1.2.5 .Bài viết về truyện thơ
2.2. Phần văn học dân gian trên Báo Văn nghệ
2.2.2 Tiếp cận phần văn học dân gian trên Báo Văn nghệ từ góc độ khác
từ góc độ thể loại
2.2.2.1.Những bài viết về ca dao dân ca
Khảo sát phần VHDG trên Báo Văn nghệ trong mười năm gần đây có
sáu bài viết về ca dao như sau :
“Băn khoăn về một đề thi” - Nguyễn Thị Lan, số 11, 17/3/2001
“Mười quả trứng” - một bài dân ca đặc sắc của Bình Trị Thiên - Hồng Thùy Hương, số 50, 13/12/2003
“Lời bình những câu ca dao về tình yêu và thân phận”- Hoàng Thùy Hương, số 10, 6/3/2004
“Câu hát than thân” - Hoàng Thùy Hương, số 9, 26/2/2005 “Cô Tấm hiền hay ác”- Hoàng Thùy Hương, số 30, 24/9/2005
“Những nét đặc sắc trong ca dao hiện đại” - Đỗ Thị Tuyết Lan, số 48, 1/12/2007
Trong số 6 bài viết về ca dao dân ca có 5 bài viết đề cập đến nội dung . Hai chủ đề tình yêu và thân phận người phụ nữ và chủ đề than thân đã được các tác giả đi sâu phân tích. Ca dao có một sức thuyết phục về phương diện tình cảm, ca dao thiên về bày tỏ nỗi lòng, khơi gợi những cảm xúc ……Ca dao là bức tranh đời sống của con người, của nhân dân lao động trong nhiều thời đại. Ca dao là lịch sử tâm hồn đặc biệt là trong tình yêu. Bài viết “Lời bình về những câu ca dao về tình yêu và thân phận” là bài viết có nội dung ngắn gọn, tác giả bài viết chỉ cắt nghĩa về hình ảnh “nụ tầm xuân” để thấy được sự luyến tiếc, sự trớ trêu của cảnh ngộ chàng trai. Cũng trong bài viết “Câu hát than thân” tác giả Hoàng Thuỳ Hương vẫn tiếp tục triển khai nội dung bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” với chủ đề than thân, người con gái đã có chồng than thở về nỗi buồn thương, tiếc nuối và về thân phận bó buộc nghiệt ngã của mình . Lời của bài ca như than tiếc, như đi cùng những
tiếng thở dài. Giữa một thực tại ngang trái câu ca khơi gợi nỗi xót xa niềm khao khát hạnh phúc.
Cùng chủ đề than thân ở bài viết “Mười quả trứng” một bài dân ca đặc sắc của Bình Trị Thiên, tác giả Hồng Thuỳ Hương đã dựa vào việc trình bày cảnh ngộ của người nơng dân để nói lên nỗi khổ cực khốn cùng của họ. Qua bài viết chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về bài ca dao.
Bên cạnh những bài viết về nội dung là bài viết về thi pháp. Bài viết “Những nét đặc sắc trong ca dao hiện đại”, tác giả Đỗ Thị Tuyết Lan đã đi sâu tìm hiểu yếu tố thi pháp của ca dao hiện đại – khơng gian nghệ thuật một yếu tố có ý nghĩa quan trọng. Qua khảo sát 1404 lời ca dao hiện đại tác giả phát hiện ra rằng ngoài những đặc điểm tương đồng về không gian nghệ thuật trong ca dao truyền thống thì khơng gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại mang những đặc điểm lý thú và mới lạ. Trong bài viết tác giả chỉ tập trung vào khơng gian mang tính phiếm chỉ và cá biệt hố, khơng gian bình dị gần gũi quen thuộc và không gian mới lạ - những đặc trưng cơ bản của ca dao nói chung và ca dao hiện đại nói riêng. Nội dung bài viết khá sâu sắc mới mẻ. Người viết đã phân tích một cách cụ thể có sự đối chiếu so sánh bằng những con số cụ thể chính xác.
2.2.2.2.Những bài viết về tục ngữ
Sau những bài viết về ca dao dân ca là những bài viết về tục ngữ đó là bài:
“Một cách hiểu chữ “tầy” trong câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” – Dương Văn Khoa, số 9, 4/3/2006.
