Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ năm 1991 đến năm 2012 (Trang 34 - 45)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo

1.2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Sau khi thông qua các Nghị quyết về phát triển giáo dục, Đảng bộ tỉnh đã phổ biến cho Sở GD - ĐT. Sở đã giao cho các phòng giáo dục huyện có nhiệm vụ mở các lớp để học tập Nghị quyết của Tỉnh ủy. Mục đích là làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, cán bộ Đảng viên và nhân dân trong tỉnh, trước hết là nội bộ Đảng và trong ngành giáo dục nhận thức đúng, nhất trí cao với quan điểm lớn của Đảng đề ra trong Nghị quyết của Đảng.

Nhờ tinh thần khắc phục khó khăn của cán bộ công nhân viên toàn ngành giáo dục, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, giáo dục đào tạo Hà Tĩnh, trong đó có giáo dục phổ thông và đào tạo nghề đã đạt được nhiều thành tích

Đối với giáo dục phổ thông

- Thứ nhất, chất lượng giáo dục được tăng cường

Nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên về cơ cấu, nội dung chương trình sách giáo khoa để từ đó mạnh dạn đi vào phương pháp mới, Sở đã mời các giáo sư trường Đại học sư phạm Hà Nội, các giáo sư biên soạn sách cải cách giáo dục về phổ biến trao đổi với giáo viên toàn tỉnh.

Hai đợt tập huấn cuối năm 1992 và đầu năm 1993 đã thu hút hàng trăm giáo viên của hầu hết các bộ môn, giúp họ tiếp cận được những vấn đề cốt lõi của cải cách giáo viên.

Tiếp theo đó, để phong trào có bề rộng, hàng năm Sở đã tổ chức các lớp chuyên đề bộ môn cho giáo viên các cấp: chuyên đề Văn, Toán tiểu học (4- 1992), chuyên đề Văn, Sử, Địa Trung học cơ sở (tháng 7-1993), chuyên đề

giảng dạy các lớp chuyên chọn (tháng 10-1993), chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Văn, Toán lớp 5, 6 (tháng 11-1993).

Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Tĩnh cũng đã tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp từ mẫu giáo đến trung học theo tinh thần “đổi mới”, cố gắng tối đa phát huy vai trò chủ thể tiếp thu của học sinh trong giờ học. Định hướng đổi mới giảng dạy theo phương châm cải cách giáo dục còn thể hiện qua các cuộc thao giảng, các giờ thực hành, thực nghiệm, các buổi ngoại khóa ở các trường cơ sở. Nhiều trường đã trao các giải thưởng cho các giờ dạy đổi mới thành công. Hàng năm có hàng chục giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi bậc tiểu học.

Bên cạnh đó, Sở còn tổ chức cho đội ngũ giáo viên thi đua giảng dạy giành danh hiệu “ Viên phấn vàng”. Cứ hai năm 1 lần, Công đoàn và Sở tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh các ngành học giành danh hiệu “Viên phấn vàng”.

Bảng 1.1 Số lượng giáo viên phổ thông giành Danh hiệu “Viên phấn vàng”

Năm 1993 1995 1997 1999 Giáo viên tiểu học - 15 25 27 Giáo viên THCS - 25 34 32 Giáo viên THPT - 02 04 02

Nguồn: [41, tr 419]

Hà Tĩnh là địa phương giành được giải cao và nhiều giải trong các kỳ thi học. Tổng kết thành tích học sinh giỏi 1990-2000. Bộ Giáo dục - Đào tạo xếp Hà Tĩnh thuộc 10 tỉnh dẫn đầu.

Hà Tĩnh cũng đạt nhiều giải quốc tế và khu vực: năm 1998 giành giải nhất toán khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

- Thi học sinh giỏi lớp 9, lớp 12 tổ chức vào tháng 12 hàng năm. - Thi học sinh giỏi lớp 10, lớp 11 tổ chức vào tháng 2 hàng năm

- Thi học sinh giỏi lớp 6, 7, 8 do Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, thị tổ chức.

- Thi học sinh giỏi lớp 9, 10, 11 và 12 do Sở Giáo dục Hà Tĩnh tổ chức.

