Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.2. Một số kinh nghiệm quan trọng
3.2.2 Các kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện
Một là, phải tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học. GD&ĐT phải hướng đến mục tiêu tổng quát là " học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người"; phát triển hài hòa Đức - Trí - Thể - Mỹ; giáo dục, đào tạo các thế hệ trẻ khát vọng học để lập thân, lập nghiệp gắn liền với trách nhiệm là chủ nhân tương lai có vai trò xây dựng quê hương, đất nước ngày thêm giàu mạnh; phát huy năng lực sáng tạo và độc lập suy nghĩ, rèn luyện kỹ năng sống, khả năng thực hành để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cho người học. Phát triển trường THPT Chuyên tỉnh thành một trường có quy mô lớn, toàn diện về cơ sở vật chất và đội ngũ, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân trên một vùng đất giàu tiềm năng về nhân tài như Hà Tĩnh. Củng cố vững chắc và phát huy thành quả của xoá mù chữ và PCGD tiểu học đúng độ tuổi, PCGD THCS; thực hiện PCGD Trung học ở những địa bàn có điều kiện.
Hai là, phải đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về GD - ĐT. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các đề án, kế hoạch phát triển GD - ĐT theo hướng điều tiết cơ cấu và quy mô giáo dục, đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và nhân lực của tỉnh trong từng giai đoạn. Triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm định chất lượng, thực
hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục. Tiếp tục thực hiện việc phân cấp quản lý mạnh đối với các huyện, thị xã, tỉnh và các cơ sở giáo dục, nhất là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các cấp về nội dung đào tạo, tài chính, nhân sự. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục, từ tỉnh đến các địa phương, các cơ sở giáo dục, nhằm tạo ra một cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả và thuận lợi cho người dân. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” quản lý giáo dục ở các cấp. Tích cực tham mưu việc đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm đảm bảo mọi người đều được học hành; huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực.
Ba là, phải tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống mạng lưới trường lớp, củng cố cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề. Trong những năm tiếp theo, Đảng bộ Hà Tĩnh phải tiếp tục chỉ đạo các Sở, ban ngành phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, bảo đảm tính phân luồng rõ rệt, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người học. Kiện toàn và đáp ứng điều kiện dạy, học đảm bảo chất lượng các trường THPT vừa chuyển đổi loại hình, các Trung tâm vừa được sáp nhập; quy hoạch các trường THCS theo hướng trường liên phường, xã. Mở rộng mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng ở các trung tâm GDTX, KTTH-HNDN trên địa bàn, kết hợp các giải pháp phân luồng, hướng nghiệp, hướng học, để thu hút khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp THCS và 30% số học sinh tốt nghiệp THPT vào học bổ túc văn hóa - đào tạo nghề hoặc một ngành nghề nào đó và có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn khi có điều kiện.
Bốn là, phải tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Phấn đấu đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp GD - ĐT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Giáo dục và các ngành liên quan rà soát, kiểm tra vấn đề quy hoạch đội ngũ đánh giá đúng thực trạng, xây dựng kế hoạch đào tạo một cách khoa học và mang tính chiến lược. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội cần làm hết trách nhiệm của mình nhằm tạo điều kiện, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần để các thế hệ nhà giáo có điều kiện thực hiện sứ mạng “trồng người” cho quê hương, đất nước.
Tiểu kết
Trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2012, bằng những chủ trương, biện pháp đúng đắn, phù hợp và sáng tạo, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã lãnh đạo xây dựng, đổi mới, phát triển đa dạng hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương. Khởi đầu là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIII (1992) được coi là một bước đột phá về giáo dục ngay sau khi tỉnh mới được tái lập. Tiếp đó, các kỳ họp của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) đã quán triệt những nội dung NQTW 4 (khóa VII) của Đảng đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển GD - ĐT Hà Tĩnh trong giai đoạn mới: Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng đã nghiên cứu quán triệt NQTW 2 (khóa VIII) và quyết định đề ra kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT Hà Tĩnh đến năm 2000. Quán triệt Nghị quyết của Đảng và Đảng bộ ngành GD - ĐT Hà Tĩnh đã không ngừng được đổi mới và phát triển. Riêng về GDPT, quy mô giáo dục được mở rộng, chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập được thêm mới, công tác quản lý giáo dục, thanh tra, kiểm tra được thực hiện một cách nghiêm túc làm cho bộ mặt của ngành ngày càng khởi sắc. Hệ thống các trường đào tạo nghề cũng đã
được mở rộng đa dạng, góp phần quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.
Song bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế còn tồn tại, những khó khăn cần được khắc phục. Từ thực tiễn của công tác lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề với những thành công và hạn chế từ năm 1991 đến năm 2012, đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục đổi mới và tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực quan trọng này. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển toàn diện về giáo dục phổ thông và đào tạo nghề ở Hà Tĩnh.
KẾT LUẬN
1. Giáo dục phổ thông và đào tạo nghề hệ thống con của giáo dục quốc dân, mang tính phổ cập trong giáo dục quốc dân, có mục tiêu giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc lãnh đạo phát triển hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề, coi đó như là yếu tố cơ bản để thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
2. Nằm trên dải đất miền Trung, thiên nhiên không mấy ưu đãi, Hà Tĩnh được biết đến là một vùng "Địa linh nhân kiệt". Trong khó khăn gian khổ, con người đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú, để lại cho đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và cũng rất đỗi anh hùng. Theo dòng chảy thời gian, Hà Tĩnh luôn hiện diện được chính mình trong tiến trình phát triển của lịch sử, văn hoá, giáo dục nước nhà.