“ Xung quanh cách hiểu chữ “Tày”- Đỗ Tiến Bảng, số 13, 1/4/2006. Câu tục ngữ mà các tác giả bài báo dẫn ra là nằm trong bài học lớp 7 (THCS), hiểu thế nào là tục ngữ nội dung ý nghĩa hình thức (kết cấu, nhịp điệu cách lập luận). Bài viết của tác giả Đỗ Tiến Bảng nhằm đối thoại với tác giả Dương Văn Khoa cách hiểu về chữ “tày”.
Tác giả Dương Văn Khoa không đồng ý với cách giảng hiện nay và cho rằng: giảng như vậy là hạ thấp vai trò của người thầy. “Theo thiển ý của tôi,
muốn giải thích cho thoả đáng câu tục ngữ trên trước tiên ta phải tìm cho ra và thống nhất được nhịp ngắt đúng làm sáng lên ý tưởng tác giả định gửi gắm”. Dương Văn Khoa đã đưa ra những chứng cứ để chứng minh cho ý kiến
của mình đồng thời cịn dùng cả tiếng Tây để diễn ý cho cách hiểu của mình . Theo tác giả Đỗ Tiến Bảng căn cứ từ nội dung Sách giáo khoa ta thấy lời phê của Dương Văn Khoa là thiếu cơ sở. Tác giả Dương Văn Khoa đã không chép đúng chữ “tày” trong sách ( tất cả các chữ đều dẫn là “tầy”). Để hiểu chữ “tày” trong câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn, việc tối thiểu đầu tiên là tra cứu, tìm các câu tục ngữ ca dao thơ cổ có dùng chữ “tày”, rồi mới đi vào phân tích các thành phần ngữ nghĩa trong câu mà chữ “tày” sử dụng. Tựu chung lại chữ “tày” có nghĩa là ngang, bằng, xứng, có thể sánh với. Trong bài viết tác giả Đỗ Tiến Bảng đã lý giải cách hiểu của Đỗ Tiến Khoa để có một cách nhìn đúng đắn về câu tục ngữ trong sách giáo khoa THCS. Câu tục ngữ này đã được bàn luận đến rất nhiều trên các sách báo. Bài viết “Một câu tục ngữ một nửa lời khuyên”- Phạm Văn Tình đăng trên báo Lao Động Cuối tuần số 37 ngày 14/9/2008 trả lời sự băn khoăn vì sao tồn tại hai câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” và “không thầy đố mày làm nên” Đó là lời bộc bạch của bạn Vũ Ngọc Bích (Trường THCS Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định). “Không thầy đố mày làm nên” là một phát ngôn khẳng định rõ ràng dứt khốt về vai trị của người thầy dạy. Cịn câu “Học thầy khơng tày tày học bạn”) có nghĩa là học thầy không bằng học bạn. Bạn ở đây là bạn bè những người cùng trang lứa, cùng vào vai người đi học, cùng nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nữa. Xuất phát điểm như nhau nhưng trong cuộc đua tri thức lại có thể khơng giống nhau: Người tiếp thu nhanh, người tiếp thu chậm, người giỏi môn này, người trội môn kia.
“Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly”. Bởi theo lẽ thường, học trò đi học thua kém thầy là chuyện đương nhiên, nhưng kém một bạn nào đó dễ làm cho ta cảm thấy tự ái, ngượng ngùng xấu hổ.
“Cũng cơm cũng gạo cũng thầy Mà sao em kém thế này em ơi”
Muốn không “thua chị kém em” chúng ta phải học hỏi với tinh thần cầu thị. Bác Hồ từng căn dặn: “Học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”.Vậy thì học ở trường chính là học từ thầy cơ, cịn học lẫn nhau chính là học từ bạn bè. Đó cũng chính là một cách học tối ưu. “Một tai nghe thầy, một tai nghe bạn. Về nhà mẹ giảng, thế là thành….mười tai”. Hai câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” và “học thầy không tày học bạn” không hề mâu thuẫn nhau mà có giá trị bổ sung cho nhau để đưa ta đến chân trời tri thức một cách có hiệu quả nhất. Như vây cách lý giải của Phạm Văn Tình cũng như sự trao đổi của tác giả Đỗ Tiến Bảng đã góp phần giải đáp những băn khoăn về cách hiểu đối với câu tục ngữ này.