Bảng 1.2 Số học sinh giỏi toàn quốc của trường THPT Chuyên Hà Tĩnh

Năm Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải khuyến khích Cộng Ghi chú 1991-2000 03 26 118 127 274 Hà Tĩnh được xếp thứ 10 về học sinh giỏi toàn quốc. Nguồn: [41, tr 432]

Xây dựng trường chuẩn quốc gia

Trong những năm 1991-2000, việc chỉ đạo điển hình ở Hà Tĩnh không sôi nổi bằng những năm 1960-1970 nhưng cũng xây dựng được một số đơn vị tiêu biểu như trường Phổ thông trung học Lý Tự Trọng, trường Trung học cơ sở Thạch Tân. Đến đầu năm 1998, theo hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Hà Tĩnh sôi nổi xây dựng các trường chuẩn quốc gia trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Năm học 1997-1998, Hà Tĩnh mới có 3 trường tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Năm học 1998-1999, đã có 8 trường tiểu học đạt chuẩn. Nhờ sự tuyên truyền sâu rộng trong và ngoài ngành về chủ trương xây dựng các trường chuẩn quốc gia, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm phát huy tác dụng của trường tiểu học đạt chuẩn trong phong trào thi đua “Hai tốt” của địa phương, con số trường đạt chuẩn quốc gia nhanh chóng tăng nhanh trong thời gian sau đó. Sở Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo tất cả các huyện đối chiếu với 5 tiêu chuẩn được ban hành theo Quyết định số 2366/GD-ĐT ngày 26-4-1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phấn đấu có nhiều trường tiểu học đạt chuẩn trong năm 2000. Sau khi tiến hành kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, Hà Tĩnh đã có 41 trường tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Ban chỉ đạo tỉnh cũng như các địa phương đã biết phối hợp tranh thủ sự hợp tác của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, huy động các lực lượng xã hội tiến hành củng cố, duy trì, phát huy những thành quả đạt được về chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học. Qua các số liệu kiểm tra của Sở tháng 4-2000 cho thấy:

- Việc huy động số trẻ vào lớp 1 đúng độ tuổi khá cao (97,2%), cùng với tỷ lệ trẻ 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học tăng nhanh (48,66% năm 1992 lên 74,42% năm 2000) khẳng định phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đã có sự tiến bộ đáng kể. Hy vọng trong một vài năm tới có thể hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.

- Số học sinh tiểu học lưu ban, bỏ học (đều dưới 1%) là một tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ trẻ từ 6-14 tuổi đi học gần 99%, thể hiện tính phổ cập giáo dục tiểu học rất vững chắc.

Số người mù chữ trong độ tuổi 15-35 giảm nhanh (từ 6.358 người mù chữ năm 1992 xuống còn 1.131 người mù chữ năm 2000), tỷ lệ người lớn biết chữ cao (99,64%), khẳng định kết quả công tác chống mù chữ.

Tính đến năm học 1999-2000, Hà Tĩnh căn bản đã phổ cập xong giáo dục tiểu học. Trong năm học này, Hà Tĩnh có 125 xã, phường đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học ở độ tuổi 11, 256 xã, phường hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học ở độ tuổi 12, số còn lại phổ cập ở độ tuổi 13. Duy trì sỹ số học sinh tốt, số trẻ bỏ học trong năm là 383 em, chiếm tỷ lệ 0,2%. Hiệu quả đào tạo 84,5%.

- Thứ hai, quy mô mạng lưới trường lớp được kiện toàn và mở rộng

Vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất giáo dục sau buổi đầu tách tỉnh, đến năm 1992,cơ sở vật chất các nhà trường phổ thông đã có sự thay đổi nhiều. Từ những năm 1992, 1993 nhiều xã đã có trường cao tầng, chấm dứt tình trạng học 3 ca.

