộ phận còn chậm làm ảnh hưởng đến việc xử lý và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cụ thể: khi các bộ phận khác mua vật tư, hàng hóa, cũng như khi phát sinh các chi phí mua ngoài cho các công trình xây dựng thì khâu chuyển các chứng từ nhiều lúc còn chậm chễ. Do đó, gây rất nhiều khó khăn trong hạch toán một cách chính xác kịp thời, cũng như xác định kết quả kinh doanh.

- Về các khoản nợ phải thu: Công ty đang có một số khoản nợ tồn đọng do cho khách hàng mua chịu hoặc trả chậm nhưng công ty lại chưa có khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ này khiến khi nợ xấu không có khả năng thu hồi, thì doanh nghiệp phải chuyển các khoản nợ này vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập TỔNG hợp đơn vị thực tập công ty cổ phần MISA (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)