Tục ngữ có hình thức ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung to lớn , lời ít ý nhiều. Các vế của câu đối xứng nhau cả hình thức và nội dung và sử dụng vần lưng là chủ yếu. Khảo sát phần VHDG trên Báo Giáo dục và thời đại
chúng tơi thấy có 4 bài viết về tục ngữ đó là:
Trầm Nguyên Ý Anh ,“Già kén chọn non”, số 40, ngày 2/4/2005, trang 8 Phạm Văn Tình “Ăn trơng nồi ngồi trông hướng”, số 64, ngày 28/05/2005, trang 8
Phạm Ninh ,“Ăn lúc đói; nói lúc say”, số 142 ngày, 28/11/2006, trang 9 Đinh Chí, “Nên sử dụng ca dao tục ngữ đúng nghĩa gốc”, số 53, ngày 4/5/2006, trang 9
Phạm Ninh,“Thứ nhất thả cá, thứ nhì gá bạc”, số 118, ngày 3/10/2008, trang 8
Như vậy số lượng những bài viết về tục ngữ cịn khá ít (4 bài), đứng sau những bài viết về ca dao. Bốn câu tục ngữ đưa ra những bài học, lời nhận xét, khuyên nhủ con người cách ứng xử, cách sống trong sinh hoạt hàng ngày (Ăn khi đói nói khi say, Ăn trơng nồi ngồi trơng hướng, Già kén chọn non, Lá lành đùm lá rách). Đằng sau những lời khuyên nhủ răn dạy đó chứa đựng một tình cảm, sự quan tâm của thế hệ đi trước dành cho thế hệ đi sau, điều này thể hiện bản chất của thể loại tục ngữ vừa mang tính lý trí vừa thể hiện tình cảm
của con người. Đó là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam, thể hiện trong cách ứng xử thấu tình đạt lý.
1.2.3 Bài viết về truyền thuyết
Thể loại truyền thuyết được các tác giả đề cập đến với hai bài viết : “Ý nghĩa sâu xa của bi kịch “Mỵ Châu - Trọng Thuỷ”, và “ Dạy “An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ” từ góc nhìn truyền thuyết”- Nguyễn Hữu Kỳ Quyển. Hai bài viết cùng đề cập tới một tác phẩm từ những góc nhìn khác nhau. Một bài đề cập tới khía cạnh nội dung và một bài viết về phương pháp giảng dạy từ đặc trưng thể loại. Qua hai bài viết chúng ta thấy người viết đều hướng tới việc cắt nghĩa lý giải nội dung tác phẩm từ đặc trưng thể loại truyền thuyết. Nói đến truyền thuyết là nói đến lịch sử. Tuy nhiên lịch sử ở đây không phải là bóng hình (sâu thẳm trong đó là cốt lõi của bản thân lịch sử mà dân gian đã từ những mảnh vỡ cịn vương sót trong đời sống trong ký ức cộng đồng, nhào nặn hư cấu thành những thiên truyện). Như vậy cái hay của truyền thuyết là nói đến lịch sử với nghĩa là nó nhưng khơng phải là nó ấy vậy mà vẫn lay động được niềm tin của nhân dân. Từ góc nhìn truyền thuyết cả hai tác giả đều có cách khai thác trên những khía cạnh khác nhau của tác phẩm. Bài viết thể hiện cách lý giải đánh giá riêng của mỗi tác giả.
1.2.4. Bài viết về truyện cổ tích
Bên cạnh mảng ca dao được đề cập với số lượng bài viết khá phong phú thì truyện cổ tích được đề cập đến với bài viết: (Một vài lưu ý khi dạy học - hiểu văn bản “Tấm Cám” - Nguyễn Hữu Kỳ Quyển, số 10, ngày 23/01/2007, trang 14).
Trong bài viết này tác giả Nguyễn Hữu Kỳ Quyển - một người đang công tác trong ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, đã đóng góp tiếng nói của mình về những lưu ý khi dạy văn bản Tấm Cám. Tác giả vẫn nhấn mạnh vấn đề đặc trưng thể loại và từ đặc trưng ấy soi chiếu tác phẩm ở những khía cạnh khác nhau: (Đối tượng khám phá “Tấm Cám” hướng tới thế sự. Đó là
những câu chuyện trên mặt đất giữa cuộc đời trần thế với biết bao thiện – ác, tuy nhiên đằng sau đó vẫn lấp lánh ánh sáng của ước mơ, sự chiến thắng cái thiện với cái ác của lẽ công bằng ngay trong trần gian chứ không phải ở đâu khác. Tiếp đó là cảm quan dân gian những vấn đề đời sống cổ tích thần kỳ khám phá dĩ nhiên gắn liền với cảm hứng, sau đó là cảm quan của nhân dân, một cảm quan được chắt lọc từ lao động từ ruộng đồng với biết bao tủi cực nhưng cũng thật lạc quan da diết tình yêu cuộc sống trần thế. Về chất liệu tạo nên truyện Tấm Cám một mặt được tạo nhờ sự đan cài giữa những chi tiết thế sự trong và ngồi gia đình, ở chất liệu thần kỳ, trong Tấm Cám dân gian đã sử dụng nhiều chi tiết hình ảnh có sức biến hóa với một chức năng chung: Soi rọi cuộc sống trần thế trên mặt đất trong đó mạch chảy chính là ước mơ (Nó khác với thần thoại, truyền thuyết…). Tất cả những điều trên đều kết tinh ở các phương diện nghệ thuật có chức năng chuyển tải thơng điệp, trong đó đặc biệt là hình tượng nhân vật mang tính chức năng. Nhiệm vụ của người dạy là làm sống dậy hình tượng qua đó hướng tới các thơng điệp.
Như vây bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Kỳ Quyền đã đưa ra những suy nghĩ sáng tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở THPT. Đó là vấn đề dạy học tích hợp, tích cực sử dụng các phương tiện dạy học và một phương hướng tiếp cận mới đi sâu vào khai thác các lớp văn bản. Bài viết đã góp thêm một tiếng nói trao đổi với giáo viên THPT khi dạy đọc hiểu văn bản Tấm Cám.