2.3.So sánh phần văn học dân gian trên Báo Giáo dục và thời đại và phần văn học dân gian trên Báo Văn nghệ và Tạp chí Văn học và tuổi trẻ
Khảo sát phần VHDG được đề cập trên ba tờ báo: Báo Giáo dục và thời đại, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ và Báo Văn nghệ trong thời gian 10 năm
gần đây,chúng tơi nhận thấy, hầu hết các tờ báo đều có số lượng bài viết khá phong phú trên mọi thể loại khác nhau gồm thể loại: ca dao, truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố, truyện thơ……Trong đó số lượng các bài viết về ca dao dân ca chiếm nhiều hơn cả, tiếp đó là các thể loại khác. Ca dao được đề cập với số lượng bài viết nhiều vì ca dao là những câu hát có vần điệu mang màu sắc trữ tình, về hình thức ca dao ngắn gọn dễ thuộc, dễ nhớ. Nội dung phản ánh trong ca dao rất đa dạng ca dao phản ánh mọi cung bậc tình cảm của con người. Có
thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của nhân dân Việt Nam dồi dào thắm thiết, sâu sắc đến mức độ nào khơng nghiên cứu ca dao thì khơng thể hiểu được. Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ là khn thước cho lối thơ trữ tình. Trong ca dao tình yêu là mảng đề tài được nói đến nhiều hơn cả: tình yêu trai gái, u gia đình, u làng xóm, u ruộng đồng, u thiên nhiên….Chính vì nội dung phản ánh rất phong phú đa dạng nên số lượng những bài viết về ca dao chiếm số lượng lớn trên các trang báo. Trái ngược với các bài viết về ca dao, số lượng các bài viết khác như truyện cổ tích, sử thi, truyện thơ chiếm số lượng khiêm tốn trên cả ba đầu báo, mỗi thể loại chỉ có một đến hai bài viết. Mảng VHDG các dân tộc thiểu số xuất hiện quá mờ nhạt, ít nhất trong các thể loại kể trên. Đây là vấn đề chung chúng tôi nhận thấy khi khảo sát phần văn học dân gian trên cả ba tờ báo. Một số bài viết có sự trao đổi giữa các trang báo như bài viết:“Băn khoăn về một đề thi”của nhà giáo Nguyễn Thị Lan đăng trên cả hai tờ báo: Báo Giáo dục và thời đại, Báo Văn nghệ. Đồng thời
một số nội dung phản ánh trên các báo giống nhau như chủ đề về thân phận người phụ nữ, chủ đề tình yêu … Sau mảng ca dao, chúng tơi thấy có rất nhiều bài báo viết về phần VHDG trong nhà trường phổ thông, những bài viết trao đổi về cách hiểu câu tục ngữ, ca dao. Một số bài trao đổi với người hướng dẫn trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Trên cả ba tờ báo đều có số lượng các bài viết rất phong phú đa dạng bài sau trao đổi với người trước.
Bên cạnh những nét chung đó ta cũng thấy sự khác biệt giữa các tờ báo. Một điều dễ nhận thấy cả ba tờ báo đều đề cập tới mảng VHDG nhưng mỗi tờ báo số lượng khác nhau. Trên tờ Báo Giáo dục và thời đại số bài báo viết về
mảng ca dao là 31 bài, chiếm số lượng lớn nhất .Trên Tạp chí Văn học và tuổi
trẻ số lượng bài báo viết về mảng ca dao là 10 bài, và chiếm số lượng khiêm
tốn nhất là Báo Văn nghệ đề cập khoảng 6 bài. Cùng với sự phong phú về số lượng bài viết chúng ta thấy tờ Báo Giáo dục và thời đại phản ánh nhiều nội
thường có sự đối thoại trao đổi bài sau trao đổi với bài trước để góp thêm một tiếng nói cùng cắt nghĩa lý giải tìm ra một cách hiểu hợp lý.
Hầu hết các bài viết trên cả ba tờ báo đều là bài viết ngắn. Qua khảo sát các bài viết về phần ca dao chúng tơi thấy trên Tạp chí Văn học và tuổi trẻ nội dung viết sâu rộng hơn so với Báo Giáo dục và thời đại, Báo Văn nghệ. Bên
cạnh những bài viết về ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyện thơ……báo cịn có bài viết về sử thi, đây là một thể loại ít được đề cập tới trên các báo. Tác giả bài viết thường là các thầy cơ giáo có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm hoặc hoặc từng công tác trong ngành giáo dục. Nội dung bài viết phong phú thường đề cập tới những vấn đề cập nhật được giảng dạy trong trường phổ thơng, chính vì vậy đã lơi cuốn được hầu hết các bạn đọc trẻ tuổi - những người ln gắn bó đồng hành với tờ báo qua từng chặng đường.
Chương 3
Nhận xét, đánh giá và nêu kiến nghị đối với phần văn học dân gian trên Báo Giáo dục và thời đại