Hà Tĩnh có 312 trường thực hiện chương trình 165 tuần với tổng số 5.681 lớp, trong đó có 191 lớp 1, riêng môn tiếng Việt lớp 1 thực hiện chương

trình cải cách giáo dục, 135 lớp ghép. Ngoài ra, có 46 lớp thực hiện chương trình 100 tuần. Tất cả các trường tiểu học ở Hà Tĩnh đều đã thực hiện dạy đủ 9 môn học bắt buộc. Một số trường có điều kiện đã tổ chức cho các cháu học ngoại ngữ (tiếng Anh). Thực hiện chủ trương chuyển dần các trường tiểu học sang học 2 buổi/ngày, Hà Tĩnh có 117 trường tiểu học có lớp học trên 5 buổi/tuần, trong đó 67 lớp học 10 buổi/tuần, 39 lớp học bán trú. Ở tất cả các trường này đều có giáo viên dạy các môn năng khiếu như hát nhạc – mỹ thuật. Các lớp học 2 buổi/ngày được tổ chức giảng dạy có chất lượng và có sự đồng tình, ủng hộ của cha mẹ học sinh. Các phòng Giáo dục – Đào tạo có quy định cụ thể về thời khóa biểu cho các lớp 2 buổi/ngày để tránh tình trạng dạy tùy tiện hoặc quá tải đối với học sinh.

Đến cuối năm 1997, đã có 5 trường trung học phổ thông dân lập. Từ năm 1998-2000 mở thêm trường dân lập ở các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn, nhiều học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đã vào học các lớp trung học bổ túc văn hóa ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Ở Hà Tĩnh, đến năm 2000, các huyện, thị đều có trường trung học phổ thông. Lúc này, Hà Tĩnh có 26 trường công lập, 5 trường dân lập, các xã, phường đều có trường trung học cơ sở và tiểu học. Một số huyện miền núi có trường nội trú cho học sinh các dân tộc ít người như Hương Khê.

Bậc trung học phổ thông cho đến năm 2000 đã có đủ các hệ công lập, bán công, dân lập và bổ túc văn hóa. Trong trường công lập, học sinh bán công chiếm tỷ lệ cao. Các loại hình này đã thu hút khoảng 80% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông, đã huy động sự đóng góp của nhân dân, của xã hội vào sự phát triển giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Tính đến năm 2000, Hà Tĩnh đã có 5 trường dân lập, trong đó trường Hoàng Xuân Hãn được thành lập trước, đã có phòng học khang trang, đội ngũ giáo viên có chất lượng chuyên môn tốt, bước đầu đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Qua đó đã tạo tính đa dạng cho trung học phổ thông, tạo điều kiện thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông với tỷ lệ cao. Thị xã Hà Tĩnh, gần 100% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đã vào học trung học phổ thông ở các trường công lập, dân lập, bán công, bổ túc văn hóa. Tính đến tháng 12-2000, có 2 trường tiểu học bán công, trong các trường trung học có 24 trường có hệ bán công với 175 lớp/9.800 học sinh và 6 trường dân lập với 40 lớp và 2.081 học sinh.

Những năm học trước năm 2000, hệ thống giáo dục phổ thông của Hà Tĩnh đã trang bị đồng loạt thư viện và thiết bị cho các trường. Thiết bị dạy học được chuyển về các trường trung học, trung học cơ sở nhằm phục vụ chương trình, sách giáo khoa mới ngay trước ngày khai giảng. Hà Tĩnh là một trong ít tỉnh triển khai thiết bị nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho các trường học.

Trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ: Trước hết về áp dụng công nghệ mới vào hoạt động chuyên môn: Ngoài “Công nghệ dạy học ở tiểu học” được triển khai theo sự chỉ đạo chung trong toàn quốc, ngành luôn luôn chú ý tiếp cận, tìm hiểu và triển khai ứng dụng các công nghệ mới khác. Trong đó, thành công nhất là công nghệ thông tin: Từ năm 1993, 1994 tin học đối với ngành giáo dục và đào tạo còn là những điều xa lạ. Từ năm 1995 tin học mới bắt đầu được đưa vào học tập và ứng dụng vào lĩnh vực chuyên môn, nhưng đã phát huy hiệu quả và phát triển nhanh chóng. Hiện nay, tất cả các trường trung học phổ thông, cao đẳng sư phạm, các cơ quan quản lý giáo dục… đều có giàn máy vi tính để giảng dạy và học tập. Đặc biệt, cơ quan Sở Giáo dục – Đào tạo đã sử dụng kỹ thuật truyền số liệu, xử lý số liệu trong công tác tuyển sinh (từ năm 1996), nối mạng Internet từ năm 1998, nối mạng nội bộ năm 2000. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chuyên môn mà toàn ngành được nâng lên đáng kể, nhất là trong công tác quản lý học tập và thi cử.

Bên cạnh hệ thống cơ sở vật chất, việc đổi mới công tác quản lý GDPT ở Hà Tĩnh trong giai đoạn 1991 - 2000 cũng được thực hiện ngay trong cơ

cấu, tổ chức và thực hiện của ngành. Phương châm đặt ra là: gọn nhẹ, chất lượng và hiệu quả, tránh sự chồng chéo, rườm rà, thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình, ngành GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh đã có đội ngũ cán bộ giáo viên khá vững vàng đáp ứng tốt yêu cầu sự nghiệp đổi mới đang đặt ra.

Đối với đào tạo nghề

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, học sinh trong các cơ sở đào tạo nghề

Nhằm mục đích bồi dưỡng đào tạo nghề nghiệp, giải quyết khó khăn việc làm cho con em nhân dân, công tác dạy nghề thời kỳ 1991 – 1995 được xúc tiến mạnh mẽ. Sau khi tách tỉnh, cùng với việc sắp xếp lại hệ thống các trường, lớp chuyên nghiệp, ở Hà Tĩnh đã hình thành các trung tâm dạy nghề mới. Từ 1 trung tâm năm 1991 đã lên 10 trung tâm năm 1994 và thành hệ thống mạng lưới trường lớp, trung tâm đa dạng năm 1995. Toàn tỉnh có 2 trường dạy nghề là Trường Công nhân kỹ thuật xe máy và Trường công nhân kỹ thuật cơ giới nông nghiệp, 10 trung tâm dạy nghề huyện, thị, 4 trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm (thuộc sở Lao động Thương binh – xã hội, Tỉnh đoàn, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh). Đã mở 62 lớp đào tạo nghề bên cạnh xí nghiệp sản xuất thuộc các sở, ngành quản lý, hình thành mạng lưới các lớp dạy nghề tư nhân tại 122 cơ sở trên 10 huyện, thị xã. Các nghề đào tạo tại các trung tâm có lái xe, cơ khí, điện dân dụng, cắt may, mộc dân dụng, mộc cao cấp, chăn nuôi thú y, bảo vệ thực vật, làm vườn, sửa chữa xe máy, kế toán, đánh máy chữ, y tá, hộ lý, họa, kẻ vẽ biển, điện tử, kỹ thuật nông nghiệp, lâm sinh, nghiệp vụ quản lý, tin học, ngoại ngữ… Trong 3 năm 1993 – 1995, các trung tâm đã đào tạo được 8.170 người, trong đó có những trung tâm đào tạo được hàng ngàn người, chất lượng tốt được xã hội chấp nhận, có hiệu quả cho cơ sở, địa phương. Nổi bật là Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Hương Sơn, Kỳ Anh, Hồng Lĩnh, Thị xã Hà Tĩnh và các trung tâm dạy nghề, xúc tiến việc làm của Sở Lao động Thương binh và xã hội, Tỉnh hội Phụ nữ, Tỉnh đoàn Thanh niên, Liên đoàn lao động tỉnh. Hai trường dạy nghề của Nhà nước đã đào tạo lái xe con, xe tải, lái máy công trình, sửa chữa ô tô,

điện dân dụng, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, địa chính, quản lý ruộng đất, dâu tằm tơ… với số lượng 830 người, được xã hội chấp nhận. Các cơ sở xí nghiệp sản xuất thuộc các ngành quản lý như xây dựng, công nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, khoa học công nghệ - môi trường, thương mại du lịch, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật… mỗi năm đào tạo được trên 1.500 lao động kỹ thuật có tay nghề phục vụ cho các ngành của mình.

Việc dạy và học nghề ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng có một bước tiến đáng kể. Số lượng học sinh đăng ký học nghề hàng năm tăng 10-20%. Năm 1995 có 17.000 học sinh, năm 1998 có gần 30.000 học sinh và năm 1999 có hơn 35.000 học sinh.

Bảng 1.3 Bảng số liệu học sinh học nghề phổ thông

TT Đơn vị 1995 1998 2000 1 Kỳ Anh 1.512 2.650 3.403

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ năm 1991 đến năm 2012 (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)