Trong các thời kỳ phát triển của lịch sử, nhân dân Hà Tĩnh đã có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới, mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế đang ở mức thấp, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh đã đoàn kết, nhất trí, đồng sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vươn lên giành được nhiều kết quả đáng tự hào trên các lĩnh vực: kinh tế tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng ngày càng cao, cơ sở vật chất, kết cấu
hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Quốc phòng - An ninh bảo đảm, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.
Để nhìn nhận, đánh giá những kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của Hà Tĩnh thời gian qua, chuẩn bị một tâm thế mới, vững tin tiến bước trong chặng đường tiếp theo, tham luận này sẽ khái quát những thành tựu nổi bật, những hạn chế, tồn tại, từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển sự nghiệp GD - ĐT trong thời gian tới.
Thực hiện chủ trương đổi mới GD - ĐT của Đảng; là một tỉnh vừa được tái lập (1991), điều kiện kinh tế - xã hội còn đứng trước rất nhiều khó khăn, nhưng đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng bắt kịp công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục của đất nước, nhất là giáo dục ở bậc phổ thông. Khởi đầu là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIII (1992) được coi là một bước đột phá về giáo dục ngay sau khi tỉnh mới được tái lập. Tiếp đó, các kỳ họp của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) đã quán triệt những nội dung NQTW 4 (khóa VII) của Đảng đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển GD - ĐT Hà Tĩnh trong giai đoạn mới: Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng đã nghiên cứu quán triệt NQTW 2 (khóa VIII) và quyết định đề ra kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT Hà Tĩnh đến năm 2000. Quán triệt Nghị quyết của Đảng và Đảng bộ ngành GD - ĐT Hà Tĩnh đã không ngừng được đổi mới và phát triển. Riêng về GDPT, quy mô giáo dục được mở rộng, chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập được thêm mới, công tác quản lý giáo dục, thanh tra, kiểm tra được thực hiện một cách nghiêm túc làm cho bộ mặt của ngành ngày càng khởi sắc. Hệ thống các trường đào tạo nghề cũng đã được mở rộng đa
dạng, góp phần quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.
3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cùng đội ngũ giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý giáo dục, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề của Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2012 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: mạng lưới và quy mô được mở rộng; các loại hình đào tạo được đa dạng hóa; đội ngũ giáo viên tăng về số lượng, đảm bảo về chất lượng; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được tăng cường, chất lượng giáo dục trong hệ thống các trường phổ thông và đào tạo nghề có chuyển biến tích cực; công tác xã hội hóa giáo dục đã được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả rõ rệt.
4. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề ở Hà Tĩnh cũng còn có những hạn chế nhất định. Đó là: chất lượng GDPT và đào tạo nghề ở Hà Tĩnh còn thấp xa so với yêu cầu đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Chất lượng giáo dục chưa thật đồng đều giữa các trường; chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với điều kiện đảm bảo việc nâng cao chất lượng GDPT đào tạo nghề; công tác cán bộ còn thiếu quy hoạch tổng thể trong đào tạo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; công tác quản lý giáo dục và đào tạo nghề có nơi hiệu quả còn thấp, nhất là công tác tham mưu, đề xuất còn hạn chế.
5. Với sự nỗ lực cố gắng của mình, Đảng bộ, ngành GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh đã để lại cho Đảng bộ và ngành những kinh nghiệm bổ ích và quý báu như: đường lối phát triển giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề nói riêng của Đảng bộ Hà Tĩnh phải luôn phù hợp và gắn bó chặt chẽ với mục đích, đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước và phải sớm được xác định trong từng giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng; vừa gắn bó với thực tiễn Việt Nam vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh phải biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ mọi mặt của Trung ương đối với địa phương; phải làm tốt công tác dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm
2020; phải tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học; phải đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về GD – ĐT; phải tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống mạng lưới trường lớp, củng cố cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề; phải tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.
6. Qua việc đánh giá những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ thông và đào tạo nghề của Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2012, có thể thấy những vấn đề cần phải đặt ra, đó là: cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là phát triển Đảng viên trong đội ngũ giáo viên để Đảng thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong các trường học; cần tăng cường giáo dục truyền thống hiếu học của tỉnh cho thế hệ trẻ; cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục; cần chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra…
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Hà Tĩnh, ngành giáo dục đào tạo của tỉnh mà cụ thể là giáo dục phổ thông và đào tạo nghề đã có những tiến bộ trên nhiều phương diện, phù hợp với xu hướng đi lên của giáo dục cả nước. Đây là những tiền đề đầy hứa hẹn giúp cho GDPT nói riêng, GD - ĐT Hà Tĩnh nói chung có những bước phát triển mới, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Khoa giáo Trung ương (1995), Nền giáo dục việt nam - 50 năm trên chặng đường xây dựng và phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Ban Khoa giáo Trung ương (2001), Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục đào tạo 1996-2001, trình Bộ Chính trị, Ban bí thư, Hà Nội.
3. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi