1.2.5 .Bài viết về truyện thơ
2.2. Phần văn học dân gian trên Báo Văn nghệ
2.2.1. Giới thiệu tờ báo
Cách đây 60 năm, vào tháng 3 năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc, cùng với sự ra đời của Hội Văn nghệ Việt Nam là sự khai sinh của Tạp chí Văn Nghệ, tiền thân của Báo Văn nghệ - cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam.
Thế hệ những người sáng lập ra tờ Tạp chí bao gồm những tên tuổi lớn: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu…… các danh họa: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Văn Cao, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái….
Tờ tạp chí được in, phát hành tại An toàn khu Thái Nguyên và Phú Thọ, nhưng thực ra, nội dung của số 1 đã được chuẩn bị ở Nhã Nam- Bắc Giang. Có một chi tiết cần được nhắc lại trên đường mang nội dung số 1 tờ tạp chí về An tồn khu để xuất bản, nhà văn Nguyên Hồng, vẫn cảm thấy thiếu thiếu một thứ gì đó. Và ơng chợt nhận ra cần phải có lơgơ cho tờ tạp chí. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã thực hiện ý tưởng này: một cuốn sách mở, một văn trời, một ngôi sao, biểu tượng cho số mệnh của văn nghệ đối với tổ quốc. Sau này cùng với tiêu chí, vì tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, lơgơ của tờ tạp chí do họa sĩ Trần Văn Cẩn thể hiện đã trở thành phẩm chất chính trị đi suốt chặng đường 60 năm của tuần báo với nhiều thế hệ người viết, người đọc trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Cách đây không lâu, ban biên tập Văn nghệ đã tổ chức một chuyến đi trở về nguồn cội, tìm lại dấu tích văn nghệ xưa trên một vùng đất đang chuyển động trong cơ chế làm ăn mới. Trong chuyến đi ngắn này, các cán bộ của văn nghệ đã phát hiện ra một nghịch lý: ở vùng đất phát tích một nền văn nghệ cách mạng, báo chí văn nghệ cách mạng lại rất thiếu vắng các tác phẩm văn nghệ, báo chí cách mạng.
Trước thực trạng này, ban biên tập Văn nghệ đã phát động phong trào hiến tặng sách trong tòa soạn và kêu gọi các nhà văn, các nhà xuất bản đóng góp để xây dựng những tủ sách văn nghệ cho các xã Yên Mỹ, Đại Từ, của hai tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ.
Ngày 5/9/2008 trong cơn bão số 6, 6000 đầu sách đã được chở đến vùng đất chiến khu xưa. Đó là nghĩa cử “đền ơn đáp nghĩa” nhỏ bé mà Báo Văn nghệ đã làm cho địa phương. Đó cũng là hoạt động hiệu quả, thiết thực
kỷ niệm 60 năm sự ra đời và trưởng thành của tờ báo văn chương lớn nhất của nền văn học mới.
Trong 60 năm, tờ báo đã trải qua nhiều biến động và chuyển dịch. Năm 1954, khi trở về tiếp quản Thủ đơ, từ tờ tạp chí xuất bản hàng tháng,Văn nghệ đã được chuyển thành tờ Tuần báo khổ rộng. Năm 1957, Hội Nhà văn Việt Nam và các hội chuyên ngành khác được thành lập. Hội Nhà văn xuất bản thành báo Văn rồi Văn học song hành cùng tờ Văn nghệ. Năm 1963 Văn nghệ sát nhập với Văn học do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam quản lý, tạo nên một diện mạo mới của báo chí Văn nghệ, tiếp tục phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.
Sau năm 1974, khi các hội chuyên ngành đều lần lượt xuất bản báo, tạp chí, Đồn chủ tịch Liên hiệp Các Hội VHNT Việt Nam quyết định giao cho Hội Nhà văn Việt Nam trực tiếp làm cơ quan chủ quản tờ văn nghệ.
Tiếp đó, năm 1977, lại có quyết định sát nhập Văn nghệ với tờ Văn nghệ giải phón,g một tờ báo ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường miền Nam với những tên tuổi xuất sắc: Nguyễn Văn Bổng, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Lê Anh Xuân……. Từ đó Văn nghệ trở thành tờ báo văn chương duy nhất của một nước Việt Nam thống nhất. Sau này, trong giai đoạn đổi mới văn học, Văn nghệ được phép xuất bản thêm các phụ trương: Văn nghệ trẻ, Văn nghệ dân tộc và miền núi, phụ san thơ……..
Có thể nói, Tuần Báo Văn nghệ hiện nay là sự kế thừa những truyền
thống lớn của nền văn nghệ cách mạng và kháng chiến. Hơi thở của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sự nghiệp đổi mới đã tạo nên hồn cốt và vóc dáng hơm nay của tờ Báo Văn nghệ, chúng ta có quyền tự hào về
truyền thống vẻ vang đó.
Tạp chí Văn nghệ số 1, xuất bản 1948 tại chiến khu Việt Bắc đã trang trọng in tiểu luận “Nhận đường” của nhà văn Nguyễn Đinh Thi.“Nhận đường” là một thái độ, một sự lựa chọn dứt khoát của văn nghệ sĩ đối với
cách mạng và kháng chiến, đồng thời cũng là sự lựa chọn sinh tử của Văn Nghệ. Độc lập dân tộc và Tổ quốc là tiếng gọi thiêng liêng của các thế hệ nhà văn, cán bộ công tác tại văn nghệ trong chặng đường dài hơn 60 năm qua .
Đã khơng ít các nhà văn, nhà báo hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều trang báo, trang văn từng thấm mồ hôi và máu của người nghệ sĩ sáng tạo và cũng đã có khơng ít trang báo, trang văn thấm máu của người tiếp nhận. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ vượt qua nhiều khó khăn thử thách, Báo Văn nghệ luôn giữ vững bản lĩnh, phong cách của nền
văn học cách mạng Việt Nam với sự xuất hiện hàng loạt tác phẩm mang sức sống mãnh liệt, khẳng định chủ nghĩa anh hùng và những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.
Ngày nay khi đất nước bước vào nền kinh tế thị trường Văn nghệ vẫn kiên trì với mục tiêu “Nhận đường” đã được xác lập từ số báo đầu tiên. Tất cả vì tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, liên tục nhận những bài học lớn từ truyền thống, không đánh mất mình trong những cơn lốc thương mại văn chương báo chí. Khơng để yếu tố thương mại hóa chi phối cũng là sự lựa chọn dứt khoát của Văn nghệ khi bước vào thời kỳ hội nhập. Đây cũng là mục tiêu của Văn nghệ để hoàn thiện và phấn đấu cho sự sang trọng của báo chí, của văn chương cách mạng.
60 năm, một chặng đường dài, là thời gian chín muồi cho sức lớn của một cơ quan ngôn luận văn học. Những thách thức với văn nghệ còn nhiều, đặc biệt là trước sự suy giảm và thu hẹp của văn hóa đọc nói chung, sự suy giảm của văn hóa đọc văn chương nói riêng. Nhưng thế hệ những người làm
Báo Văn nghệ hơm nay vẫn kiên trì với tiêu chí:“Vì tổ quốc, vì chủ nghĩa xã
hội” nhiều thế hệ nhà văn, nhà báo đi trước đã lựa chọn và xác lập để có những chặng đường phát triển đóng góp mới.